Hôm nay,  

Giữ Kỹ Xài Lâu

08/09/200200:00:00(Xem: 3895)
Tin CNN đánh đi từ Hồng Kông, ngày 12 tháng 8, năm 2002, một đám mây màu nâu đang lơ lửng che mờ Đông Nam Á, có thể giết hại hàng triệu người, và đe doạ môi sinh cả thế giới.
Theo cuộc khảo sát lớn nhứt chưa từng có trước đây của trên 200 nhà khoa học, đám mây này dày độ 3 miles ( 2 cây số), khúc xạ và khuyếch tán,ï làm giảm 10 đến 15% ánh sáng mặt trời khiến bầu không khí nóng lên và mặt đất lạnh lại. Nó đang lơ lửng bao phủ tiểu lục đia Ấn độ, gây rối loạn khí hậu, lụt lội cho Bangladesh, Nepal, hạn hán cho Pakistan và miền Bắc Ấn độ. Hàng triệu người có thể chết vì bịnh đường hô hấp. Mây này sẽ từ từ bay đi xa, nhưng khí độc phát sinh từ những buị than của mây còn mang tai họa xa hơn nữa. Đa số những đám mây loại này gây ra bởi nạn con người đốt rừng hay rừng bị cháy hoặc do khói thải từ những chất đốt gốc than lấy từ mỏ, như xăng dầu, than đá.
Đám mây tai hại kia chỉ là một hình thái của ba tại hoạ đang đe sự sống trêân Điạ Cầu: nạn dân số gia tăng, tài nguyên bị phí phạm, nước, không khí bị ô nhiểm. Mỉa mai thay, Loài Người, nhân linh ư vạn vật, lại là chũng loài gây ra tai hoạ nhiều và lớn nhứt cho Trái Đất, ngôi nhà chung của vạn vật nhưng do Loài Người làm chủ. Và suốt hàng triệu năm từ khi Loài Homo sapiens xuất hiện trên hành tinh này, hai thế kỷ gầøn đây là thời gian Con Người thay đôi bộ mặt Trái Đất và tàn phá môi sinh nhiều nhứt.
Nhiều người có tinh thần trách nhiệm đã đặt vấn đề. Việc bảo vệ môi sinh đã thành phong trào. Các dân tộc, các nước trên thế giới đã ít nhiều ý thức và đang có nỗ lực sửa sai. Liên Hiệp quốc xem việc bảo vệ môi sinh là một công tác lớn. Nhiều hội nghị quốc tế đã tổ chức tìm hứớng giải quyết. Nhưng kết quả chưa thấy được vì lý do chánh trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của nhiều nước. Các nước giàu do việc kỹ nghệ hoá đã khai thác cạn kiệt tài nguyên và thải ra một lượng khí độc tạo nên hiện tượng nhà kiếng và làm tầng ozone bị mỏng khiến nhiệt độ Điạ Cầu tăng lên dần. Các nước nghèo do dân số tăng phải đốt phá rừng để canh tác, bị các nước giàu than phiền, đã làm hư cái phổi của Trái Đất, nhưng nếu không làm thì dân lấy gì mà nuôi lổ miệng vì kinh tế chậm tiến chánh yếu dưa vào nông nghiệp và chăn nuôi. Nhiều cuộc họp quốc tế, thảo luận nát nhừ cả tồi, rồi mà tiếng nói của các quốc gia kỹ nghệ hoá và chậm tiến chưa đồng điệu.
Dù vậy một giải pháp bảo vệ môi sinh được nhiều người cho là có thể châp nhận được đang thành hình. Thánh Mahatma Gangdhi co ùlần nói, xã hội cần cung ứng "cho nhu cầu của con người, chớ không phải cho lòng tham của con người." Dưới cái nhìn bảo vệ môi sinh, lời khuyên đó có nghĩa, Trái Đất chỉ có thể cung ứng cho thế hệ tương lai được là khi nào thế hệ hiện tại tự chế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, như dầu mỏ, gỗ, nước -- vốn có hạn, chớ không phải là vô tận. Ngoài ra cũng không kém phần thiết yếu trong việc tránh gây ô nhiểm không khí, nước, đất đai. Khí hậu không thể điều hoà được nếu rừng cứ bị đốt phá bừa bãi. Và tương lai con người sẽ phiêu lưu nếu không hạn chế sinh đẻ theo nhịp độ cứ tăng 78 triệu một năm.
Tài nguyên Trái Đất ngày càng khiếm hụt.

Con người ngày hôm nay đang vay mượn, đang giành sống với thế hệ tương lai. Những nước giàu mạnh đang cầm thế tương lai của các nước nghèo. Thí dụ điển hình về Mỹ. Người ta hết sức ngạc nhiên khi biêt trung bình mỗi ngày mỗi người Mỹ liệng bỏ 5 pounds rác, gồm giấy, kim loại, plastic, thủy tinh, đồ ăn thừa v.v.. Nói gọn, một người Mỹ một đời liệng bỏ 50 tấn rác và cả nước Mỹ mỗi ngày vứt bỏ một tỷ pounds. Nước Mỹ nổi tiếng là nước nhiều rác. Số đồ ăn thừa một người Mỹ đổ bỏ mỗi ngày dư sức nuôi bốn trẻ em tiểu học ở Việt Nam.
Người ta cũng ngạc nhiên khi biết người Mỹ là người sử dụng nhiều tài nguyên nhứt thiên hạ. Một người Mỹ trung bình xài thép 50 lần, giấy báo 170 lần, xăng 250 lần, plastic 300 lần nhiều hơn một người Ấn độ (Millier, 1992). Bây giờ nếu điều tra lại. Con số có lớn hơn chớ không thể giảm.
Do vậy giải pháp bão vệ tài nguyên và môi sinh khả chấp là một lối sống đáp ứng đủ nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm hại môi sinh cho thế hệ tương lai. Ba điểm chánh là, một, bảo vệ tài nguyên hữu hạn của Trái Đất; hai, giảm thiểu sư phí phạm; và ba, kềm chế dân số. Nói chung nước nào bây giớ cũng thấy đó là điều cần thiết nhưng làm được hay không, làm nhiều hay ít là do nhiều yếu tố, kinh tế, chánh tri, văn hoá, xã hội. Liên Hiệp Quốc luôn luôn tìm cách giúp đỡ.
Mội sinh của các nước CS cũ như Liên xô, Đông Aâu, và những nước CS còn lại đang chuyển sang kinh tế thị trường, là bị tàn phá nhiều nhứt. Lý do các nước này muốn tiến nhanh, tiến mạnh trong việc kỹ nghệ hoá, mà xem nhẹ việc hủy hoại môi sinh. Nước thải độc có chì, có thủy ngân, có phóng xạ Liên xô và Đông Aâu CS cũ xả thoải mái xuống ao, hồ, sông biển. Đến đổi một nhà khoa học Liên xô phải cảnh cáo Nhà Nước, bắn súng trường vào thiên nhiên, thiên nhiên sẽ trả lời bằng đại pháo. Còn khi chuyển sang kinh tế thị trường cũng vậy, nhà cầm quyền CS chỉ biết cứu cánh là phát triễn kinh tế với bất cứ giá nào. Thuốc trừ sâu, diêt cỏ, phân hoá học đã diệt trắng ốc, tép, thủy tộc ở đồng ruộng VN và đang làm cho cá tôm cận duyên nhiễm độc. Thủy lợi ngăn sông, chận rạch ở Miền Nam để tăng vụ mùa từ một lên hai hay ba, đã làm nạn lụt xảy ra hầu như hàng năm trong mùa nước đổ và làm các tỉnh ven cửa sông đổ ra biển nhiễm mặn vô rất sâu trong mùa nắng hạn. Cụ thể bây giờ mùa khô nước mặn đã lên tới Trạm Bom Hoá An ( Biên Hoà) là nơi nước Sông Đồng Nai được lấy cung cấp cho Saigon từ thời Pháp thuộc. Sông Hoàng Hà bên Trung Cộng, dòng sông phát sinh nền văn minh Trung Hoa, đã bị Trung Cộng biến thành tai hoạ cho người dân sống ven sông vì thủy lợi và thủy điện. Sông Mékong nguồn sống cho các ba nước trên bán đảo Đông Dương và Thái Lan cũng bị Trung Cộng biến thành mối lo lụt lội vì nhiều đập thủy điện của Trung Cộng ở đầu nguồn.
Bảo vệ môi sinh, tài nguyên, dân số không phải là một ý thích mà là một nghĩa vụ làm ngườiï. Đó là nghĩa vụ đối với trời đất được nhiều nền văn minh xem là MẹïThiên Nhiên. Đó là nhiệm vụ đối với người đồng loại và đồng thời, không hoang phí trên cái thiếu thốn của dân nghèo, của đàn hậu tấn. Thế hệ hiện tại không có quyền cầm thế tương lai của thế hệ mai sau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.