Hôm nay,  

Tránh Chiến Tranh Iraq Được Không?

18/11/200200:00:00(Xem: 3879)
Trong khi Tổng Thống George W. Bush và Thủ Tướng Tony Blair càng ngày càng cứng rắn trong yêu cầu mở cuộc chiến tranh lật đổ Hussein và chế độ của Oâng ta, một số lãnh đạo các quốc gia đồng minh Tây Aâu vẫn dè đặt, chần chờ với những suy tư. Liệu biện pháp quân sự mạnh có cần thiết lắm không" Liệu có đáng để những thiệt hại chiến tranh xảy ra không" Có thể lật đổ Hussein và chế độ Oâng ta mà không cần đến biện pháp quân sư, là chiến tranh, không" Và chính Ô. Hussein gần đây cũng đồng ý để LHQ thanh tra vũ khí vô điều kiện; đồng ý bằng miệng chớ thực tế chưa biết sao vì Oâng từng năm lần bảy lượt gây trở ngại. Điều đó có tránh được chiến tranh không"
Tại Đức, Thủ Tướng Gerhard Schroder, tỏ ra thái độ giản dị, là không tham gia chiến tranh. Đức là nuớc biết nhiều về quân sư của Hussein vì nhiều chuyên viên đã được Husseim mướn đến xây dựng các căn cứ quân và chế biến vũ khí bí mật. Tổng Thống Chirac của Pháp, Thủ Tướng Chretien của Canada từ chối tham dư nếu đánh Iraq là hành động đơn phương của Mỹ. Gough Whitlam và hai cựu Thủ Tướng của Uùc, e ngại tấn công võ trang Iraq sẽ dẫn đến tại hoạ sử dụng vũ khí giết người hàng loạt lẻ ra thế giới cần tránh không để cho việc ấy xảy ra.
Những ý kiến tạm gọi là " phản chiến" này làm yếu đi quyết tâm thay đổi nhà cầm quyền Iraq chẳng những đối với các nước trong liên minh chống khủng bố mà còn ngay đối với nhà cầm quyền Ô. Hussein độc tài và bất kham ở Iraq nữa. Đồng ý, không một ai trên thế giới này chấp nhận và tha thứ cho một chế độ độc tài đã từng xua quân đi chiếm lân bang và sát hại chính thân nhân gia đình mình (Hussein cho lịnh ám sát chết hai người rễ và giết hụt đứa con trai tên Oudai của y) và nhân dân mình một cách không thương tiếc, như Hussein cho dùng hơi độc, cắt lưỡi, ám sát, bắt cóc, thủ tiêu người bất đồng chánh kiến với y. Chính nghĩa của mọi đường lối chánh trị, chính thống của mọi công quyền phải xuất phát từ và dựa vào ý chí đồng thuận và nguyện vọng của nhân dân. Hussein cầm quyền chỉ dựa vào sự sợ hãi, đe doạ bắt bớ, tù đày, đàn áp, giết chóc dã man thôi.
Marcos ở Phi luật tân, Pinochet ở Chí lợi, Botha ở Nam Phi, Milosevic ở Serbie; tất cả đã bị nhân dân bất tín nhiệm, lật đổ. Mỗi lần lật đổ như thế lực lượng an ninh, phòng vệ cận nhà độc tài, và quân đội trước đó trung thành với nhà độc tài, đều quay về với phong trào nổi dậy của nhân dân. Và chính những lực lượng đó siết tan guồng máy cai trị của nhà độc tài. Phương tiện đấu tranh bất bạo động của nhân dân có rất nhiều thứ, ai cũng sữ dụng được: làm reo, tẩy chay, phong toả, không tuân hành, biểu tình quân chúng, v.v..
Những phương tiện đấu tranh, những vũ khí bất bạo động này có thể sử dụng đước ở Iraq không, đó là vấn đề đặt ra. Điều kiện cốt yếu, ấy là ý chí của nhân dân, đã có trong nhân dân Iraq. Một lãnh tụ chống đối Hussein, là Oâng Sharif Ali Ben Hussein, khẳng định, "Toàn thể nhân dân Iraq chống Hussein." Tìm hiểu tại chỗ và sâu hơn, Cựu Thanh Tra Trưởng Đoàn Thanh tra Vũ khí Iraq của Liên Hiệp Quốc, Ô. Charles Duelfer, tái khẳng định, "Nhân dân Iraq là mối đe doạ lớn nhứt cho Hussein."

Vấn đề là làm sao biến những đe dọa đó của nhân dân Iraq thành hành động. Một chiến dịch đối kháng tập thể, bất tuân hành dân sự, không chấp hành qui định, lịnh lạc gì của guồng máy cai trị của Hussein bắt đầu từ những lãnh vực ngoại vi của quyền hành Hussein và tại các vùng sâu, vùng xa của trung tâm quyền lực Hussein. Từ đó khơi động khí thế nhân dân để dấy lên phong trào qui mô lớn. Những cuộc biểu tình biểu dương lực lượng ào ạt ở thành phố chưa cần thiết. Sẽ bị đàn áp, máu chảy, lê rơi vô ích, mà còn làm nhụt chí khí đấu tranh của nhân dân. Cốt lõi của bước đầu chống đối là làm sao nhân dân bớt được nỗi sợ nhà cầm quyền đã bao năm cố tình tạo thành phản xạ trong dân chúng. Nhưng những cuộc làm reo, ngồi lì, bỏ việc trong các mỏ dầu của công nhân là cần thiết. Nó sẽ làm kiệt quệ kinh tế của Hussein và giảm lương dầu cung cấp cho quốc tế để lôi kéo các nước mua dầâu Tây Phương nhảy vào. Dù quân Anh Mỹ có không kích, đổ bộ vào Iraq để lật đổ Hussein đi nữa, những việc chống đối của nhân dân Iraq đại loại như trên cũng phải làm. Đó là chất xúc tác để phản ứng triệt tiêu Hussein nhanh, đỡ tốn sức người, sức của của lực lượng hành quân và nhân dân Iraq.
Mặt khác, phong trào nhân dân qua thân nhân gia đình của Quân đội Iraq, kêu gọi và đón tiếp những người đào ngũ trên tinh thần yêu nước, thương đồng bào, không thù dai, không kỳ thị, cùng nắm tay nhau giải trừ nỗi khổ của nhân dân. Chỉ cần Quân đội thấy lương tâm cắn rứt, không nở hướng súng vào nhân dân biểu tình chống Hussein, trong đó có gia đình, thân nhân, bà con, bè bạn mình; chỉ cần Quân đội không xen vào, đứng ngoài cuộc đấu tranh giữa nhân dân và nhà cầm quyền, là cuộc cách mạng nhung sắp thành. Từ thái độ bất can thiệp của Quân đội, lực lương an ninh cận của Hussein phải trừơn mặt ra để chống nhân dân. . Lúc đó bước trở về với nhân dân của Quân đội không còn xa nữa. Hồi chuông báo tử của nhà độc tài bắt đầu và kết thúc trong trận biểu tình lớn ở Baghdad.
Kinh nghiệm của những cuộc cách mạng nhung từ Bán đảo Balkan đến Quần đảo Nam dương, Phi luật tân, và qua Nam phi cho thấy khi nào chống đối bất tuân hành kéo dài được một thời gian thì quần chúng thầm lặng sẽ dấn thân, quân đội sẽ về với nhân dân, và phong trào nhân dân sẽ phát triễn trên tro tàn của chế độ độc tài. Riêng tại Baghdad, chỉ cần vài chục ngàn người dân biểu tình, và 1.000 quân nhân chống lịnh giải tán biểu tình của Hussein thì Hussein bị lật đổ.
Những nhà đấu tranh chống Hussein, các cơ quan tình báo của các nước lớn nhứt định biết lật đổ Hussein bằng cuộc cách mạng nhung vẫn có lợi hơn chiến tranh Iraq. Phát ngôn viên Tổng thống Mỹ đã từng nói một vé bay một chiều cho Ô. Hussein vẫn rẻ hơn cuộc chiến tranh Iraq. Cho đến bây giờ dù Mỹ đã lập Bộ Tư Lịnh hành quân ở cạnh Iraq, TT Bush vẫn chưa quyết định đánh Iraq, chưa cho xuất quân; việc câu thời gian để tìm sự đồng thuận với các đồng minh Tây Phương phải chăng bên trong chờ nhân dân và các phong trào chống Hussein tập họp hàng ngũ, làm công việc của mình.. Phải chăng vì các cơ quan tình báo Tây Phương đang bí mật dàn trận giúp cho cuộc cách mạnh nhung của nhân dân Iraq. Do vậy cuộc lật đổ Hussein bằng chính nhân dân Iraq nếu có cũng không phải là một điều gì lạ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.