Hôm nay,  

Việt Nam: Dân Ngu Đảng Khá

25/06/200400:00:00(Xem: 4870)
Giáo dục Búa Liềm có phát triển được con người không "
Hoa Thịnh Đốn.- Một cuộc hội thảo về nền Giáo dục ở Việt Nam mang tên Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế đã diễn ra ở Hà Nội trong hai ngày 22 và 23-6-2004.
Hơn 100 giáo sư, tiến sĩ, chuyên viên giáo dục cấp cao trong và ngoài nước (Trung Hoa, Malaysia, Singapore, Thái Lan v.v...) , kể cả một số giảng viên và chuyên gia giáo dục người Việt Nam ở nước ngoài đã tham dự. Hội thảo viên đã tập trung thảo luận các đề tài: Thách thức và cơ hội của "Toàn cầu hoá, Hội nhập và giáo dục", "Các cơ sở giáo dục công lập", "Cơ sở giáo dục ngoài công lập", "Công nghệ học tập mới" v.v...
Cuộc thảo luận, do Hội đồng Quốc gia Giáo dục (HĐQGGD) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) và Tổ chức Văn hoá Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tổ chức nhằm tìm giải pháp giúp cải thiện nền giáo dục Đại học chậm tiến và thiếu tổ chức hiện nay của Việt Nam.
Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch HĐQGGD nhìn nhận nền giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay đang phải đối đầu với " nhiều yếu kém và bất cập" so với "yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế." (Báo Nhân Dân, 22-6-2004)
Những yếu kém này, theo kết luận của HĐQGGD phát sinh từ những nguyên nhân: Có qúa nhiều trường Đại học ở các thành phố lớn; Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền chưa phù hợp; Lúng túng trong quản lý các loại hình trường Đại học, vấn đề chức năng cũng như sở hữu từng loại trường; Thiếu giảng viên, một số lớn kém chuyên môn, ngọai ngữ và tin học; Thiếu thiết bị cho phòng thí nghiệm; Chương trình và phương pháp giảng dậy lạc hậu của 20 - 30 năm về trước, và thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và với các cơ sở giáo dục nước ngoài.
Nền giáo dục Đại học của Việt Nam, theo nhận xét của nhiều nhà giáo và chuyên viên giáo dục, thiếu một chính sách và chủ trương chung nên sinh ra hậu quả mở mang dàn trải, không có kinh nghiệm tổ chức, các tiêu chuẩn giáo dục cấp cao và chất lượng của giáo dục đã không được đặt lên hàng đầu.
Nhà nước cũng chưa coi trọng đầu tư vào giáo dục như một nhu cầu cấp bách và bắt buộc để mở mang đất nước. Theo lời phát biểu của Giáo sư Đào Trọng Thi, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội thì Nhà nước Việt Nam chỉ dành ra 3% của trị giá mức sản xuất kinh tế nội địa hay còn được gọi là "Sản xuất Nội địa" (Gross Domestic Product) cho chi tiêu giáo dục, trong khi tỉ lệ này ở Phi Luật Tân là 4,2%, ở Thái Lan là 5,4%, ở Anh là 5,5%, ở Gia Nã Đại là 7,3%.
Theo Giáo sư Thi và Giáo sư Ngô Doãn Đãi (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì "đầu tư cho giáo dục ở nước ta còn rất thấp, chi phí đào tạo trung bình cho một sinh viên thấp hơn từ 50 - 100 lần so với các nước trong khu vực và trên thế giới."
Với một ngân sách nhỏ như vậy, nhu cầu học lên cao của người dân trong nước đã không được đáp ứng vì nạn thiếu trường và thiếu thầy. Chẳng hạn như năm nay (2004) có tới 1 triệu học sinh Trung học đi thi vào Đại học và Cao đẳng nhưng nhà nước chỉ lấy vào 200.000. Như vậy số 800.000 không đậu sẽ làm gì, học ở đâu, nhất là đối với học sinh con nhà nghèo và ở miền quê, vùng xa"
Học phí trung bình mỗi sinh viên phải trả cho các trường Đại học công là 1,8 triệu/năm, thấp hơn các trường dân lập đến 2,2 triệu nên học trò đã phải đè lên nhau mà thi.
Những học sinh thi trượt trường công, nếu gia đình có khả năng tài chính, sẽ vào học các trường Đại học dân lập . Nhưng chất lượng giảng dậy và thành phần giảng viên tại các trường này không bảo đảm khiến nhiều sinh viên, sau khi tốt nghiệp với mảnh bằng trong tay vẫn không tìm được việc làm. Khả năng nghề nghiệp của họ, theo các chuyên viên giáo dục trong nước, không tương xứng với mảnh bằng tốt nghiệp khi họ phải đối diện với các kỳ thi tuyển của các công ty xí nghiệp, nhất là các công ty nước ngoài. Nhiều sinh viên có bằng cử nhân hay cao hơn mà vẫn mù mịt về ngọai ngữ và không biết gì về máy vi tính (Computer)!
Theo một số nhà giáo trong nước thì nguyên nhân sinh viên Việt Nam kém tiếng Anh vì nhiều viên chức lãnh đạo Nhà nước cho rằng nếu chấp nhận tiếng Anh là môn học bắt buộc thứ hai, sau tiếng Việt, ở ngành giáo dục và trong đội ngũ cán bộ, công chức thì sẽ chạm đến tự ái dân tộc và chủ quyền quốc gia!
Việt Nam hiện có 27 trường Đại học dân lập nhưng theo các viên chức Giáo dục thì "ngành giáo dục lại đang lúng túng trong việc quản lý chất lượng đào tạo, tài chính của các Đại học dân lập".
Tại sao vậy " Tác giả Việt Anh của Tin Nhanh Việt Nam (22-6-2004) trả lời : "Một trong những nguyên nhân chính là nhà nước chưa có một quy chế hợp lý" , mặc dù "Chất lượng đào tạo ĐH ngoài công lập đang thấp hơn nhiều so với các trường công lập."
Giáo sư Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH dân lập Thăng Long, trường ĐH tư đầu tiên ở Việt Nam thành lập năm 1988, cũng đã khuyến cáo Bộ GD - ĐT "Cần có những quyết sách thiết thực để quản lý chất lượng đào tạo ngoài công lập." (Tin Nhanh Việt Nam, 22-6-2004)
Tiến sĩ Molly N.N Lee, chuyên gia chương trình giáo dục của Liên Hiệp Quốc ( UNESCO) đã khuyến cáo Nhà nước Việt Nam phải coi trọng sự tham gia của tư nhân vào ngành giáo dục Đại học. Ông nói : "Đã đến lúc Chính phủ Việt Nam phải đưa ra khung pháp chế và quy định cho phép phát triển công nghệ giáo dục đại học tư nhân. Nhiệm vụ của nhà nước là phê chuẩn quy định và tham vấn việc thành lập các cơ sở đào tạo đại học tư nhân cũng như phê duyệt các chương trình giảng dạy công và tư." (báo Thanh Niên, 23-6-2004)
Vì vậy Phạm Gia Khiêm đã kêu gọi : " Những người làm công tác giáo dục phải thực sự đổi mới tư duy, có cách nhìn mới về chất lượng, về tổ chức quản lý. Đặc biệt phải giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu đa dạng hoá các loại hình đào tạo với những yêu cầu chuẩn mực, liên thông và hội nhập." (Phát biểu của Phạm Gia Khiêm, 22-6-2004)
TRÉO CẲNG NGỖNG
Nhưng chính sách giáo dục của Việt Nam không chỉ hỏng ở trong nước mà cả ở mục tiêu đưa sinh viên du học ở nước ngoài, trong số có 20.000 sinh viên du học tự túc.
Theo lời Giáo sư Phạm Phụ, Đại học Quốc gia TPHCM (Sài Gòn) thì Nhà nước đã chi ra 1.000 tỷ bạc để cấp học bổng cho sinh viên đủ tiêu chuẩn du học trong 5 năm trong khi chi phí học tự túc của 20.000 sinh viên mỗi năm tốn chừng 200 triệu Mỹ kim.

Nhưng, theo phát biểu của Giáo sư Hồ Sĩ Hiệp của trường Đại học Sư phạm TPHCM, tại cuộc hội thảo về "Đổi mới giáo dục ĐH VN - Hội nhập và thách thức" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hồi tháng 3-2004 thì trình độ của du học sinh Việt Nam rất kém. Ông nói : " Chúng tôi sang nước ngoài khảo sát thì thấy Sinh viên mình rất kém, không làm cái gì được, chỉ có cộng trừ nhân chia là giỏi. Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài nhìn chung thể lực yếu, rụt rè, ít chủ động, làm được những bài tập tự luận nhưng không biết phát triển lên cao. Vai trò cá nhân của vinh viên Việt Nam trong trường học không thể sánh được với sinh viên bạn. Hầu hết là sinh viên du học tự túc, không phải là tinh hoa của sinh viên Việt Nam."
Nhưng đám sinh viên này lại là con cái nhà giàu và không ai biết bố mẹ họ đã làm gì ở Việt Nam để có thể chi ra mỗi năm số tiền lớn lao như thế " Nhiều Đại biểu Quốc hội đã yêu cầu chính phủ mở cuộc điều tra các cấp cán bộ có con đi du học để tìm ra nguồn gốc tài sản nhưng không được đảng hưởng ứng !
Lời yêu cầu tại diễn đàn Quốc hội của họ diễn ra sau khi Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí Thư đảng tháng 4-2001. Nhưng cũng như lệnh kê khai tài sản cán bộ lãnh đạo, yêu cầu của các Đại biểu Quốc hội đã như gió thoảng mây bay!
Nhưng với kết quả học vấn báo động như thế của Giáo sư Hiệp, liệu số sinh viên này có đem về nước được gì để giúp cha mẹ hay Nhà nước, vì thiếu kế hoạch đào tạo trong nước mà đã để mất một số ngọai tệ lớn lao như thế " Đấy là chưa kể có tới 40% sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài đã tìm cách ở lại sau khi tốt nghiệp. Nguyên nhân, theo lời du học sinh, vì Nhà nước không có chính sách và phương tiện sử dụng họ hoặc vì thái độ ganh tị và kỳ thị của lớp cán bộ, công chức không có vốn liếng học vấn trong guồng máy cai trị ở trong nước đã khiến họ không muốn quay về.
Trong khi đó ông Bành Tiến Long, Vụ trưởng vụ Đại học, Bộ GD - ĐT đã không ngần ngại nói trắng ra trước cuộc thảo luận ( 22-6-2004) về thực trạng kém cỏi của nền giáo dục hiện nay : " Sau gần 18 năm đổi mới (1986), giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng vẫn còn những bất cập, khó khăn và lạc hậu so với nền giáo dục Đại học của một số nước trong khu vực và trên thế giới."
Theo ông Long: " Việt Nam còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý đủ mạnh để tạo ra một cơ chế vận hành, quản lý giáo dục Đại học một cách có hiệu quả với xu thế tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở cấp trường. Các mối quan hệ giữa trường với bộ, với các cấp quản lý nhà nước chống chéo, chưa rõ ràng và chưa xác định rõ cơ chế tự quản lý trong các trưởng đa cấp, đa ngành....Mô hình và hệ thống giáo dục ĐH chưa đạt tiêu chuẩn hội nhập quốc tế, đào tạo ĐH có mâu thuẫn chất lượng đầu vào và đầu ra của sinh viên."
Ông Long còn yêu cầu nhà nước "đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đẩy mạnh hợp tác quốc tế."
Trong khi đó, Giáo sư Phạm Phụ, Đai học Quốc gia TPHCM (Sài Gòn) đã vạch ra sự ngược đời của giáo dục Việt Nam. Ông nói : "Trong khi thế giới xem dịch vụ giáo dục Đại học là một "nền công nghiệp dịch vụ"ï thì Việt Nam quan niệm "chống mọi hành vi thương mại hoá trong hạt động giáo dục" theo nghĩa không được xem dịch vụ giáo dục là một loại hàng hoá có thể trao đổi, mua bán."
Theo tin báo chí trong nước, trong hai ngày hội thảo đã có hơn 20 bài tham luận của các diễn giả trình bầy tại 8 phiên họp. Họ đã mổ xẻ căn bệnh chậm tiến và những vướng mắc trong cơ chế tổ chức và điều hành của ngành GDĐH.
Các chuyên viên đã khuyến cáo Việt Nam phải chọn cho mình một hướng đi riêng phù hợp với khả năng hạn chế bằng cách " tránh đầu tư dàn trải và phải đổi mới chính sách quản lý giáo dục."
Bộ trưởng GD - ĐT của Việt Nam, Nguyễn Minh Hiển nhìn nhận với hội nghị những nguyên nhân gây ra chậm tiến của ngành GD ĐH Việt Nam gồm : Hạn chế về năng lực quản lý điều hành ; Thiếu các thể chế phù hợp; Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn có trình độ cao là một nguyên nhân quan trọng của những bất cập đang tồn tại trong hệ thống GD ĐH.
Vì vậy, sau hai ngày họp ở Hà Nội, Hiển đồng tình với các chuyên gia rằng Việt Nam phải cấp bách "xây dựng một đề án đổi mới GD ĐH một cách cơ bản và toàn diện" , theo tiêu chuẩn "đại chúng hoá theo hướng : đa dạng hoá trình độ đào tạo đi đôi với chuẩn hoá chất lượng, chú trọng phát triển Cao Đẳng (CĐ) cộng đồng và các cơ sở đào tạo sau trung học, điều chỉnh quy chế hoạt động hợp lý với các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, tăng quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội của các trường ĐH" v.v...
Đây là một quan niệm mới về quyền tự chủ của các Đại học Việt Nam do Hiển đưa ra, bởi vì trong một cuộc thảo luận toàn quốc hồi tháng 3-2004 về "Đổi mới Đổi mới giáo dục ĐH VN - Hội nhập và thách thức", một số Giáo sư như Bà Trần Thị Lan của Đại học Ngọai ngữ Hà Nội và Giáo sư Ngô Doãn Đãi đã nêu lên vấn đề bị Bộ GD - ĐT "khống chế", muốn "thay đổi" hay "làm tốt cũng không được vì bị...khống chế chương trình"!
Trong khi đó, đảng Cộng sản Việt Nam lại chỉ quan tâm đến việc làm sao cho sinh viên phấn khởi trong việc học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các chương trình giáo dục Đại học. Họ đã bắt sinh viên phải hội đủ điểm môn này khi ra trường, đồng thời tiến hành việc thành lập tổ chức Đảng tại các trường Đại học.
Trong Chỉ thị 40 CT/T.Ư vừa mới đưa ra, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đề ra những tiêu chuẩn "Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục." (báo Nhân Dân, 18-6-2004)
Hai điểm then chốt của Chỉ thị đã nói đến chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 là nhằm :"Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo" và "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục."
Ngoài ra Chỉ thị còn lưu ý cán bộ phải thi hành tốt Chỉ thị 34 ngày 30-5-1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII, dưới thời Lê Khả Phiêu) nhằm "Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng viên trong các trường học." (!)
Như thế có phải là đảng CSVN đã đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của Nhân dân và Tổ quốc trong vấn đề làm sao để văn minh hóa con người Việt Nam cho ngang tầm thời đại hay họ chỉ muốn cho dân chậm tiến để tồn tại "
Phạm Trần (06-04)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.