Hôm nay,  

Thặng Dư Ngân Sách: Liệu Còn Không

06/11/200000:00:00(Xem: 7084)
Đôi ngày nữa sẽ bầu Tổng thốùng mới. Vài tháng sau Tổng thống đương nhiệm sẽ bàn giao. Kinh tế Mỹ đang phồn thịnh nhứt trong vòng nửa thế kỷ trở lại đây. Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát ở mức thấp liên tục trong nhiều năm liền. Cán cân chi pho,ù ngoại thương Mỹ thuận lợi, thúc đẩy sản xuất, gia tăng; đầu tư trong lẫn ngoài nước khấm khá. Ngân sách thặng dư, không do thắt lưng buộc bụng mà do sản xuất tăng, sản ngacïh tăng, lợi tứùc tư nhân, pháp nhân tăng, dù không tăng thuế suất hay sắc thuế.

Văn phòng ngân sách Quốc hội dự toán, để một bên kinh phí an sinh xã hội không đụng đến, trong 10 năm tới, ngân sách dự trù sẽ thặng dư 2.2 ngàn tỷ đô la, tức 2.2 thêm vào 12 con số 0 phía sau. Con số (trillion không có tiếng tương đương trong tiếng Việt), quá lớn, nghe phát chóng mặt! Dân giàu nước mạnh đã mừng. Dân giàu, nước giàu và mạnh, ai nghe cũng thích thú.

Đa số các nước trên thế giới ,ngân sách quân bình, lấy thu bù đủ cho chi, khỏi tăng thuế, là nhà nước và nhân dân mừng ra mặt rồi. Đằng này, Ngân sách Mỹ lại dư. Tiền Welfare lên, tiền trợ cấp mướn nhà (có người vui gọi là tiên du lịch) lên như trên Trời rơi xuống. Nam nữ, giàu nghèo, dân thiểu hay đa số, ai nghe cũng mừng khấp khởi.

Nhưng nói vậy, nhiều khi không phải vậy, nhứt là trong mùa bầu cử, lắm lời hay, ý đẹp, câu cử tri. Nhưng thực chất phải chờ xem. Dám nói có dám làm không. Mà làm có được không lại là chuyện khác nữa. Dân chủ Mỹ mà. Quyền hành được phân bổ, kiểm soát, ngăn chận lẫn nhau. Không ai có thể khống chế, độc tài, tự chuyên được. Liệu ngân sách có thể dư với lời hứa vung tay quá trán, xài sang của hai ứng cử viên Tổng thống, và của vị Tổng thống sắp mãn nhiệm, muốn sang VNCS học cách "cắt hộ khẩu" của CSVN để ra khỏi Ngôi Nhà Trắng " bạc như vôi", nhưng chánh trị gia Mỹ nào cũng mơ được " nhập hộ" bốn hay tám năm cho đáng cuộc đời.

Không cần phải là những nhà tài chánh công, chuyên viên ngân sách với chương, mục, điều, du di, đem qua, cân đối quá chuyên môn. Chỉ cần làm theo kiểu bình dân, tính rợ của mấy bà đi chợ cũng thấy rõ liệu ngân sách có còn thặng dư không.

Trước nhứt lấy con số dự trù thặng dư là 2.2 ngàn triệu trừ cho dự trù ngân sách và kinh phí bỗ xung do đương kiêm Tổng thống trình Quốc hội. Theo một tổ chức về ngân sách là Concord Coalition, nếu dự chi ngân sách của Hành pháp cứ gia tăng theo nhịp độ ba năm vừa qua, thì số dư ngân sách chỉ còn 700 tỷ thôi.

Nhưng 700 tỷ cũng còn quá nhỏ đối với lời hứa vung tay quá trán của hai ứng cử viên. Bush đưa ra một chương trình tranh cử làm ngân sách mất 1.9 ngàn tỷ _ chánh yếu là giảm thuế. Giảm thuế làm ngân sách thất thu. Bất cứ một nước nào, nguồn thu chánh của ngân sách vẫn là thuế. Gián thu thì dân ít kêu ca. Trực thu, trên lợi tức, của đau con xót, vì thấy rõ số tiền lương bị bớtõ trên chi phiếu lương hàng tuần, hàng nửat háng hay hàng tháng của mình.

Gore đưa ra chương trình ứng cử vừa tăng chi vừa giảm thu, trị giá 1.4 ngàn tỷ đô la. Chương trình Gore, ngân sách ít bị mất hơn..

Hai ứng cử viên chỉ cãi nhau về ï cách phân bổ, tầng lớp nào được hưởng bao nhiêu số dư ngân sách. Cãi nhau ai đả tạo ra sự thành công. Theo Bush là do nhân dân. Còn Gore nhờ chính sách đúng đắn của Đảng Dân chủ. Nhưng cả hai ứng cử viên chưa vị nào dám phê bình chính sách kinh tế của tám năm cầm quyền của Tổng thống Clinton. Thực sự kinh tế thành công, thành công rõ ràng mà. Nếu không thành công làm gì có thặng dư ngân sách cho hai ứng cử viên lấy đó để hứa chi cho cử tri hầu câu phiếu.

Như đã nói nếu nhịp điệu chi của Nhà Nước giống như ba năm qua, ước tính của cơ quan độc lập chuyên về ngân sách, số dư 2.2 ngàn tỷ chỉ còn 700 tỷ. Nhưng hai ứng cử viên, ông nào cũng dự chi cao hơn( Bush 1.9 và Gore 1.4 ngàn tỷ) Số dư chẳng những không còn mà biến thành con số âm, tức là thiếu.

Đó là chưa nói cách tính của Văn phòng ngân sách của Quốc Hội. Văn phòng này tính số dự trên giả thuyết, tỷ lệ lạm phát là 3% mỗi năm, nên ngân sách dư được 2.2 ngàn tỷ. Tuy nhiên theo nhận xét của Concord Coalition, tỷ lệ ấy đang trên đà gia tăng lên 5.5%. Nội gia tăng ấy sẽ thâm thủng số dư mất 1.4 ngàn tỷ rồi.

Nhìn chung thì Quốc hội, Cộng hòa lẫn Dân chủ, đang có khuynh hương giảm thuế và tăng công chi thiết yếu. Ước tính này có thể bào mòn số dư ngân sách mất 300 tỷ trong vòng 10 năm tới.

Các công chi thiết yếu đã dược hay chắc sẽ được thông qua gồm 62 tỷ cho chương trình Medicare cựu quân nhân. 50 tỷ bồi hòan cho các dịch vụ Medicare. Miển thuế điện thoại 55 tỷ. Phúc lợi cho công nhân đường sắt hưu trí 15 tỷ. Khuyến khích canh tân các cộng đồng 20 tỷ. Giảm thuế doanh nghiệp 20 tỷ. Tiền lời tiết kiệm mất 80 tỷ. Bù trừ tiền thuốc cho Medicare có thể chưa được thông qua trong năm nay, nhưng trong 10 năm tới dự chi là 350 tỷ. Cộng hòa hay Dân chủ, ai sẽ chiụ trách nhiệm về các gia tăng công chi này. Chưa ai đứng ra cả. Dù sao thì số chi thiết yếu này cũng bào mòn thêm số thăng dư ngân sách.

Nhẫm tính, cộng lại các số dự chi của một trong hai ứng viên hứa với cử tri , dự thảo ngân sách hành pháp, và tỷ lệ lạm phát có khuynh hướng tăng, số dư ngân sách do Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự toán; số dư ấy không còn nữa, thành mây khói cả rồi.

Cần nhớ số dư ngân sách chỉ là ước tính, cho mười năm tới, trên giấy tờ. Chớ chưa có trong Ngân khố liên bang. Con người tính là phải tính. Nhưng tình hình chánh trị, quốc tế quốc nội trong 10 năm tới, ít ai đoán trước đươc. Chỉ cần một cuộc chiến mà người Mỹ ở cai thế phải tham gia để bảo vệ quyền lợi Mỹ đang bàng bạc khắp thế giới, số chi ngân sách nhứt định phải thay đổi ngay. Chiến tranh là công phí lớn nhứt nước nào cũng sợ, huống hồ gì Mỹ. Thời bình ngân sách quốc phòng Mỹ cũng đã nuốt 19% ngân sách liên bang, tức 264 tỷ trong năm 1998 ( John Macionis, Society, the Basics, 99).

Thặng dư ngân sách là một tin vui tạo bầu không khí lạc quan. Nhưng lạc quan trong dè dặt thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.