Hôm nay,  

Hà Nội Đẩy Ts Oánh Ra Kêu Gọi: Mỹ Hãy Ok Thương Ước

13/05/200100:00:00(Xem: 3859)
HANOI (KL) – Tin của Robin Newbold, phái viên của Asia Times – Đường lối kinh tế của Việt Nam đang bảo đảm có sự chuyển hoán nhẹ nhàng từ nền kinh tế không thay đổi sang nền kinh tế cởi mở và hữu hiệu, theo như Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, một nhà phân tích kinh tế tại thành phố Saigon.

Với một nhà cải cách mới bênh vực người cầm đầu của đảng CSVN vừa được bầu, nối kết thêm với một lô kích thích mới đã chuẩn bị sẵn những việc hầu như để cải tiến. Song một hiệp thương với Hoa kỳ xuất hiện để thành việc quan trọng làmï tăng trưởng kinh tế thực sự, hiệp thương này hiện nay đã bị nội các của Tổng thống Hoa kỳ George W. Bush giữ lại để làm con tin, chính cái con tin này đang đe dọa để làm chậm trễ sự thực thi cải tổ kinh tế.

Việt Nam lên tiếng rằng thương ước với Hoa kỳ là một mốc quan trọng trong việc Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bộ trưởng thương mại Vũ Khoan đã cho biết, sự giao dịch này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc nhận Việt Nam vào tổ chức mậu dịch thế giới WTO và cho hoàn tất sự bình thường hóa quan hệ với Hoa kỳ đã bắt đầu từ năm năm trước đây khi quan hệ ngoại giao được khôi phục, nhưng ông Bush có thể có các ý nghĩ khác.

Sự giao dịch này đã được nhìn thấy như là việc chủ yếu để Việt Nam đóng vai trò trong phát triển kinh tế, nay sự giao dịch này đang lâm vào tình cảnh nguy hiểm do nội các mới tại Washington đang cho chìm xuồng, nội các mới đã đưa chính quyền Hanoi ra để tính sổ về việc vi phạm nhân quyền, theo như lời đưa ra của Phòng Thương mại Hoa kỳ tại Việt Nam trong tuần vừa qua. Phòng thương mại này lo sợ bất cứ sự chậm trễ nào cũng có thể ảnh hưởng tới việc bình thường hóa quan hệ thương mại giữa Hoa kỳ và Việt Nam.

Thoả ước thương mại song phương được làm trong bốn năm trời và đã hứa hẹn để hai quốc gia có thể tiếp cận thị trường của nhau, nhưng thỏa ước này tới nay vẫn chưa được Quốc hội Hoa kỳ phê chuẩn. Thoả ước đã được hai bên ký hồi tháng bẩy trong thời nội các của Clinton, thoả ước này được đa số nguời của lưỡng đảng ủng hộ ngay tại Quốc hội Hoa kỳ.

Chính quyền Việt Nam, cùng với các doanh nhân chú ý tới thỏa ước này, đã mong mỏi việc phê chuẩn sẽ được làm nội trong vài tháng tới. Nhưng hiện nay nội các của ông Bush có kế hoạch cho trì hoãn việc hợp pháp hóa để thử và tìm cách đạt các mục tiêu thương mại rộng lớn hơn. Nhà đại diện thương mại Hoa kỳ Robert Zoellick là người chủ chốt của Văn phòng Thương mại Hoa kỳ, tất cả cho rằng chính ông này sẽ cho trì hoãn việc phê chuẩn thoả hiệp thương mại giữa hai quốc gia.

“Một đạo luật bao trùm đòi hỏi nhiều năm trên đường cho thông qua ủy ban của Quốc hội Hoa kỳ, đạo luật như thế chẳng khác nào Hoa kỳ đang thất hứa đã làm khi Hoa kỳ chính tay cầm cây viết ký vào thoả ước này,” theo như lời của ông Tom Siebert, chủ tịch Phòng Thương mại Hoa kỳ tại Việt Nam. Văn phòng này đã luận bàn việc giữ lại thỏa hiệp thương mại song phương lâu hơn có thể ảnh hưởng trầm trọng tới tiến trình cải tổ kinh tế tại Việt Nam. Trong mười năm nay, một doanh nhân Hoa kỳ đã nói ra khi người ta đặt câu hỏi “Việt Nam đã có cái gì sai trái"”, người ta chỉ cần nhìn vào thái độ quyết định của ông Robert Zoellick là biết ngay.

Sự trì hoãn của nội các Bush đã xẩy ra trong việc Hoa kỳ chỉ trích về thành tích Việt Nam vi phạm nhân quyền. Ủy Ban Hoa kỳ về tự do tín ngưỡng là một thể chế cố vấn cho Quốc hội Hoa kỳ, ủy ban này mới đây đã đả kích Hanoi về thái độ không dung dưỡng tín ngưỡng. Các nhóm tôn giáo thân cận với nội các Bush đã quyết định nêu vấn đề tự do tôn giáo, vấn đề hiện nay cũng đang được dùng để tranh cãi trong việc chấp nhận quyền mậu dịch của Trung quốc.

Trong cuộc leo thang chiến tranh bằng những lời nói không có kết quả tốt cho việc thương thảo của đôi bên, theo như tờ báo của đảng CSVN [baóo Nhân Dân] đã chỉ trích hội đồng Hoa kỳ. “Bỏ ý kiến của công chúng Hoa kỳ đi là vu vơ, vô lý và ảnh hưởng tới các quan hệ Việt-Mỹ đã được cải tiến đúng theo nguyện vọng và quyền lợi của cả hai quốc gia,” theo như tờ báo này đã cho biết. “Lôi vấn đề tín ngưỡng để cho phê chuẩn thoả ước thương mại song phương là điều phản lại quyền lợi của Hoa kỳ và cho chống lại ý kiến của dân chúng Hoa kỳ.”

Hanoi đã bác bỏ một cuộc giao thương tương tư năm 1999 mà các nhà bình luận cho biết, vì có sự tranh chấp tại Việt Nam giữa những người đổi mới và những kẻ bảo thủ. Điều chủ yếu là những người đổi mới phải kế vị trường hợp Việt Nam quyết tiến lên các định kỳ kinh tế, tuân theo việc này, vụ bầu Nồng Đức Mạnh, 60 tuổi mới đây vào địa vị có quyền lực quyết định cho cả nước như chức tổng thư ký của đảng cộng sản là một nước đi tích cực của Việt Nam.

Mạnh đã được chọn trong cuộc họp của Trung ương đảng cho đóng cửa kín mít và được công nhận là người chịu chơi để đổi mới kinh tế hơn người mà Mạnh đã đẩy ra là Lê Khả Phiêu. Không hẳn thế đã xong, đa số người ta còn tin rằng Mạnh là người thiếu quan hệ với giới bộ đội, sẽ gặp sự phản kháng của các cán bộ công sản đang sợ sự thay đổi và làm đảng mất đi quyền lực.

Tuyên bố khi được bổ nhiệm, Mạnh đã cho Quốc hội Việt Nam, “Tôi rất lấy cảm động và hãnh diện tôi đã được sự tin tưởng của đảng.” Mạnh đã nói, sự kiện này đã mở ra một thời đại mới để Việt Nam phát triển.

“Tương lai của quốc gia chúng ta rất sáng lạn, nhưng vẫn còn một số khó khăn và thách đố,” theo như Mạnh đã cho biết.

“Sự thành công của tiến trình đổi mới còn tùy thuộc vào khả năng của chúng ta có biết nắm lấy các cơ hội và vượt quan các nguy hiểm trong cũng như ngoài nước. Chúng tôi phải dương cao tinh thần yêu nước và lòng tự tinnhưng đồng thời phải nới rộng các quan hệ của chúng ta với bạn bè của chúng ta trên thế giới.”

Không những thế, Thủ tường Phan Văn Khải, được nhìn như một trong những người bênh vực mạnh mẽ nhất về việc đổi mới, đã thận trọng trong việc cởi mở kinh tế rất nhiều có thể gây cho sự thiếu ổn định về chính trị, đang làm cho thấy rõ con đường khó khăn mà Việt Nam phải thương thảo trên con đường giải phóng kinh tế. Cuộc giải phóng kinh tế phải khác hẳn với công cuộc giải phóng miền Nam, phải làm sao cho mọi người đều cùng hoan hỉ về mặt vật chất cũng như mặt tinh thần.

Nhà chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Oánh về Kinh doanh Quốc tế, Tư vấn về Tài chánh và Quản trị, đang duy trì việc đổi mới quốc gia, việc biến đổi này là một sự huyền diệu tại Đông Á, ông đã cho biết việc tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 26 năm qua thiệt ra ngoài sức tưởng tượng.

Kinh tế đã bắt đầu tái sinh từ năm 1987 và sau đó kinh tế tăng trưởng hàng năm theo nhịp độ trung bình từ 9 cho tới 10 phần trăm, kết toán thâm thủng khoảng một phần trăm đối với tổng sản lượng của quốc gia và sự lạm phát sụt xuống một con số, thay vì sáu con số, đồng bạc Việt Nam nay vẫn còn giữ được năm con số. Trị giá việc thương mại với các nước ngoài đã tăng gấp 20 lần trong thời gian này. Trước khi kinh tế tái sinh, doanh thu xuất nhập khẩu chỉ có 500 triệu Mỹ kim. Tới năm 1998, có trên 40 quốc gia đã đầu tư 36 triệu trong 28 ngàn dự án tại Việt Nam.

“Việc thay đổi to lớn nhất là chính sách tân kinh tế đã tăng tốc tái thiết các chính sách kinh tế của quốc gia này, và đang làm gọn guồng máy hành chánh bằng cách cho quét sạch nạn quan liêu và các thủ tục rườm rà. Tất cả việc này đã làm xong vì mục tiêu tối hậu để thoát ra khỏi vòng nghèo đói và lạc hậu, tiến tới hạnh phúc và thịnh vượng cho toàn dân một ngày nào đó,” theo như ông Oánh cho biết.

Các giai đoạn của một kinh tế mầu nhiệm với những con số ông Oánh đưa ra, dầu sao một sức nhẩy vọt hơn nữa đòi hỏi có sự cải tổ nghiêm trọng và sự phê chuẩn về hiệp thương Hoa kỳ. Ngay ông Oánh đã nhấn mạnh Việt Nam cần phải làm việc hăng hơn nữa để hội nhập vào kinh tế toàn cầu, ông cho biết thêm địa bàn khoa học Việt Nam cần phải mở rộng để tăng tốc tiến trình hiện đại hóa và kỹ nghệ hóa, trong khi đó hệ thống giao dịch ngân hàng và tài chánh là chủ yếu đề đạt theo sự đòi hỏi của kinh tế theo hướng thị trường, theo như ông Oánh cho biết.
Lãnh vực giáo dục của Việt Nam cần phải cải tổ để chuẩn bị tương lai cho thanh niên. Giáo dục cũng phải đi theo với các ứng dụng của kỹ thuật tin học để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, theo như ông Oánh cho biết thêm.

“Việt Nam cần phải đào tạo ra những người xuất chúng và có tài để theo kịp với thế giới năng động và tiến hóa theo tiến trình của thời gian, đứng lại có nghĩa là thụt lui,” theo như lời của ông Oánh.

Ông Oánh lên tiếng, chất lượng cuộc sống của dân chúng có cải tiến trong vài năm qua. Theo như sở Thống kê của thành phố, trong năm năm qua, tỷ lệ dân sống dưới mức tiêu chuẩn đã giảm 10,9 phần trăm vào năm 1996, cho tới năm ngoái đã giảm xuống tới 8,7 phần trăm, trong khi mức sống trung bình theo tiêu chuẩn đã tăng từ 35,7 % lên tới 37,8% trong cùng một thời gian.

Tỷ lệ người có nếp sống tạm được đã tăng đáng kể từ 18,8% của năm 1996 lên tới 20,2% trong năm 2000. Văn phòng tổng dịch vụ của thành phố cũng đã làm rõ nét về sự cho tiêu của dân chúng trong năm năm qua. Sự chi tiêu cho đời sống tiện nghi, nước và điện đã tăng 55,07%, về tiện nghi cho cuộc sống gia đình tăng 49,99%, về giáo dục tăng 34%, về dịch vụ y tế tăng 20,3%. Theo báo cáo, có 88, 5 % hộ gia đình có TV, 61,1% có VCR, 81,4% có cassette, 77% có xe mô-tô, 43,4% co tủ lạnh và 33,4% co điện thoại; con số máy computer không được biết rõ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.