Hôm nay,  

Tướng Trần Văn Hai: Từ Biệt Động Quân Đến Sđ7

12/05/200100:00:00(Xem: 8174)
* Sĩ quan Biệt động quân Trần Văn Hai, từ Trung tâm huấn luyện BĐQ Dục Mỹ đến Bộ chỉ huy BĐQ/QL.VNCH
Chuẩn tướng Trần Văn Hai sinh năm 1926 tại Cần Thơ, xuất thân khóa 7 trường Võ bị Liên quân Đà Lạt vào cuối năm 1952. Ở cấp bậc đại úy, ông là một trong những sĩ quan đầu tiên đã xây dựng và hình thành trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ vào tháng 8/1961. Năm 1965, ở cấp bậc thiếu tá, ông đã được cử giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Phú Yên thuộc Vùng 2 chiến thuật. Giữa năm 1966, ở cấp bậc trung tá, ông được cử giữ chức Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân lực VNCH thay thế Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận được điều động ra Huế giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh. Ngay sau khi nhận chức Chỉ huy trưởng Biệt động quân QL.VNCH (bảng cấp số phổ biến vào tháng 10/năm 1964 ấn định cho chức vụ này là chuẩn tướng, và từ năm 1970 được nâng lên cấp thiếu tướng), Trung tá Trần Văn Hai đã liên tục đi thăm các đơn vị Biệt động quân tăng phái cho các bộ Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn Bộ binh khắp 4 Vùng chiến thuật và các bộ Tư lệnh Biệt khu. Dù không trực tiếp chỉ huy các đơn vị Biệt động quân về chiến thuật, nhưng Trung tá Trần Văn Hai đã thường xuyên theo dõi các cuộc hành quân của những “đứa con” yêu thương trên các chiến trường.

* Chỉ huy trưởng Biệt động quân Trần Văn Hai tại mặt trận Khe Sanh
Vào tháng Giêng năm 1968, khi Tiểu đoàn 37 Biệt động quân thuộc Liên đoàn 1 Biệt động quân được bộ Tư lệnh Quân đoàn 1/Vùng 1 chiến thuật điều động tăng phái cho Lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ để án ngữ cụm tiền đồn của căn cứ Khe Sanh, thì Chỉ huy trưởng Biệt Động Quân Trần Văn Hai đã bay ra Đà Nẵng, từ đây ông đi theo một phi cơ C-123 tiếp tế của Mỹ để nhảy xuống Khe Sanh. Trong hai ngày đêm có mặt tại phòng tuyến lửa Khe Sanh, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Trần Văn Hai đã đi thăm từng trung đội Biệt động quân đang ngày đêm trực chiến dọc theo cụm phòng tuyến tiền đồn của căn cứ. Từ trung đội này đến trung đội khác, vị chỉ huy trưởng binh chủng Mũ Mâu đã phải cúi người khom lưng chạy thật nhanh trong các giao thông hào, dưới hỏa lực yểm trợ của các trung đội bắn xối xảo vào rừng để đánh lạc hướng CQ. Đi theo vị chỉ huy trưởng Biệt động quân nhảy xuống Khe Sanh chỉ có 2 sĩ quan, đó là Thiếu tá Ngô Minh Hồng, đại diện Phòng 3 và Đại úy Trần Đình Đàng, đại diện Phòng 1 thuộc bộ chỉ huy Biệt động quân QL.VNCH.

* Từ Tết Mậu Thân 1968 đến Mùa Hè 1972
Khi CSBV mở cuộc tổng công kích Mậu Thân 1968 đợt 1 và đợt 2 tại Sài Gòn-Chợ Lớn, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Trần văn Hai đã có mặt ngay trên trận địa của các tiểu đoàn Mũ Mâu để đôn đốc, chỉ thị cho các đơn vị trưởng điều động lực lượng quyết chiến với địch quân, giành lại từng con đường, từng khu phố bị CQ chiếm giữ. Tháng 6/1968, sau khi được thăng cấp đại tá, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia thay Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (từ giữa năm 1970, Tổng nha Cảnh sát Quốc Gia được cải danh thành bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia). Tháng 7 năm 1970, Đại tá Trần Văn Hai được thăng cấp chuẩn tướng và cũng trong tháng 7, ông đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44 thuộc Vùng 4 chiến thuật (từ tháng 8/1970, các Vùng chiến thuật được cải danh thành Quân khu). Năm 1972, Tướng Trần Văn Hai được điều động lên Cao nguyên để đảm trách chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 2.

* Tướng Trần Văn Hai trên chiến trường Cao nguyên Hè 1972
Trong trận chiến Mùa Hè 1972 tại Cao nguyên, Tướng Trần Văn Hai thường xuyên đôn đốc các đơn vị Biệt động quân phản công giải tỏa áp lực CSBV trên Quốc lộ 14. Ông đã đến tận trận địa của các tiểu đoàn Biệt động quân để trực tiếp ban quân lệnh phản công. Trong kế hoạch tái chiếm đỉnh Chu Pao, có độ cao trên 1059 mét, cách Pleiku 17 km về hướng Bắc, Tướng Trần Văn Hai đã đến tận tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 62 Biệt động quân biên phòng, sau đó ông đã cùng với 1 trung đội Biệt động quân hộ tống len lỏi theo đường rừng để lên căn cứ 41 cách Pleiku khoảng 15 km về hướng Bắc. Tại căn cứ này, ông đã thảo luận với vị đại tá chỉ huy cụm tuyến phòng ngự khu vực về kế hoạch phản công. Rời căn cứ này, ông trở lại bộ chỉ huy tiểu đoàn 61 Biệt động quân để trực tiếp ban lệnh tấn kích tái chiếm đỉnh Chu Pao.

* Từ Dục Mỹ đến Miền Tây
Năm 1973, Tướng Trần Văn Hai rời Cao nguyên về Dục Mỹ giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ kiêm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn (Huấn khu Dục Mỹ gồm ba quân trường: Biệt động quân, Pháo Binh và Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn). Đầu tháng 11/1974, trong kế hoạch tái phối nhiệm các tư lệnh đại đơn vị, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh thay thế, bổ nhiệm một số tư lệnh Quân đoàn và Sư đoàn. Theo nội dung sắc lệnh này, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam được cử giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4. Đây là lần thứ hai, Tướng Trần Văn Hai trở lại chiến trường miền Tây trong cương vị một tư lệnh chiến trường. Vào những năm cuối của cuộc chiến, bộ Tư lệnh chính của Sư đoàn 7 Bộ binh đặt tại căn cứ Đồng Tâm, tỉnh Định Tường.

* Những ngày cuối cùng của Tư lệnh Sư đoàn 7 BB Trần Văn Hai
Theo lời kể của Trung úy Huỳnh Văn Hoa (ấn bản tiếng Anh không ghi dấu), sĩ quan tùy viên của Tướng Trần Văn Hai, được cựu sĩ quan QL.VNCH Trịnh Văn Ngân ghi lại và sau đó được cựu sĩ quan Biệt động quân Vũ Đình Hiếu dịch sang Anh ngữ phổ biến trong đặc san Biệt Động Quân (ấn bản tiếng Anh), chi tiết về cái chết đầy dũng liệt của Tướng Trần Văn Hai được tóm lược như sau.

Trưa ngày 30 tháng 4/1975, sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Tướng Trần Văn Hai đã tập họp các sĩ quan tại Hội quán Sĩ quan Sư đoàn. Tại cuộc gặp gỡ lần cuối cùng này, Tướng Hai đã ngỏ lời cám ơn tất cả các sĩ quan đã cộng tác với ông trong thời gian qua, và ông gửi lời từ biệt đến các chiến hữu của mình. Cuối cùng, ông mong mỏi anh em nhanh chóng trở về nhà, lo cho gia đình và tránh đối mặt với phía “bên kia”.

3 giờ chiều, Tướng Hai gọi vị trung úy tùy viên vào văn phòng Tư lệnh. Khi người tùy viên bước vào, anh cảm nhận có một cái gì khác thường ở vị tư lệnh: ông không ngẩng đầu lên nhìn tùy viên của mình đang đứng trước mặt. Ông vẫn ngồi yên, suy nghĩ một điều gì đó. Một lát sau, ông ra dấu cho người tùy viên ngồi xuống ghế, và chậm rãi nói:
-Tôi cám ơn anh đã ở cạnh tôi vào giờ cuối cùng này...
Rồi Tướng Hai hỏi người tùy viên về tình hình gia đình. Cuối cùng, ông lấy từ ngăn bàn một gói bọc giấy báo cũ và nói:
-Sáng sớm mai, anh có thể trở về với gia đình. Anh vui lòng chuyển gói này cho mẹ tôi và nói với bà là đây là quà của tôi gửi. Anh cũng trấn an bà là đừng lo lắng cho tôi. Bây giờ thì anh có thể về phòng để thu xếp đồ đạc. Từ đây đến tối, khi nào cần tôi sẽ gọi anh.

Đứng nghiêm chào vị tư lệnh, người tùy viên trở về phòng riêng của mình. Đợi đến hơn 6 giờ chiều, anh vẫn không nghe điện thoại reo. Anh linh cảm một điều gì đó đã xảy ra, không thể bình tĩnh được nữa, anh quyết định quay trở lại văn phòng Tư lênh. Khi đến gần văn phòng Tư lệnh, trái tim anh đập mạnh, đèn vẫn sáng, nhưng không khí lạnh lẽo bao trùm. Anh đứng trước cửa và lắng nghe.. bên trong im vắng. Cố can đảm, anh vặn cửa, mở nhẹ và bước vào phòng: Một cảnh tượng bên trong đập vào mắt anh: Tướng Hai vẫn còn ngồi trên ghế sau chiếc bàn, đầu ông ngã lên thành ghế và gần như bất động, một cái ly rỗng còn ở trên bàn.

Liền khi đó, anh gọi cho tiểu đoàn Quân Y và bệnh xá Sư đoàn. Lúc bấy giờ chỉ còn một bác sĩ thiếu tá quân y ở đó. Anh báo cho vị quân y sĩ tình trạng của Tướng Hai, vài phút sau, vị bác sĩ đến trên một chiếc xe cấp cứu và đưa Tướng Hai về bệnh xá cấp cứu. Bác sĩ đã cố gắng cứu sống vị tư lệnh Sư đoàn, nhưng thuốc độc đã ngấm vào máu của vị tướng tuẩn tiết. Tướng Hai vĩnh viễn ra đi vào tối 30 ngày 30/4/1975 ở tuổi 49.

Đứng nghiêm chào vĩnh biệt vị chủ tướng, người tùy viên vội vã đón xe về Sài Gòn để báo tin cho gia đình Tướng Hai. Gói quà mà Tướng Hai gửi cho người mẹ vỏn vẹn có 70 ngàn đồng mà theo tỷ giá vào thời kỳ đó chưa đến 100 đô. Đó là món quà cuối cùng của Tướng Hai gửi cho mẹ già...

(Biên soạn dựa theo các bài viết trong đặc san Mũ Nâu, tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, tài liệu riêng của VB)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.