Hôm nay,  

Mở Hồ Sơ Đắm Tàu Indianapolis: Hạm Trưởng Tự Sát

11/09/200000:00:00(Xem: 6859)
Thủy thủ tàu ngầm Nga có thể đã chết ngay trong những phút đầu sau vụ nổ từ trong tàu, TT Vladimir nhận trách nhiệm trước quốc dân, cả nước để tang. Nguyên nhân tai nạn: có thể là vì tàu ngầm nguyên tử Kursk đã không được bảo trì đúng mức, tình trạng chung của quân đội Nga do ngân sách quốc phòng eo hẹp. Sự việc coi như xong, chỉ chờ vớt xác thủy thủ, lưu hồ sơ, cất vào kho.

Tuần dương hạm USS Indianapolis, thủy thủ đoàn gần 1200 người, không được mồ yên mả đẹp như thế. Rời cảng San Francisco ngày 16-7-1945, bị tàu ngầm Nhật bắn trúng 6 quả thủy lôi tối 29-7, chìm ngay trong 11 phút với khoảng 300 thủy thủ. 5 ngày sau thủy thủ đoàn mới được tiếp cứu, chỉ còn 317 người sống sót.

Đây là thảm họa lớn nhất lịch sử Hải Quân Hoa Kỳ còn nhiều uẩn khúc, tất cả thủy thủ sống sót của tàu Indianapolis đã bênh vực và đòi phục hồi danh dự cho hạm trưởng (bị xử oan), cũng không kết quả. Không ai nhận trách nhiệm. Và “người ta” muốn cho “chìm xuồng”.

Tạp chí Parade, nhân vụ tai nạn tàu ngầm Nga, vừa giở lại vụ án, dựa trên cuốn “The Terrible Hours” - thuộc hạng bán chạy nhất - của tác giả Peter Maas.

Hạm Trưởng Charles Butler McVay III của chiếc USS Indianapolis bị xét xử bất công trước Tòa quân sự nhưng không hề khiếu nại. Không lâu trước khi tự sát bằng súng (năm 68), ông chỉ nói vắn tắt với một người bạn thân rằng “Tôi cũng nên chìm theo con tàu thôi”.

Các nhân chứng kể rằng tàu Indianapolis đã chở món hàng mà Hạm Trưởng không bao giờ có thể nghĩ tới: “nhân” Uranium của 2 quả bom nguyên tử sẽ ném xuống Nhật Bản 3 tuần sau, chứa trong 2 ống chì khổng lồ. Sau khi giao hàng ở hải đảo nhỏ bé Tinain (tây Thái Bình Dương), tàu trực chỉ Guam, rồi từ đó vượt biển Philippines để tới một căn cứ trên đảo Leyte, thuộc quần đảo Philippines. Không có phương tiện chống tàu ngầm, lời yêu cầu cho khu trục hạm hộ tống cũng bị bác, Hạm Trưởng McVay III được chỉ thị đi theo hình chữ chi (zigzag) tùy theo tầm nhìn trên biển và thời tiết, và được trấn an rằng không có mối đe dọa tàu ngầm Nhật trên đường đi.

Chập tối 29-7, mây che khuất trăng non, trời tối đến mức không thể nhìn thấy đầu kia của con tàu, tuần dương hạm ngưng chạy zigzag, Hạm Trưởng tạm lui vào phòng riêng nghỉ ngơi. Quãng nửa đêm, trong một thoáng, mây có kẽ hở, trăng lưỡi liềm chiếu xuống, tàu ngầm Nhật I-58 trồi lên, thấy ngay chiếc Indianapolis. Chuyện phải đến đã đến: chiếc Indianapolis lãnh đủ 6 trái thủy lôi. Trái đầu phá tung mũi tàu, trái thứ nhì trúng ngay khu chứa nhiên liệu.

Trong những giây phút nguy khốn nhất ấy, tàu Indianapolis đã đánh đi ít nhất 3 công điện cầu cứu SOS. Khoảng 300 người chết theo tàu. 900 người còn lại, cả Hạm Trưởng, bám phao, xuồng, và bất kể thứ gì, trôi nổi trên mặt biển đầy dầu và cá mập. Ngày thứ nhì rồi ngày thứ 3 trôi qua không thấy gì, đến ngày thứ tư thì rõ ràng là không ai biết tới sự mất tích của họ. Mọi thủy thủ sống sót phải cố giữ cho cằm của mình cao hơn mặt nước, ban ngày cầu cho đêm tới để không bị phơi dưới nắng mà không có nước uống, giữa những bầy cá mập lượn quanh tìm mồi. Có khi, thủy thủ nhìn thấy chiếc đuôi của chúng và thoáng sau là tiếng thét của bạn mình. Phải đến trưa ngày thứ tư, tình cờ một phi cơ của Hải Quân nhìn thấy vết dầu loang trên biển, phát hiện ra thủy thủ đoàn bị nạn. Tính đến lúc cuộc tiếp cứu quy mô hoàn tất, 317 người sống sót, bằng 1/4 thủy thủ đoàn. Tin đắm tàu Indianapolis được Hải Quân công bố cùng ngày Nhật đầu hàng, nên không mấy ai chú ý.

Báo chí bắt đầu đặt vấn đề: tại sao" Hành động nhanh gọn của Hải Quân là đưa Hạm Trưởng McCay ra Toà Quân Sự, và “xét thấy Hạm Trưởng có tội gây nguy hại cho tàu trong lúc chiến tranh”, kèm theo lời giải thích là Hạm Trưởng đã không tuân thủ chỉ thị lái tàu đi zigzag. Vấn đề thủy thủ đoàn bị bỏ rơi trên mặt biển không được nói tới.

Bẵng đi một thời gian, đến năm 1958, ký giả Richard Newcomb thu thập lời kể của các thủy thủ sống sót và vụ án Hạm trưởng McVay, viết thành cuốn “Con Tàu Bị Bỏ Rơi” - bán rất chạy (sẽ tái bản Tháng Giêng tới). Đến năm 96, dựa theo danh sách ở phần phụ lục của cuốn “Con Tàu Bị Bỏ Rơi”, Hunter Scott, một học sinh 11 tuổi, bỏ công tìm hiểu bằng cách liên lạc với các thủy thủ sống sót. Cậu Scott, và khám phá ra rằng ít nhất 3 căn cứ hải quân nhận được điện SOS, nhưng phớt lờ hoặc cho là điện đánh lừa của tàu Nhật.

Mãi đến đầu thập niên 1990, những tài liệu được giải mật mới tiết lộ thêm rằng Bộ Tư Lệnh Hải Quân biết có tàu ngầm Nhật I-58, và 1 chiếc nữa trong vùng biển kể trên. 4 ngày trước, một trục hạm Hoa Kỳ đã trúng thủy lôi của tàu ngầm Nhật cùng trên quãng đường đó. Về hệ thống phân cấp ban lệnh cho Hạm Trưởng McVay, Bộ TL Hải Quân thông báo vắn tắt: “Không có gì trên giấy tờ, các nhân chứng đã qua đời cả”!

Đến năm 1999, kết quả thu thập của Hunter Scott, và sự gặp gỡ với Scott và các thủy thủ sống sót mới thuyết phục được Nghị Sĩ Bob Smith (cũng là 1 cựu Hải Quân) rằng “Có bằng chứng (không phải để viết lại, mà là) để hiệu đính lại lịch sử liên quan đến con tàu Indianapolis”. Trong các cuộc điều trần do Nghị Sĩ John Warner, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ, tổ chức, cựu thủy thủ Paul Murphy - đứng đầu Hội Indianapolis Survivors, yêu cầu một điều rất cảm động “hãy phục hồi danh dự cho Hạm Trưởng McVay”.

Nhưng, đề đốc Donald Piling phán: Hạm Trưởng McCay không bị xét xử về tội bỏ tàu, mà vì không tuân lệnh lái tàu chạy zigzag! Mùa Xuân năm nay, Hạ Nghị Viện đã chấp thuận một nghị quyết, nhận rằng vụ kết tội Hạm Trưởng McVay là “một sự áp dụng công lý sai lạc gây thương tổn đến nghề nghiệp của đương sự”. Quyết nghị của Thượng Viện còn “ấm ớ” hơn, rằng “Không có sự tắc trách về phần Hạm Trưởng”, nhưng không nói là bất công đã xẩy ra với Hạm Trưởng.

Năm 1960, nhờ cuốn sách “Con Tàu Bị Bỏ Rơi”, cuộc họp mặt đầu tiên của thủy thủ đoàn sống sót thành hình, được báo Washington Post tường thuật. Các thủy thủ cho biết Hạm Trưởng McVay miễn cưỡng tới dự, vì không ngờ rằng ông được các thuộc cấp cũ đón mừng với tình chân thật, rất cảm động. Họ nghiêm chào ông, trước khi bước tới ôm hôn. Nhưng, bấy nhiêu không đủ nâng đỡ tinh thần uất hận của ông: năm 1968, sau khi nhận một lá thư trách móc của thân nhân thủy thủ bị chết, ông kê súng vào đầu, bóp cò!

(Phí Ích Bành tái biên)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.