Hôm nay,  

Nhà Văn Võ Hồng

08/08/199900:00:00(Xem: 8575)
Nhà văn Võ Hồng, nhà giáo và là người cầm bút nổi tiếng một thời của Miền Nam thời trước 1975, bây giờ đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn còn cầm bút. Trái với lời tuyên truyền của nhà nước rằng Võ Hồng có ngòi bút thiên tả, thực sự văn chương ông chỉ phục vụ cho con người — những nhà nông, học trò, thầy giáo... — nghĩa là những gì của đời sống nồng thắm quanh ông. Ông không hề uốn ngòi bút để ngợi ca nhà nước, nhưng nhà nước phải uốn lời để chứng minh rằng ông về cùng một phe. Dưới đây là vài đoạn trích của báo Thể Thao và Văn Hóa viết về ông, trong hình thức vơ vào phe mình.
Ở tuổi 80, nhà văn Võ Hồng của Miền Nam Trung Bộ vẫn tiếp tục cống hiến cho đời những dòng văn nhiều suy tư, trải nghiệm và thấm đẫm tình người.
Nói đến miền Trung, người ta hay nghĩ đến mảnh đất của thi ca. Riêng Phú Yên, vùng biên cương của một thời mở nước, là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho Trần Mai Ninh, Hữu Loan dệt nên Tình sông núi, Nhớ máu, Đèo Cả bất tử và cho bao thi sĩ khác từ Tản Đà đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Đỗ Huy Nhiệm, từ Nguyễn Mỹ đến Thanh Quế, Thanh Thảo, Trần Vũ Mai... Nhưng đâu chỉ có thi ca. Vùng đất mãi “âm vang bước gió trường kỳ - lớp lớp người người lao mình... mở cõi” còn là cái nền ngồn ngộn sức sống cho văn xuôi, mà Võ Hồng là một trong những nhà văn thành công nhất khi biết cách khai thác và “trụ” vững trên cái nền ấy, bằng hơn 20 tác phẩm đầy tính nhân văn của mình.
Võ Hồng sinh ngày 5-5-1921 bên dòng sông Ngân Sơn thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ông là nhà văn xuất thân từ nhà giáo, từng làm Hiệu trưởng Trường trung học Lương Văn Chánh ở Phú Yên thời kháng Pháp. Sự nghiệp văn chương Võ Hồng khởi đầu bằng truyện ngắn Mùa gặt đăng trên tờ Tiểu thuyết thứ Bảy ở Hà Nội, năm 1939. Trên nguyệt san Văn ra ngày 1-9-1972, trong một bài trả lời phỏng vấn, nhà văn Võ Hồng nói rằng: “Ước vọng của tôi là tìm gặp những ông nông già, ông chài lưới tôm, ông thợ rừng... nghe họ kể chuyện làm ăn, âu lo, hy vọng...” Ước vọng ấy thể hiện trên từng trang văn và gần như là cái mạch xuyên suốt hơn 20 tác phẩm của ông, cả truyện ngắn lẫn truyện dài, thậm chí ở trong những bài thơ giản dị, súc tích. Và không chỉ bằng tài năng, Võ Hồng còn thể hiện ước vọng ấy bằng tấm lòng chân thành, bằng tình yêu mạnh mẽ và bằng cả sự biết ơn đối với mảnh đất “chôn nhau, cắt rốn” của mình. “Ngoài cảnh sắc núi sông, cung cách làm ăn sinh hoạt, tôi đặc biệt thương cái ngôn ngữ quê mùa của bà con, cái ngôn ngữ mà các bạn trẻ khi học lên cao, có chút địa vị là họ lật đật chối bỏ”, nhà văn tâm sự.

Thời trẻ, Võ Hồng từng ôm mộng du học Nhật Bản, với mong muốn đem kiến thức về phục vụ xứ sở. Năm 1943, ông theo học lớp Nhật ngữ ở Hà Nội. Nhưng chẳng bao lâu sau, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập với sự tham gia của một số nhân sĩ, trí thức ở ba miền. Võ Hồng được ông Trần Văn Lý, Tổng đốc bốn tỉnh cực Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) mời lên Đà Lạt trợ giúp giao thiệp với người Nhật.
Võ Hồng cũng đã tham gia kháng chiến suốt 9 năm chống Pháp. Đây chính là cái vốn mà về sau Võ Hồng viết nên những tác phẩm đầy sinh động. Trong cuốn sách Văn học yêu nước và cách mạng ở Sài Gòn và các thành thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá trân trọng viết về Võ Hồng: “Có thể nói ông là nhà văn của lòng nhân ái, những tình cảm nhân bản cao quý - tình cha con, tình mẹ con, tình anh em, tình thầy trò - qua hàng loạt tác phẩm như: Vết hằn năm tháng, áo em cài hoa trắng, Lá vẫn xanh, Mái chùa xưa, Con suối mùa xuân... nhưng đáng chú ý và có thể nói là dũng cảm, đó là những truyện ngắn in trong 2 tập Hoài cố nhân, Trầm mặc cây rừng và 2 cuốn tiểu thuyết liên hoàn: Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay...”
Qua những trang văn của Võ Hồng, hình ảnh của một thời kỳ đầy biến động ở vùng đất Nam Trung Bộ, Tây Nguyên hiện lên rất sống động, với những quang cảnh, những con người, những mẩu chuyện, có đặc điểm, tính cách, số phận riêng biệt, mang vóc dáng sử thi. Nhà văn thổ lộ: “Tôi muốn ghi lại những gì đã xảy ra, ghi chân thật, không khen chê, không định kiến, không thành kiến, không hậu ý, như người thợ bấm máy chụp hình không dàn dựng sắp đặt. Tôi thương cho các thế hệ tổ tiên của tôi làm việc, ăn ở cực khổ nhọc nhằn, tôi thương đồng bào thuộc thế hệ tôi cũng nhọc nhằn cực khổ và tôi muốn các thế hệ con cháu biết được cụ thể sinh hoạt của các thế hệ ông cha!”
Càng đáng khâm phục hơn, khi gần 80 tuổi, 60 năm vui buồn nghiệp văn, bây giờ ngòi bút Võ Hồng vẫn không ngừng nghỉ, tiếp tục cống hiến cho đời những dòng văn nhiều suy tư, trải nghiệm và thấm đẫm tình người...
Bạn thấy không, nhà văn Võ Hồng nhiều thập niên dưới chế độ CSVN mà lòng vẫn gìn giữ được tấm lòng nhân hậu với con người, những nhân vật trong truyện ông rất mực nhân hậu, tử tế... Ông cầm bút thực sự không vì để củng cố chế độ CSVN, nhưng chỉ là để gìn giữ chút tình người còn lay lắt trong những người bị áp bức. Ông vượt ra ngoài các chế độ, dù là VN Cộng Hòa hay CSVN. Ông là nhà văn vì con người, vì những người nghèo khó, đau khổ, bị trấn áp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.