Hôm nay,  

Âu Châu Sửa Soạn Thời Kỳ Hậu Milosevic

30/09/200000:00:00(Xem: 3802)
PARIS (KL) - Theo tin của Washington Post, phe đối lập tại Nam Tư tuyên bố thắng cử trong công cuộc bầu tổng thống, chính quyền của các quốc gia Âu châu có vẻ vội vã công nhận sự thắng cử này, lại bắt đầu nghĩ làm thế nào để kết hợp đuợc tất cả các phe tại Nam Tư lại với nhau, trong khi Tổng thống Milesovic vẫn nắm quyền và quyết tâm tranh cử trong cuộc tái bầu cử.

Nếu như ông Milosevic quyết định dùng quyền lực, ông đã có sẵn trong tay một lực luợng cảnh sát khoảng từ 80 ngàn cho tới 100 ngàn người. Lực luợng cảnh sát này hầu hết là dân tộc Serb, rất kỷ luật và được huấn luyện để trung thành với ông.

Trong lực lượng cảnh sát này, còn có lực lượng cảnh sát đặc biệt, lực luợng này có các xe bọc sắt, các trực thăng và có đủ các loại súng máy, một lực lượng quyết tử đứng hàng thứ hai sau lực luợng cảnh sát dã chiến chống biểu tình.

Ngoài lực lượng cảnh sát, ông lại còn có đám nhân dân tự vệ trong số 7,5 triệu dân Nam Tư, chưa kể số dân hiện nay của Kosovo. Đám nhân dân tự vệ đuợc những cựu tù nhân có án tù trước đây cầm đầu và rất trung thành với Milosevic.

Trong đám nhân dân tự vệ này đặc biệt có phe của Frenki Simatovic, một cảnh sát truởng chuyên về chống khủng bố. Tên cảnh sát trưởng này có tiếng táo bạo và bạo tàn, tên này đã từng tạo mưa, tạo gió truớc đây tại Kosovo, hắn đã bất kể người dân ltại Kosovo là Bosnia, Crotia hay Serbia, hắn nghĩ thấy cần hắn cho lệnh bắn hay tàn sát ngay.

Còn tổng tư lệnh Nebojsa Pavkovic công bố là quân đội ông sẽ không can thiệp vào việc bầu cử, nhưng nhìn kỹ ông này đã coi ông Milosevic như một vị chỉ huy tối cao của quân đội để sẵn sàng nhận lệnh của Milosevic.

Pháp giữ chức vị chủ tịch luân phiên của Liên Minh Âu châu, Pháp đã đi trước để yêu cầu các giới chức Âu châu khởi sự làm kế hoạch chi tiết để bãi bỏ sự trừng phạt đối với Nam Tư trong khi chính quyền Belgrade chưa đuợc giải quyết hoàn toàn. Đòn này có hai mặt: để cho Nam Tư nhìn thấy ngay cái lợi kinh tế mà họ đang trông đợi một khi Milosevic ra đi, mặt khác là tạo thêm áp lưc để Milosevi phải ra đi cho thiệt sớm.

Ủy ban Bầu cử Liên bang Nam Tư đã công bố ứng cử viên đối lập Vojislav Kostunica là người thắng cử hơn điểm Milosevic 10%, nhưng hội đồng cho tái bầu cử được mở vào ngày 8 tháng mười bởi vì không có ứng cử viên nào nhận đủ túc phiếu để chiếm đa số vào ngày chủ nhật. Phe đối lập đã tuyên bố Kostunica thắng cử công khai với số phiếu 52,54% đã nhận được .

Ngày thứ tư, Tổng thống Jacques Chirac của Pháp đã yêu cầu đổi thái độ đối với Nam Tư, còn ông Romano Prodi, chủ tịch của Ủy ban châu Âu, một ban hành động của châu Âu lại cho biết, Liên Minh đang lập kế hoạch để tái thiết hạ tầng cơ sở của Nam Tư đã bị hỏng. Nếu như hành động có mục đích công cộng để gây áp lực, ngày nay Pháp lại có rất ít sự ủng hộ của chính quyền Moscow, vì nhà bộ trưởng ngoại giao Igor Ivanov đã cho biết Nga sô không có ý để bắt buộc Milosevic phải đứng sang một bên như dọn đường.

“Nga sô sẽ không làm áp lực với bất cứ ai tại Nam Tư. Chuyện này hoàn toàn là chuyện nội bộ của Nam Tư,” theo như lời ông Ivanov tuyên bố sau khi có cuộc gặp mặt giữa bộ trưởng ngại giao Hubert Vedrine của Pháp với Tổng thống Vladimir Putin của Nga sô, những lời công bố này đã được thông tấn Interfax của Nga cho truyền lại.

Suy nghĩ kỹ để đi tiến tới các vấn đề trừng phạt, Tổng thống Clinton đã xác nhận để bỏ các biện pháp trừng phạt ngay sau khi chính qyền dân chủ nắm được quyền.. Tuyên bố ngay tại Washington sau khi gặp mặt Thủ tuớng Wim Kok của Đức, Tổng thống nói: “Chúng ta tất cả cùng tuyên bố với lời lẽ rõ rệt rằng, ngay khi chính quyền dân chủ lên tại đó, các trừng phạt đuợc bỏ đi.” Ông Kok cũng đã công nhận theo đường lối này.

Chính phủ Anh lại cho biết, hãy còn quá sớm để nói chuyện chấm dứt các trừng phạt.

Các phản ứng khác nhau thường phản ảnh các thái độ của châu Âu đối với Nam Tư, nhất là đối với dân tộc Serb đang khống chế Liên bang của hai nuớc cộng hòa Nam tư. Pháp và ÝÔ ít chỉ trích chính quyền Belgrade hơn các quốc gia Âu châu khác và có nhiều cố gắng để khôi phục lại các quan hệ bình thường một khi ông Milosevic được mời đi chỗ khác chơi. Nga sô lại có mối quan hệ lịch sử và văn hoá nặng nề với dân tộc Serb. Nhưng đã có sự tương phản như hồi năm ngoái, Nga sô đã la ó phản đối um sùm chống lại sự oanh kích NATO vào Nam Tư, các nhà lãnh tụ và chính quyền Nga lại ủng hộ mạnh mẽ tiến trình bầu cử và lơ lửng để ủng hộ Milosevic .

Anh quốc hình như muốn là phải để chóp bu ra đi, mới nói tới chuyện bỏ trừng phạt. Phát ngôn viên của bộ ngoại giao Anh đã cho các báo chí tại London biết , bất cứ sự bỏ trừng phạt nào được bỏ đi đều vin vào cớ dân chủ cho Serbia và không được cản trở điều này. “Vào ngay lúc này, chúng tôi không đề nghị các ngài làm như thế, bởi vì chúng tôi không cho rằng nó là cái cớ để chúng tôi cho bỏ đi các sự trừng phạt.”

Nhà phát ngôn viên này cho biết thêm: “Chúng tôi nhìn thấy tình thế hỗn độn hiện nay mà Milosevic đang tạo ra.”

Sau cuộc bầu cử ngày chủ nhật, theo lời tuyên bố của Pháp như là Kostunica đã bắt đầu làm lễ nhận chức. Theo lời cũa nữ phát ngôn viên của Pháp, ông Chirac đã chúc mừng dân chúng Nam Tư như khước từ chính sách nguy hại và không lối thoát của Milosevic.

Căn cứ vào lời tuyên bố của ông Chirac, ông đã nói ; ” Tôi muốn nói với nhân dân Serb rằng tất cả đề có thể làm lần nữa. Cuộc bầu cử ngày 24/9 đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc hoà giải giữa Liên bang Cộng hòa Nam Tư với Liên Minh Âu châu.”

Tại Moscow, Vedrine cho biết ông đã không cho rằng việc quyết định làm thế nào giải quyết với Milosevic lại đưa đến sự khủng hoảng giữa Moscow và Âu châu. ” Tôi có cảm giác Nga sô quan tâm nhiều hơn nữa, ông Milosevic không được hỗ trợ,” theo như ông này đã cho biết.

Một lý do mà Nga phải thận trọng như Moscow vẫn coi mình là một nhà hoà giải có thực lực, một vai trò đã từng đóng trong cuộc khủng hoảng của Kosovo hồi năm ngoái và cố giữ lại cán bẩy này vào trường hợp bị thất bại. Phó chủ tịch Vladimir Lukin của hạ viện Nga sô, viện Duma quốc gia, đã giới thiệu Nga có thể làm việc như một người trung gian giữa Milosevic với phe chính trị đối lập

Thông tấn Interfax của Nga nhấn mạnh Moscow đã hăng hái tiếp súc với phe đối lập qua các sứ giả, trong đó có cả Kostunica, họ lạ những người khách thường tới Nga sô. Hơn nữa Moscow đã nối lại quan hệ với Tây phương bị đứt trong chiến tranh tại Kosovo, trong khi đó lơ là quan hệ với Milosevic.

Trong khi đó các lãnh tụ của CSVN đã nhìn thấy thân phận của họ qua hình ảnh của Milosevic trong một ngày nào đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.