Hôm nay,  

Tham Dự Đại Hội Pháp Thoại, Csvn Bị Kể Tội Nhân Quyền

16/12/200200:00:00(Xem: 3888)
Một nhật báo Thụy Sĩ trong số ra đúng ngày khai diễn hội nghị cấp bộ trưởng Khối Pháp Thoại đã đăng 1 bài viết kết tội nhà nước CSVN vi phạm nhân quyền. Bản Tin của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ ghi như sau.
Lê Chí Quang, chế độ Hà nội và Hội Nghị Pháp thoại.
Xuất bản tại Lausanne, nhựt báo Le Matin (Buổi Sáng), được đọc nhiều nhứt ở vùng Thụy Sĩ Pháp thoại, số ra ngày thứ ba 12 tháng 12 năm 2002, đã cho đăng nơi trang thời sự "Thế giới" bài viết của Nguyên Lê Nhân Quyền (LHNQVNTS) đúng vào ngày khai diễn Hội Nghị cấp bộ trưởng của Tổ chức Quốc tế Pháp thoại (Organisation Internationale de la francophonie) .
Bản Việt ngữ dựa theo nguyên văn bài báo viết bằng Pháp ngữ *
Việt Nam bất xứng để được tham dự Hội Nghị Pháp thoại tại Lausanne
Hôm nay và ngày mai, Hội nghị Pháp thoại cấp bộ trưởng kỳ thứ 18 diễn ra tại Lausanne. Đại diện của chế độ Hà nội sẽ đến đây như trù liệu. Đề tài chính thức của hội nghị sẽ là "Vai trò chủ yếu của sự đối thoại giữa các nền văn hóa trong sự cổ xúy và phát triển hòa bình".
Làm sao đối thoại nếu không có sự tương kính và lòng bao dung" Cũng như làm sao có hòa bình thật sự nếu công lý bị chà đạp vàø tự do bị đày ải" Thế mà tại Việt Nam, để có thể đối thoại và xây dựng hòa bình, những điều kiện thiết yếu đó bị khiếm khuyết một cách tệ hại.
Thành tích đáng buồn phiền
Cái Nhà nước gọi là "pháp thoại" đó từ lâu nay đã lạm dụng nguồn tài trợ của tổ chức Pháp thoại. Nhưng họ lại dành ưu thế cho thứ ngôn ngữ "lừa đảo và gian dối" (tiếng nói chính thức rất thịnh hành dưới những chế độ cộng sản Liên Sô, Trung cộng và chư hầu). Đây là bằng chứng: (Phan Thúy Thanh) người nữ phát ngôn của chế độ luôn luôn phủ nhận sự hiện hữu của những tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm ở đằng sau bức màn tre.

Việt Nam không phải là một trường hợp riêng lẻ. Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã từng phổ biến một điệp văn để báo động: "Tổ chức Pháp thoại nhắm mắt làm ngơ trước những vụ vi phạm quyền tự do diễn đạt tư tưởng xảy ra hàng ngày". Trong số 55 Nhà nước và chính phủ tham dự hội nghị thượng đỉnh Pháp thoại (Beyrouth, nước Liban, tháng 10 năm 2002), Việt Nam, Lào, Tunisie và Guinée équatoriale là những chế độ đàn áp quyền tự do báo chí khốc liệt nhứt. Cho nên Phóng viên Không Biên giới đã chẳng chút do dự đòi bốn Nhà nước bất xứng đó không được tham dự hội nghị thượng đỉnh Pháp thoại nói trên.
Một thực tại tối tăm: ở Đông Nam Á, chế độ Hà nội đã trở thành đỉnh cao của chánh sách kiểm duyệt, trấn áp và bóp nghẹt ngôn luận. Phóng viên Không Biên giới gần đây có thiết lập một bảng xếp hạng về sự tôn trọng quyền tự do báo chí. Trong 139 Nhà nước được chấm điểm, Việt Nam chiếm hạng thứ 131, đứng sau nước Irak nhưng trước Erythrée, Lào, Cuba, Bhoutan, Turkménistan, Miến Điện, Trung Hoa và Bắc Hàn (hạng thứ 139). Như vậy, Hà nội có mặt trong đám mười Nhà nước hủy hoại tự do nhiều nhứt trên thế giới.


Vì lẽ đó, Ngày Quốc tế Nhân Quyền năm nay nhắc chúng ta nhớ rằng rất nhiều nhà văn, nhà báo, tu sĩ Thiên chúa giáo và Phật giáo bị khốn khổ do sự hành hạ và ngược đãi tàn nhẫn của Nhà nước "quân đội-cảnh sát" trị ở Việt Nam. Tự do báo chí không hề có. Tìm đâu ra một nhà xuất bản độc lập ( không phải là cơ sở kinh doanh của chính quyền hoặc không bị công an kiểm soát)"
Lê Chí Quang, trường hợp điển hình
Năm nay, công an đã tiến hành nhiều vụ bắt giữ và giam cầm trái phép. Gần đây, Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Hội Văn Bút Quốc tế (P.E.N. International) và một số dân biểu Quốc hội Âu châu đã đồng loạt lên tiếng với Phóng viên Không Biên giới, để phản đối chế độ Hà nội tuyên án tù Lê Chí Quang một cách bất công. Nhà luật học và nhà văn trẻ này (mới 32 tuổi) bị bắt ngày 21 tháng 2 năm 2002. Ông bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế hôm 8 tháng 11 vừa qua chỉ vì đã hành sử quyền tự do diễn đạt tư tưởng. Phiên tòa chỉ diễn ra trong vài tiếng đồng hồ. Không có luật sư độc lập biện hộ. Phóng viên báo chí ngoại quốc không được phép dự khán. Hai người duy nhứt hiện diện, song thân của ông Lê Chí Quang kể lại rằng con trai của họ rất tiều tụy và bộ mặt sưng phù. Được biết ông Lê Chí Quang đau thận nặng mà cai quản trại giam thì từ chối để ông được trị bịnh.
Ân xá Quốc tế xúc động và kinh ngạc
Ân xá Quốc tế bày tỏ nỗi xúc động và kinh ngạc: "Bản án của người tù lương tâm Lê Chí Quang cho thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam nhứt quyết trấn áp thô bạo quyền tự do diễn đạt tư tưởng bằng cách viện dẫn pháp chế liên quan đến an ninh quốc gia".
Nhắc lại, đêm thứ ba 10 tháng 12 năm 2002 (Ngày Quốc tế Nhân Quyền), những ngọn nến dù có mong manh ra sao, chúng ta cũng vẫn cùng nhau thắp lên. Những đóm lửa hy vọng thể hiện tình đoàn kết với những nạn nhân của mọi chế độ độc tài. Chúng ta thắp lên một ngọn nến cho Lê Chí Quang đang bị lưu đày trong trại tù tập trung ở phía nam Hà nội. Và không quên thắp lên những ngọn nến cho hàng ngàn hàng vạn tù nhân khác, và cho thân nhân của họ đang bị công an của chế độ Hà nội sách nhiễu và hăm dọa trừng phạt.
Nguyên Lê Nhân Quyền
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ghi chú: Có 56 nước gởi đại diện đến Hội nghị Pháp thoại cấp bộ trưởng kỳ thứ 18. Tổng cộng hơn 300 tham dự viên, gồm cả 30 tổng bộ trưởng. Các phiên họp không mở ra cho công chúng. Có thể vì đại đa số các Nhà nước hội viên của Tổ chức Quốc tế Pháp thoại đều bị tố cáo vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, chẳng có gì đáng để hãnh diện phô trương. Nhứt là chế độ Hà nội. Không thấy một tờ báo hay một đài vô tuyến truyền hình nào ở Thụy Sĩ nhắc đến phái đoàn CSVN có mặt tại Hội Nghị lần đầu tiên được tổ chức trên xứ sở của nhà nhân ái Henri Dunant và nhà thơ Charles-Ferdinand Ramuz.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.