Hôm nay,  

50 Năm Sau Điện Biên Phủ: Ăn Mừng Trong Cay Đắng

22/06/200400:00:00(Xem: 5477)
(Nguyễn Q. Khải lược dịch)
LGT: bài lược dịch này được viết với sự đồng ý của nhà báo Bùi Tín và chính yếu dựa vào bài của ông với tựa đề "Fifty Years On" đăng trên tạp chí Far Eastern Economic Review, số 13.5.2004. Bản tiếng Pháp được đăng trên tờ Courrier International dưới tựa đề "Điện Biên Phủ, Victoire au gôut amer", ngày 13.5.2004. Điều đặc biệt trong dịp này là các báo quốc tế lớn nói trên đã không đăng những bài viết từ Hà-Nội mà lại đăng một cách trang trọng bài viết của một nhà báo Việt-Nam lưu vong đang sống tại Pháp.
Ông Bùi Tín là một cựu sĩ quan và phóng viên trong quân đội miền Bắc. Ông từng tham chiến chống lại quân đội viễn chinh Pháp, Mỹ và Khmer Đỏ và tham dự vào Ủy Ban Hỗn Hợp Bốn Bên để thi hành Hiệp Định Paris 1973. Ông giải ngũ vào năm 1982 để ra làm việc cho tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng CSVN. Ít lâu sau ông được bổ nhiệm làm phó Tổng Biên Tập của tờ báo này. Trong dịp qua Pháp vào tháng 9, năm 1990 ông Bùi Tín xin tị nạn chính trị và hiện cư ngụ tại Paris. Trong 10 năm qua ông đã xuất bản một số sách bằng tiếng Việt, Pháp và Anh trong đó có "Hoa Xuyên Tuyết", "Mây Mù Thế Kỷ", "Mặt Thật - Hồi Ký Chính Trị Của Bùi Tín", "Following Ho Chi Minh: The Memoirs of A North Vietnamese Colonel", "Vietnam - La Face Cachée Du Régime", và "From Enemy To Friend: A North Vietnamese Perspective On The War".
*
Căn cứ Điện Biên Phủ của quân đội viễn chinh Pháp thất thủ vào ngày 7.5.1954 đánh dấu sự chấm dứt cuộc đô hộ gần 100 năm của thực dân Pháp trên đất nước Việt-Nam. Mặc dù tăng cường căn cứ Điện Biên Phủ với một số lượng binh sĩ và võ khí đáng kể, quân đội viễn chinh Pháp đã không đương đầu nổi với chiến thuật của Tướng Võ Nguyên Giáp và lực lượng kháng chiến dưới sự điều khiển của các đảng viên Cộng Sản. Sau đó Pháp đã hoàn toàn rút khỏi Việt-Nam vào năm 1955.
Điện Biên Phủ là một địa danh của một nơi ở gần biên giới Việt-Lào trước đây ít người biết đến. Nhưng nó đã chứng kiến một trận chiến đẫm máu kéo dài gần hai tháng. Tôi có mặt tại Điện Biên Phủ trong 3 tuần lễ của năm 1954 để đưa một nhóm 20 sĩ quan trẻ ra mặt trận để bổ xung cho những sĩ quan chỉ huy đã nằm xuống. Chỉ có ba người trong nhóm này sống sót.
Cho đến nay con số tổn thất của đôi bên tại Điện Biên Phủ vẫn còn là một điều bí mật. Theo sự ước đoán của tôi, phía Việt-Nam có khoảng từ 12,000 - 15,000 binh sĩ tử trận và một số tương đương bị thương nặng. Khoảng 3,000 quân nhân Pháp bị bắt làm tù binh đã chết trong các trại giam của quân kháng chiến trong khoảng thời gian từ ngày 7 tháng 5 tới giữa tháng 9, 1954 vì buộc phải lội bộ trên các con đường sỏi đá hoặc bùn lầy với đôi chân đất và vì bệnh tật.
Rất khó mà đổ lỗi về thảm kịch lịch sử này cho ai. Đây là một hậu quả tự nhiên không thể tránh được của một lối nhìn chính trị thiển cận theo đó chỉ có giai cấp đấu tranh và chuyên chính vô sản tàn bạo. Trong lối nhìn đó, những danh từ như "chủ nghĩa nhân văn", "lòng nhân đạo", hoặc ngay cả "đời sống" có nghĩa hoàn toàn khác hẳn với nghĩa thông dụng mà chúng ta thường hiểu.

Tôi thường tự hỏi chúng ta có cần những sự hi sinh khủng khiếp như thế để dành độc lập hay không. Với thời gian trôi qua, tôi ngày càng ngờ vực hơn. Độc lập là mục tiêu chiến đấu của chúng tôi, nhưng trên thực tế, Điện Biên Phủ đã được các lãnh tụ Cộng Sản Việt-Nam ca ngợi như là một bành trướng thắng lợi của đế quốc Cộng Sản, đáp ứng cho tham vọng về quyền lực và đất đai của nó. Họ hãnh diện là Việt-Nam đã trở thành một con tốt đen trên bàn cờ quốc tế dưới nhãn hiệu "dân chủ nhân dân" - một cụm từ do Joseph Stalin sáng chế, nhưng trên thực tế chẳng có tính chất gì là dân chủ hay nhân dân cả - và là một tiền đồn của chủ nghĩa cộng sản trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Ngày nay đế quốc cộng sản không còn nữa, nhưng Việt-Nam vẫn chưa phục hồi được nền độc lập vì vẫn bị trói chặt và phụ thuộc vào một chủ nghĩa ngoại lai.
Độc lập phải đi đôi với tự do và hạnh phúc, Hồ Chí MInh nói với chúng tôi như thế - ít nhất về mặt lý thuyết. Trong thế giới ngày nay nền độc lập quốc gia thực sự phải đi kèm với dân chủ và những quyền tự do căn bản - nền móng của nhân phẩm con người. Trái ngược với điều này, tại Việt-Nam ngày nay, tự do báo chí, tự do phát biểu, tự do tôn giáo và quyền bỏ phiếu tự do bị coi là phá hoại. Tuy nhiên, đây chính là những quyền tự do mà chúng tôi đã tranh đấu tại Điện Biên Phủ, một ý nghĩ đã đè nặng trong tâm trí chúng tôi cho đến ngày nay, suốt 50 năm dài.
Nhân dịp kỷ niệm chiến thắng này, tôi nghĩ đến số phận thảm thương của những anh hùng thực sự của chiến trường. Tôi nghĩ đến Tướng Đặng Kim Giang, vị chỉ huy hệ thống tiếp vận tại tiền tuyến, Tướng Lê Liêm phụ trách tinh thần chiến đấu, Đại Tá Đỗ Đức Kiên phụ trách kế hoạch tác chiến. Không lâu sau chiến thắng tất cả những vị này đều bị bắt và bị đối xử như những kẻ phản bội trong vụ án "chính trị tưởng tượng" xét lại, chống đảng, làm gián điệp cho nước ngoài... Họ bị chết một cách nhục nhã trong các nhà tù.
Tướng Trần Độ, một anh hùng Điện Biên Phủ khác, chỉ huy trưởng của sư đoàn 312, từng xác nhận với Tướng Võ Nguyên Giáp bằng điện thoại vào chiều 7.5.1954 về sự đầu hàng của Tướng Pháp de Castries (Đại Tá thăng chức tại mặt trận trước khi bị bắt sống). Năm vừa qua ông đã bị công an xách nhiễu và dùng võ lực tịch thu cuốn hồi ký của ông. Hành động tàn bạo này đã làm cho sức khoẻ của ông suy sụp và đẩy ông đến cái chết. Một anh hùng Điện Biên Phủ khác là Đại Tá Phạm Quế Dương, chủ bút lâu năm của Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự, bị bắt vào ngày 28.12.2002 và bị kết tội gián điệp chỉ vì ông dám công khai chống lại căn bệnh tham nhũng của hệ thống độc đảng và đòi hỏi dân chủ. Ông đang bị giam và đợi ngày xử án.
Số phận của những người này làm cho những ly rượu ăn mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ có vị cay đắng. Chỉ có một cách để tưởng nhớ xứng đáng những người đã chết tại Điện Biên Phủ là tranh đấu để dân chủ hóa thật sự Việt-Nam và giúp quốc gia này hội nhập vào cộng đồng các nước dân chủ trên thế giới. Lịch sử trung thực của Điện Biên Phủ và Việt-Nam cần được viết khi những nhà sử học có lương tâm và khách quan - Việt-Nam, Pháp và các nước khác - có thể làm việc chung với nhau để rút tỉa những bài học thật sự từ một quá khứ đau thương này, để cho chúng ta, những người Việt-Nam, có thể đuổi kịp với hiện tại và tìm được một con đường đưa đến một nền độc lập thực sự cho đất nước và những quyền tự do đang còn ở phiá trước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.