Hôm nay,  

1 Db Mỹ: Bảo Đảm 5 Năm Nữa, Vn Sẽ Có Dân Chủ, Nhân Quyền

10/04/200300:00:00(Xem: 4113)
HT Thiện Hạnh: gần 30 năm Phật tử Huế Bây Giờ Mới Vui
Hình Ảnh Lịch Sử: Quý Thầy Giáo Hội Nhà Nước Đảnh lễ HT Huyền Quang
WASHINGTON -- “Chúng ta sẽ thấy nhân quyền được trả lại cho dân tộc Việt Nam, không lâu quá 5 năm đâu, tôi xác tín như thế.” Đó là lời của một dân biểu Hoa Kỳ khẳng định trên Đài Á Châu Tự Do khi được hỏi về việc vận động tự do cho Thầy Huyền Quang và Thầy Quảng Độ.
Dưới đây là các bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế. Vì bản văn quá dài, tòa soạn VB cắt bớt các đoạn trùng lặp với các tin đã loan.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 9.4.2003
Phỏng vấn Nữ Dân biểu Loretta Sanchez về việc Quốc hội Hoa Kỳ yêu sách trả tự do cho Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ. Cuộc gặp gỡ Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cùng chuyến ghé thăm cố đô Huế của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang.
Lời giới thiệu : Gần hai tháng qua, dư luận thế giới chú mục vào Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Từ Hà Nội, các hãng thông tấn quốc tế như AFP, AP, Reuters, Kyodo, DPA... đánh đi những bản tin hấp dẫn, sôi động và nhiều thông báo. Sau đấy đến lượt các Đài quốc tế có chương trình Việt ngữ phát về Việt Nam, như Á châu Tự do, BBC, RFI, VOA... chuyển loan hay làm những cuộc phỏng vấn Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế.
Hôm nay chúng tôi xin ghi lại hai cuộc phỏng vấn quan trọng và hữu ích để hiểu thêm sự hậu thuẫn quốc tế cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam qua hai trường hợp cụ thể : Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, và Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Qua cuộc phỏng vấn thứ nhất, Nữ Dân biểu Loretta Sanchez nói rõ lý do vì sao 37 Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ đại diện hai chính đảng Cộng hòa và Dân chủ đã viết thư cho lãnh đạo Hà Nội yêu sách trả tự do cho hai Nhà lãnh đạo Phật giáo, và vì sao bà hậu thuẫn cuộc đấu tranh cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Cuộc phỏng vấn này phát về Việt Nam trên Đài Á châu Tự do vào lúc 21 giờ, giờ Việt Nam, ngày thứ bảy 5.4.2003.
Qua cuộc phỏng vấn thứ hai, ông Võ Văn Ái, người phát ngôn của Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cho biết nội dung cùng ý nghĩa việc Đại sứ Hoa Kỳ viếng thăm Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang tại chùa Kim Liên ở Hà Nội hôm 4.4.03, cũng như tầm quan trọng của 2000 Tăng Ni, Phật tử đón tiếp Hòa thượng Thích Huyền Quang tại Huế sáng ngày 7.4.03. Cuộc phỏng vấn này phát hai lần về Việt Nam trên Đài Á châu Tự do vào lúc 6 giờ 30 sáng và 21 giờ, giờ Việt Nam, ngày thứ ba 8.4.03.
Cả hai cuộc phỏng vấn đều do Nhà văn, nhà báo Ỷ Lan thực hiện. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin ghi chép lại hai tài liệu này để gửi đến các cơ quan truyền thông, báo chí, đồng bào trong và ngoài nước tham khảo.
(PTTPGQT)
Phỏng vấn Nữ Dân biểu Loretta Sanchez về việc Quốc hội Hoa Kỳ yêu sách Hà Nội trả tự do cho Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ
Đài Á châu Tự do phát về Việt Nam vào lúc 21 giờ, giờ Việt Nam, ngày thứ bảy 5.4.2003.
Một sự kiện nóng bỏng vừa xẩy ra tại Hà Nội, là chiều ngày 2 tháng 4, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp kiến Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Sự kiện này đã được người phát ngôn của Viện Hóa Đạo, ông Võ Văn Ái, trả lời báo chí Tây phương và bình luận rằng: "Một Thủ tướng tiếp kiến một Tù nhân vì lương thức bị giam nhốt suốt 21 năm qua và hiện còn tiếp tục bị quản chế, là điều hiếm thấy. Có thể là bước đầu cho cuộc thay đổi chính sách về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam chăng" Người ta chỉ có thể khẳng định sự đổi thay này trong vài tháng tới, khi hai Hòa thượng lãnh đạo Phật giáo, Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ được chính thức trả tự do, cũng như việc phục hồi quyền sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được xác định."
Như thế là tuy được Thủ tướng Phan Văn Khải trải thảm đỏ đón tiếp tại Hà Nội, nhưng sau đó Hòa thượng Thích Huyền Quang vẫn phải lủi thủi trở về nơi quản thúc của mình ở Quảng Ngãi để chịu sự quản lý của Công an như đã từng chịu suốt 21 năm qua.
Vì thế mà trung tuần tháng 3 vừa qua, 31 Dân biểu Quốc hội Âu châu viết thư cho Chủ tịch Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, yêu sách trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, và Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và đề xuất về Việt Nam thăm viếng hai Hòa thượng để "chứng kiến tận mắt sức khỏe và tình trạng của hai ngài".
Hôm nay đến lượt Quốc hội Hoa Kỳ viết thư gửi đến các ông Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Văn An yêu sách trả tự do cho hai nhà lãnh đạo Phật giáo. 37 Dân biểu đại diện hai chính đảng Cộng hòa và Dân chủ cùng ký chung bức thư. Thư viết từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngày 3 tháng 4 và cùng ngày đã gửi về các nhà lãnh đạo ở Hà Nội....
Để tìm hiểu sự quan tâm của Quốc hội Hoa Kỳ cũng như lý do hậu thuẫn hai Hòa thượng lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, chúng tôi phỏng vấn Nữ Dân biểu Loretta Sanchez là một trong những Dân biểu khởi xướng bức thư chung. Bà từng đến thăm Việt Nam nhiều lần, từng gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ và bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại Saigon cùng các ông Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang tại Hà Nội...
Ỷ Lan: Năm 2000 tháp tùng Tổng thống Clinton đến viếng thăm Việt Nam, chuyến viếng thăm đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ kể từ khi chiến tranh chấm dứt, bà là người độc nhất trong phái đoàn đã hy sinh thì giờ đi gặp thăm các nhà ly khai tại Hà Nội và Saigon. Bà đã gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ. Bà có thể cho thính giả Đài Á châu Tự do được biết cảm tưởng của bà đối với vị Cao tăng Phật giáo này "
Loretta Sanchez : Hòa thượng rõ ràng là một người đặc biệt, một nhà lãnh đạo tôn giáo, một người mà khi nhìn thấy Ngài là lòng ta trở nên an lạc, thanh thản cùng với ngài. Hòa thượng rất khiêm cung. Thời tôi đến thăm, Hòa thượng đang bị quản thúc, bị chính quyền sách nhiễu. Họ không cho Hòa thượng ra khỏi chùa, không cho gặp gỡ Phật tử hay tiếp xúc bất cứ ai. Nhưng ngài bất chấp các lệnh cấm này. Thực tế là lúc ấy Hòa thượng đang chuẩn bị chuyến đi về đồng bằng sông Cửu long cứu trợ các nạn nhân lũ lụt. Hòa thượng nói : "Họ không thể khống chế tinh thần tôi. Tôi tiếp tục làm những gì tôi tin là đúng, những gì tôi cần thực hiện. Tôi chẳng sợ họ". Hòa thượng thừa biết chính quyền có thể hãm hại sinh mệnh ngài. Nhưng Hòa thượng tin vào sứ mệnh mang lại các quyền căn bản cho dân tộc ngài, đặc biệt quyền tự do tôn giáo, là điều quan trọng.
Ỷ Lan : Lúc này là thời điểm chính yếu cho quan hệ Mỹ Việt. Thương ước song phương Mỹ Việt đã ký kết, nhưng nền mậu dịch thì tiến triển chậm chạp. Có nhiều ý kiến khác nhau về vai trò của Thương ước. Gần đây chúng tôi có dịp phỏng vấn các Dân biểu Quốc hội Âu châu, các vị này xác nhận rằng quan hệ hợp tác kinh tế song phương tùy thuộc vào sự thực thi nhân quyền tại Việt Nam. Bà có chia sẻ quan điểm này không "
Loretta Sanchez : Ngày Tổng thống Clinton đến thăm Việt Nam, tôi nói với Tổng thống rằng, thật quan trọng để cho tôi tháp tùng chuyến đi. Tổng thống đã mời 2, 3 Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ hậu thuẫn Thương ước song phương, riêng tôi thì chống Thương ước này. Tôi nói với Tổng thống rằng, vào thời điểm Hoa Kỳ muốn mở cửa kinh tế với Việt Nam, thì Tổng thống cần cho chính quyền Việt Nam thấy sự hiện diện bên cạnh Tổng thống về tầm mức quan trọng của nhân quyền, không riêng cho dư luận trong quần chúng Hoa Kỳ mà còn cho công luận toàn thế giới. Đây chính là lý do mà Tổng thống Clinton mời tôi tháp tùng với Tổng thống đi Việt Nam. Thật quan trọng để tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền, tiếp tục đấu tranh cho sự trong sáng. Một trong những lý do khiến cho cuộc mậu dịch song phương chưa đạt thành quả mong ước, là vì đông đảo những người có thể giúp chúng tôi phát triển mậu dịch vẫn để tâm lo lắng về hiện trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam, tôi muốn nói đến cộng đồng người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ. Bao lâu vấn đề nhân quyền chưa giải tỏa, thì người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ vẫn còn dè dặt trong việc nối lại quan hệ bình thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để qua đó phát triển nền mậu dịch song phương.
Ỷ Lan : Bà có lời gì nhắn gửi đến nhân dân Việt Nam đang khát vọng dân chủ không"

Loretta Sanchez : Tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ chứng kiến trong một ngày gần đây thôi, tôi dám nói là không quá 5 năm, nền mậu dịch sẽ mở cửa và Việt Nam thực sự hồi sinh. Nhà đương cuộc Việt Nam hiện tại sẽ phải chân nhận sự cần thiết phải thay thế giới cầm quyền, thay đổi lãnh đạo, hoặc giới lãnh đạo phải thay đổi quan điểm nhân quyền trong đầu óc họ. Chẳng ai có thể mãi mãi tù hãm thú vật trong chuồng, cấm chúng đi đứng, bay nhảy. Đối với loài người, sự thể còn trầm trọng hơn. Chẳng ai có thể giam nhốt chúng ta, cấm đoán chúng ta giữ vững niềm tin tôn giáo, cấm đoán sự trao đổi tin tức hay cấm đoán cùng nhau hội họp. Chúng ta không ngừng chứng kiến các sự trạng như thế bị xóa bỏ trong nhiều quốc gia. Chúng ta sẽ thấy nhân quyền được trả lại cho dân tộc Việt Nam, không lâu quá 5 năm đâu, tôi xác tín như thế.
Ỷ Lan : Theo tin tức gần đây thì Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang đang chữa bệnh ở Hà Nội, bà có gì nhắn gửi đến Đại lão Hòa thượng không "
Loretta Sanchez : Tôi muốn thưa với Đại lão Hòa thượng rằng : Trời không phân biên giới. Trời thấy dân khổ nên chọn người lãnh đạo ra tay thay đổi thời cơ. Tôi tin rằng Đại lão Hòa thượng là một trong những nhà lãnh đạo có khả năng thay đổi thời cơ. Bằng hành động và tiếng nói, Hòa thượng đang mang lại nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. Cho nên, tâm tư tôi cũng như lời cầu nguyện của tôi theo sát Hòa thượng trên bước đường tranh đấu của ngài.
Ỷ Lan : Xin cám ơn bà Dân biểu Loretta Sanchez.
*
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang vừa về đến Huế sau cuộc gặp gỡ ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội...
Chỉ trong 3 ngày vừa qua, xẩy ra thêm hai sự kiện nổi bật tại Việt Nam đối với Phật giáo. Chiều thứ sáu mồng 4.4, vào lúc 14 giờ, ông Raymond Burghardt, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến chùa Kim Liên ở Hà Nội vấn an Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang...
Ỷ Lan : Bây giờ xin ông vui lòng cho biết cuộc viếng thăm của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang tại Cố đô Huế hồi sáng ngày thứ hai, mồng 7 tháng 4 "
Võ Văn Ái : Đây cũng là một chuyện hy hữu khác. Tốt hơn cả, là tôi xin được nhường lời cho Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Chủ tịch Tăng Đoàn Thừa thiên – Huế, và Thượng tọa Thích Hải Tạng. Sáng nay hai ngài điện thoại sang Paris cho tôi biết chi tiết cuộc cung nghênh Đại lão Hòa thượng của chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử Huế.
Xin nghe tiếng nói của Hòa thượng Thích Thiện Hạnh phát đi từ Huế :
"A Di Đà Phật
"Thưa anh Ái và tất cả các vị Thượng tọa, Đại đức cũng như tòan thể Phật tử ở bên đó. Sáng ni, chúng tôi toàn thể chư Tăng thuộc Tăng Đoàn Phật giáo Thừa Thiên – Huế tụ tập tại chùa Thiền Lâm để đi đón tiếp Hòa thượng Xử lý Viện Tăng Thống của chúng ta. Sáng ni vui lắm, sân ga toàn bộ một màu áo vàng với Gia Đình Phật tử dâng đầy hoa. Một điều rất sung sướng là gần ba mươi năm nay, Phật tử ở Huế sáng ni là sáng sung sướng nhất. Ngoài Phật tử cũng như là chư Tăng ở trong Tăng Đoàn Phật giáo Thừa Thiên – Huế cũng còn một số các vị Thượng tọa Đại đức có cảm tình với Hòa thượng cũng ra ga. Vì vậy cho nên chi ở nơi sân ga khi Hòa thượng ở trên tàu đi xuống Hòa thượng rất lấy làm sung sướng. Hòa thượng đi giữa hai hàng Tăng Ni, Phật tử đón tiếp, quỳ xuống và lạy Hòa thượng, dâng lên những cành hoa. Chúng tôi cảm thấy sung sướng nhất, Phật tử vô cùng phấn khởi. Đây là một niềm vui sau gần ba mươi năm, từ 1975 đến chừ Thầy trò gần gũi nhau một cách hết sức cảm động, và đến nỗi Hòa thượng cũng rất cảm động đi trước những hàng Phật tử như vậy. Sáng ni toàn bộ Phật tử, bên Tăng, bên Ni cũng có khoảng gần một ngàn người, rất đông đúc đón rước Hòa thượng đến nơi chùa Từ Đàm, là nơi phát xuất Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, phát xuất tất cả các phong trào đấu tranh cho Phật giáo từ trước đến nay...".
Và sau đây là lời tường trình của Thượng tọa Thích Hải Tạng cũng phát đi từ Huế:
"Dạ thưa Anh,
"Chiếc tàu E1 đến ga Huế vào lúc 10 giờ 13. Một không khí tràn đầy xúc động. Tại đó ngoài chư Tăng Phật tử Thừa thiên còn có Quảng Trị, Đà Nẵng vân tập đông đủ. Sự ra đón tại sân ga còn có các vị Tôn đức, Hòa thượng, Thượng tọa ngay cả đang làm việc trong Giáo hội mới, thể hiện cái đạo tình và lòng ngưỡng mộ chân thành, ra đón rất là vui vẻ. Mọi người ở nhà ga, du khách trong nước và nước ngoài đều hết sức ngạc nhiên và xúc động khi thấy hàng ngàn người quỳ rạp trước sân ga và một rừng hoa dâng lên vẫy chào cung đón Hòa thượng. Hai chiếc lọng vàng và một lư trầm đi trước, tháp tùng Hòa thượng là các Hòa thượng, Thượng tọa Thừa thiên – Huế. Và ngay giờ này, khi tôi đang nói chuyện với anh, chư Tăng đang đảnh lễ ngài tại phòng khách chùa Từ Đàm. Khi về đến cổng chùa Từ Đàm thì một không khí đông đúc nữa, là tại đây chư Tăng Ni không ra ga được vì sợ không khí nhà ga đông, ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Cho nên người ta vân tập tại đây, hiện giờ này chư Tăng và Phật tử có mặt tại sân chùa Từ Đàm khoảng 1500 đến 2000 người. Đó là một con số mà mình không ngờ trước được. Khi Ôn Hòa thượng vào lễ Phật tại chánh điện, rồi sau đó rước xuống phòng khách của chùa Từ Đàm, thì các Hòa thượng, Thượng tọa, Sư Bà, quý Ni Sư lần lượt liên tục vào đảnh lễ Hòa thượng. Dù không khí hôm nay ở Huế rất nóng bức, nhưng Phật tử đã quỳ giữa sân chùa, giữa sân ga, đó là điều xúc động hết sức. Có thể nói rằng đây là một sự kiện rất có ý nghĩa...".
Sau khi tả cuộc nghênh đón tại sân ga Huế, Thượng tọa Hải Tạng cho biết xe của Tăng Đoàn Thừa Thiên rước Hòa thượng Thích Huyền Quang chạy qua đường Phan Bội Châu, thẳng lên đường Điện Biên Phủ rồi rẽ qua đường Sư Liễu Quán tới trước cổng tam quan chùa Từ Đàm. Thượng tọa kể tiếp :
"Cũng nên nhớ lại rằng, Chùa Từ Đàm là một ngôi chùa lịch sử. Lịch sử ở chỗ, chính nơi đây đã từng đặt nền móng cho ngôi nhà thống nhất Phật giáo Việt Nam vào năm 1951. Lịch sử ở chỗ, chính nơi đây là một trung tâm sinh hoạt Phật giáo không những cho đất Cố đô mà suốt miền Trung. Lịch sử ở chỗ, ngôi chùa Từ Đàm là nơi lãnh đạo bao nhiêu phong trào đấu tranh bảo vệ Chánh pháp đã phát xuất từ xứ Huế. Và đối với riêng ngài còn có một kỷ niệm đặc biệt, là cách đây hơn nửa thế kỷ, Đức Đại lão Hòa thượng đã từng sống và làm việc tại đây trong cương vị Hội trưởng Hội Phật giáo Thừa thiên. Tất cả những kỷ niệm đó làm cho Hòa thượng đầy xúc động. Ngài đã tiến thẳng vào chánh điện chùa Từ Đàm niêm hương tác bạch trước đức Từ Phụ bằng tất cả một sự xúc động chân thành như là một đứa con của đức Từ Phụ từ lâu, hôm nay trở về ngôi nhà cũ. Nhiều Tăng Ni, Phật tử đã xúc động không cầm được nước mắt.
"Chúng tôi nghĩ rằng sự xúc động đó không phải là chỉ thể hiện tình cảm với riêng cá nhân Hòa thượng, mà chúng ta nên nhớ rằng sinh mệnh của Hòa thượng còn là sinh mệnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Trong cương vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội, Ngài là biểu tượng, là linh hồn của một Giáo hội. Cuộc đời ngài cũng chính như thân phận của Giáo hội ấy đã bị Nhà nước Việt Nam vùi dập một cách không thương tiếc trong hơn hai chục năm qua. Thế nhưng hôm nay con người ấy, tinh thần Giáo hội ấy, không ngờ bỗng dưng được sống lại giữa lòng Tăng Ni, Phật tử Cố đô qua sự kiện mọi người đã hân hoan, nồng nhiệt công khai chào đón Ngài...".
Ỷ Lan : Còn nhớ năm 1992 khi Hòa thượng ra Huế dự tang lễ Cố Đại lão Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu, công an Huế đã gây đủ khó khăn, cấm đoán đối với Hòa thượng Huyền Quang. Xin ông cho biết lần này có phản ứng gì về phía nhà chức trách Huế không "
Võ Văn Ái : Quý Thầy ở Huế cho tôi biết qua điện thoại, thì cơ quan công lực không gây một khó khăn, cản trở nào cả. Phật tử Huế nói với nhau đây là một điềm lành mà gần ba mươi năm họ không được hưởng. Điềm lành mà cũng là sự mầu nhiệm của Chánh pháp, hiện hữu trên mọi cuộc thịnh suy của nhân sinh và thế cuộc.
Ỷ Lan : Đại lão Hòa thượng còn lưu lại Huế lâu không, thưa ông "
Võ Văn Ái : Cùng ngày hôm nay Hòa thượng có cuộc nói chuyện thân mật với chư Đại Tăng ở chùa Từ Đàm. Những ngày tới Hòa thượng sẽ đến đảnh lễ trước tháp Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Đức Đệ Tam Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, rồi thăm viếng các Tổ đình trước khi về lại Quảng Ngãi.
Ỷ Lan : Điều gì làm ông chú ý trong cuộc viếng thăm này, thưa ông "
Võ Văn Ái : Chư Tôn đức Tăng Ni bất phân tổ chức, dù ở trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chưa được Nhà nước công nhận hay trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Nhà nước công nhận, đều có mặt tiếp rước Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang. Trong giây lát, sự lục đục do áp lực chính trị gây ra đều biến mất, nhường chỗ cho tinh thần Lục Hòa của Phật giáo, quyện lấy nhau như ánh sáng và không khí. Rất cảm động khi thấy Ni Bà Thích Nữ Diệu Trí, lãnh đạo Ni bộ Huế, đã 95 tuổi, vẫn cầm đầu phái đoàn chư Ni đến đảnh lễ Đại lão Hòa thượng. Chư Tăng Ni và Phật tử xa xôi từ Quảng Nam – Đà Nẵng, từ Quảng Trị cũng kéo nhau về Huế đón rước. Đó là một ý nghĩa lớn lao của một vận hội mới.
Ỷ Lan : Xin cảm ơn ông Võ Văn Ái.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.