Hôm nay,  

Chủ Nghĩa Dân Tộc Ở Mỹ

25/11/201900:00:00(Xem: 7662)

Nước Mỹ đang có vấn đề về chủ nghĩa dân tộc.

Hoa Kỳ từ lâu được mô tả là một cái nồi súp thập cẩm đa dạng phong phú, một quốc gia của những di dân và Miền Đất Hứa. Lịch sử mà người Mỹ kể cho nhau nghe là bản sắc người Mỹ không bén rễ trên mảnh đất này, mà trong sự chấp nhận các lý tưởng chung, không phân biệt màu da, tôn giáo hay chủng tộc, theo Giáo Sư Khoa Học Chính Trị tại Đại Học Oklahoma Keith Gaddie và Giáo Sư Kirby Goidel tại Đại Học Texas A&M University.

Hai vị giáo sư người Mỹ này đã phân tích 3 quan điểm về nước Mỹ, về chủ nghĩa dân tộc của người Mỹ trong thập niên qua, mà trong đó cho thấy nước Mỹ ngày càng độc quyền và thiếu vắng sự bao dung.

Trước hết nói đến “Những Người Mỹ Không Gạch Nối.” Trải qua nhiều thập niên, Thống Kê Dân Số đã hỏi những người Mỹ “họ thuộc về di sản của quốc gia nào?” Trong số những người da trắng, Đức (17%), Ái Nhĩ Lan (16%), và Anh (14%) đều trả lời giống nhau. Nhưng khoảng 1/12 người Mỹ da trắng nói họ chỉ là “những người Mỹ,” bản sắc da trắng bản địa không nối kết với bất cứ dân tộc Châu Âu đặc biệt nào. Những người Mỹ không có gạch nối này là riêng biệt. Họ thường là những tín đồ Tin Lành cơ bản. Gần 2/3 trong số họ sống ở Miền Nam, và đặc biệt tại Vùng Núi Greater Appalachia.

Tỉ lệ cao nhất của bản sắc “người Mỹ” nằm trong số những người trẻ da trắng miền nông thôn với học lực giới hạn. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy rằng người da trắng với bản sắc “không gạch nối” đang ngày càng bỏ phiếu rất bảo thủ và nhận thấy mối đe dọa từ những ảnh hưởng văn hóa ngoại quốc. Họ cũng tự gọi họ là “những người Mỹ” vì lý do yêu nước. Họ ủng hộ nền quốc phòng mạnh hơn. Và, họ thường nghĩ rằng những cơ hội của đời sống cá nhân gắn chặt với bản sắc chủng tộc của họ, điều mà Michael Dawson – là Giáo Sư John D. MacArthur dạy về Khoa Học Chính Trị tại Đại Học Chicago -- gọi là “số phận liên kết.”

Tài liệu lịch sử từ Thăm Dò General Social Survey cho thấy rằng những Người Mỹ Không Gạch Nối thường không còn bảo thủ chủng tộc bằng những người Mỹ khác. Ngoại trừ là họ nhất quyết không bỏ phiếu cho một ứng cử viên da đen làm tổng thống, hay kể từ năm 2008, là một điển hình cụ thể. Họ cũng ngày càng không thích bỏ phiếu cho các Đảng Viên Dân Chủ nói chung.

Bây giờ nói tới những Người Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo. Căng thẳng tôn giáo rõ nhất trong chính trị Mỹ là giữa Điều Khoản trong Tu Chính Hiến Pháp Thứ Nhất -- cấm Quốc Hội chính thức hóa tôn giáo – và truyền thống lâu đời của quyền sở hữu quốc gia tâm linh của Tin Lành. Những Người Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo có đồng thuận cao với 4 tuyên bố về nước Mỹ: đó là “giữ vị trí đặc biệt trong kế hoạch của Thượng Đế;” là “Thượng Đế đã chọn [nước Mỹ] lãnh đạo thế giới;” là Hoa Kỳ “được thành lập như quốc gia Thiên Chúa Giáo;” và “thật là quan trọng để giữ gìn di sản tôn giáo của quốc gia.”

Theo cuộc thăm dò được Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Công Cộng (PRRI) thực hiện vào tháng 7 năm 2019, 62% người Mỹ hoàn toàn đồng ý hay đồng ý hầu hết rằng “Thượng Đế đã ban cho nước Mỹ vai trò đặc biệt trong lịch sử nhân loại.” 52% nói rằng “tin vào Thượng Đế” và 33% nói rằng “là tín đồ Thiên Chúa Giáo” là rất quan trọng để “là người Mỹ thật sự.” Những phát hiện tương tự cũng được tìm thấy trong các cuộc thăm dò khác đối với công chúng kể từ năm 2010. Họ cũng đã đầu tư rất nhiều vào chữ nghĩa trong Thánh Kinh. Sự đồng thuận với những tuyên bố này được liên kết chặt chẽ với tình cảm chống Hồi Giáo và chống di dân trong số những người Mỹ da trắng. Do đó, chính trị và tiến trình lập quốc của Mỹ là vấn đề của mức độ và cường độ của việc Thiên Chúa Giáo hóa. Những Người Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo thường được thấy trong số những Người Mỹ Không Gạch Nối (hay ngược lại).

Cuối cùng nói đến những Người Tân Chủ Nghĩa Dân Tộc. Tân Chủ Nghĩa Dân Tộc được tạo ra trong thập niên 1990s bởi ký giả Michael Lind, người đã mô tả nó như là một chế độ da trắng ưu tú. Theo Tân Chủ Nghĩa Dân Tộc, sự ưu tú da trắng (hay “giai cấp thượng đẳng”) rút vào một cõi riêng -- những khu phố riêng, những trường học riêng, sự chăm sóc sức khỏe riêng và an ninh riêng. Người da trắng tầng lớp lao động bị bỏ rơi, tùy thuộc công khai vào giai cấp thấp hơn cùng với hầu hết những người da màu.

Tân Chủ Nghĩa Dân Tộc đã đầu tư nhiều vào “tư tưởng hệ tự lập” của nước Mỹ, xây dựng quyền tư hữu cá nhân và trách nhiệm cá nhân. Những Người Tân Chủ Nghĩa Dân Tộc giống với những Người Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo về một số niềm tin, nhưng có ít tương đồng với những Người Mỹ Không Gạch Nối. Các cộng đồng thể hiện rộng rãi những bất bình đẳng này thường thấy nhất trong hành lang từ New York tới miền bắc Virginia, dù chúng xuất hiện tại các quận ngoại ô của hầu hết mọi khu vực thành thị lớn tại Hoa Kỳ. 

Đối với những người khác thì 3 điều trên đây muốn nói gì. 3 quan điểm này của chủ nghĩa dân tộc của người Mỹ có chung nhiều đặc điểm. Chúng giới thiệu một yếu tố bản sắc – giàu có, hay chủng tộc hay bản sắc tôn giáo. Chúng chồng chéo với nhau, phần lớn qua bản sắc phúc âm Tin Lành. Và, chúng đối nghịch với “những nhóm bên ngoài” đang gia tăng tại Hoa Kỳ -- những người thế tục, các di dân, những sắc tộc không phải da trắng và Hồi Giáo. Sự xung đột trong Đảng Cộng Hòa đang trỗi dậy từ các tiếng nói ngày càng gia tăng của bản sắc da trắng và bản sắc Thiên Chúa Giáo, so với những nỗ lực bởi những người bảo thủ kinh tế là những người hình thành Tân Chủ Nghĩa Dân Tộc là những người tìm cách hợp tác với những người ưu tú từ các nhóm sắc tộc không phải da trắng và các nhóm da màu.

Nạn nhân chính của nền chính trị mới này của các hình thức cạnh tranh của chủ nghĩa dân tộc của người Mỹ là một sự đồng thuận quốc gia được nhìn ra gần đây nhất bởi nhà khoa học xã hội Alan Wolfe. Vào cuối triều đại Clinton, khi sự phân cực chính trị đã bùng nổ thành đoá hoa mãn khai, Wolfe viết trong cuốn sách của ông “One Nation After All” [Một Quốc Gia Sau Tất Cả] rằng có những đồng thuận cơ bản về niềm tin bao dung khắp các cộng đồng người Mỹ khác nhau. Đồng thuận này đã không sống sót qua sự thoái trào của giai cấp lao động da trắng. Giai cấp lao động da trắng chiếm đa số với những Người Chủ Nghĩa Dân Tộc Thiên Chúa Giáo và những Người Mỹ Không Gạch Nối. Các thành viên của nó bất mãn vì sự mất mát của Giấc Mơ Mỹ đã bị lấy đi để trao cho thế hệ ông bà của họ và đã bị đe doạ bởi tương lai mà trong đó họ sẽ là nhóm sắc tộc thiểu số.

Chính trong cảm giác mất mát này mà lời kêu gọi của Donald Trump “Làm Cho Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại” tìm thấy được sự cộng hưởng.

Tuy nhiên, cựu xướng ngôn viên Đài Truyền Hình CBS Dan Rather đã cảnh báo khuynh hướng đi tới “chủ nghĩa bộ lạc” trong chương trình “Morning Joe” hôm 3 tháng 10 năm 2019 và cho rằng ông có cảm giác nước Mỹ đang rơi vào “chủ nghĩa quốc gia cực đoan” dưới triều đại của Tổng Thống Trump.

“Chúng ta có những khác biệt của chúng ta và TT Trump đã khám phá ra nó cho lợi thế để khai thác những khác biệt đó,” theo Rather cho biết.

“Chúng ta đang đứng trước nguy hiểm của việc tụt từ chủ nghĩa quốc gia cực đoan xuống chủ nghĩa bộ lạc. Trong đất nước của chúng ta, là trải nghiệm mới trong lịch sử -- lần đầu tiên trong lịch sử bất cứ người nào cũng cố gắng để tự do… chúng ta phải thường xuyên nỗ lực để hoàn thiện nó. Nó tùy thuộc vào [chúng ta] như là một dân tộc, như là một quốc gia, mà chúng ta đồng thuận một số giá trị cốt lõi như luật pháp.”

Rather, trong lúc quảng bá cuốn sách mới của ông, cũng nói rằng ông vẫn còn lạc quan về việc có khả năng thống nhất đất nước nhưng cáo buộc Trump cố tình tạo ra sự sợ hãi trong người Mỹ để thúc đẩy các quan điểm chính trị. Ông cũng nói rằng Trump đã khai thác tinh thần hoài cổ như là cách để gia tăng quyền lực.

“Sợ hãi, có nghe chưa, ‘đây không phải là đất nước mà cha tôi đã biết.’ Không, không phải. Và khi cha bạn còn sống, thì đây không phải là đất nước của cha ông ấy đã biết. Nhưng chúng ta đã thay đổi quá nhiều, quá nhanh sau khi Đạo Luật Cải Cách Di Trú năm 1964 dẫn tới nhiều sợ hãi của người dân. Chúng ta đã chia rẽ… cùng với những lằn ranh chủng tộc… thật rất là quan trọng để chúng ta lắng nghe nhau.”

Bất cứ thứ gì đi tới cực đoan cũng đồng nghĩa với đi vào ngõ cụt. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng vậy cũng chỉ đưa đất nước tới ngõ cụt. Sự thật là một quốc gia không thể nào tồn tại nếu không có vô số các mối quan hệ với các quốc gia khác trên trái đất này. Điều này không hoàn toàn đồng nghĩa với chủ nghĩa toàn cầu hóa, vì đó là sự thật lịch sử đã có mặt trước khi chủ nghĩa này ra đời.  Trong mối quan hệ đa dạng và đa chiều đó, một quốc gia không thể chỉ biết có mình, không thể chỉ “làm cho mình vĩ đại” mà bỏ mặt đến các quốc gia khác.

Nguyên tắc này rất đơn giản trong kinh tế, đó là khi mình muốn làm giàu bằng cách đem hàng hóa bán cho các nước khác, nhưng nếu họ nghèo quá không đủ tiền để mua thì mình cũng chẳng buôn bán được gì để làm giàu.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan chỉ làm cho đất nước nghèo đi và bị cô lập.

Nhưng nước Mỹ đang đi trên con đường đó!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.