Hôm nay,  

Nước Mỹ là xứ của người di dân. Hãy tuyên dương văn hóa của mình!

16/11/201900:44:00(Xem: 8146)

Nước Mỹ là xứ của người di dân.
Hãy tuyên dương văn hóa của mình!
  

Tác giả: Mary Nguyễn
 
blank Mary Nguyễn

Không biết đã bao lần tôi suýt đầu hàng sức quyến rũ muốn trở thành người “da trắng” để hòa nhập vào xã hội chung quanh tôi. Năm học mẫu giáo, sau khi bị một đứa bạn cùng lớp chế nhạo rằng món chà bông tôi mang theo nhìn giống tóc người, tôi đã đòi chuyển sang Lunchables (loại thức ăn làm sẵn của Mỹ). Mùa Tết, tôi không chịu mặc chiếc áo dài ưng ý nhất đi học vì sợ bị chê cười.

Mỗi khi cha mẹ tôi nói chuyện hay gọi tôi bằng tiếng Việt ở nơi công cộng, tôi đỏ mặt vì xấu hổ. Tôi trả lời bằng tiếng Anh để tỏ ý không bằng lòng, tuy biết điều này sẽ làm tôi và cha mẹ xa cách nhau hơn.

Khi trưởng thành và hiểu biết hơn về nguồn gốc của mình, tôi bắt đầu có khái niệm về những gì gia đình tôi đã trải qua khi là thuyền nhân và tôi thông cảm hơn với hoàn cảnh của gia đình và những người tương tự.

Sau khi Sài Gòn thất thủ, người Việt đã tìm đủ mọi cách để vượt biên đến bến bờ tự do và thoát khỏi chế độ cộng sản, nhưng sự tự do họ tìm thấy đi đôi với một cái giá họ không thể định trước được. Họ phải trút bỏ phần nào căn cước của mình để hòa nhập vào cuộc sống mới. Nhiều thế hệ người Mỹ gốc Việt do đó bị hụt hẫng và họ băn khoăn về giá trị của văn hóa gốc của mình trong xã hội họ đang sống.

 

Chúng tôi bây giờ là người Mỹ, nhưng câu chuyện của chúng tôi không nhất thiết gắn liền với đất nước này. Chúng tôi có một lịch sử và trải nghiệm khác và nằm ngoài cái người ta gọi là ‘Giấc Mơ Mỹ Quốc’. Con Rồng Cháu Tiên  là truyền thuyết để giải thích nguồn gốc của người Việt Nam, và tuy chúng tôi đã rời xa nơi chôn nhau cắt rốn, gốc tích này vẫn còn đó và không thể bị xóa đi, nếu tôi chấp nhận và chịu sở hữu nó.

 

Tôi đã phấn đấu để dung hòa nguồn gốc Việt Nam của minh với xã hội chung quanh vì cũng như nhiều người, tôi quan niệm rằng mình phải giống người da trắng nếu muốn thật sự trở thành người Mỹ. Cay đắng thay, định nghĩa về “người Mỹ” theo cách này lại chỉ duy trì đẳng cấp thượng tôn của người da trắng trong lịch sử và bắt chúng tôi phải uốn nắn theo tiêu chuẩn và tập quán của họ.

 

Sự tự tôn của người da trắng trên xứ sở này đã được sử dụng để giải thích cho hành vi cướp đất của người thổ dân Da Đỏ và bào chữa cho nỗ lực đồng hóa họ, nếu không nói diệt chủng. Xu hướng muốn ‘làm nước Mỹ trắng hơn’ vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay, tuy chúng ta có thể không cảm nhận được, hay tuy nó không lộ liễu như những câu nói phi nhân tính như “giết người Da Đỏ để cứu họ”.

 

Joi Barrios-LeBlanc, một giảng viên trong ngành Đông Nam Á Học tại đại học UC Berkeley giải thích rằng “quá trình thực dân chỉ được hoàn tất khi người ta chấp nhận rằng nền văn hóa của kẻ thống trị cao hơn văn hóa của chính họ.” Chúng ta không thay đổi được quá khứ. Tuy thế, khi tuyên dương văn hóa của mình, chúng ta tự cho phép gỡ bỏ các tiêu chuẩn do người da trắng đã áp đặt. Giống dân và chủng tộc nào cũng có giá trị. Lịch sử và niềm tin nào cũng nên được tuyên dương, và chúng ta cần phải trân trọng các trải nghiệm đa dạng của mọi người.

Hãy tìm hiểu gốc tích của mình và đừng sợ hãi duy trì các giá trị văn hóa khác biệt với tập quán của ‘dòng chính’. Vài thí dụ như phát âm tên họ của mình theo đúng giọng, sinh hoạt theo tập quán văn hóa gốc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ và ăn mừng những ngày lễ truyền thống. Có thể chúng ta cho rằng những thay đổi này rất nhỏ, nhưng khi tuyên dương gốc tích của mình, chúng ta kháng cự lại được sử tẩy bỏ lịch sử và giành lại quyền xác định mình là ai.
 

Hãy trân trọng và chấp nhận sự khác biệt văn hóa giữa chúng ta và dòng chính để ngăn không cho quá trình thực dân có thể hoàn tất. Hãy đón nhận lấy cái đẹp của các cộng đồng đa dạng vì đó chính là nét đặc thù của người Mỹ. Nói cho cùng, đây là một xứ của người di dân, và chúng ta nên tuyên dương văn hóa của mình.
 

Mary Nguyễn sinh trưởng tại San Jose và đang học năm thứ tư tại Đại Học California Berkeley, chuyên ngành kinh tế và phụ ngành về chính sách công cộng. Mary là thành viên của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến). Bản tiếng Anh của bài này đã đăng trên báo Mercury News, số ngày 28 tháng 12, năm 2018.

Thắng Đỗ, thành viên Hội đồng Quản trị PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến), chuyển ngữ và rút ngắn nguyên bản tiếng Anh.

 

 

 

In our nation of immigrants, embrace cultural heritage
 
By Mary Nguyen
 

There have been many occasions when I caved to the pressure to be “white” to conform with societal norms. In kindergarten, I chose to pack Lunchables after a “lunch box moment” occurred when a classmate claimed chà bông looked like hair. On Lunar New Year, I refused to wear my favorite áo dài to school for fear of standing out.

When my parents spoke Vietnamese or called me by my Vietnamese name in public, I flushed red with embarrassment. To retaliate, I’d respond in English, despite knowing this could perpetuate a barrier between my parents and me.

However, after finding a space to explore my identity, I became aware of my family’s immigration story and developed a greater appreciation for my heritage and history.

After the fall of Saigon, Vietnamese refugees conquered the merciless sea to escape the communist regime—but this freedom came with an unintended cost. They had to give up bits of their identity to reestablish their lives. As a result, later generations of Vietnamese-Americans question the value of culture in today’s society.

Despite being American, our story isn’t bound to this land. I’m a daughter of Vietnamese refugees and the rich history and experiences of my people goes beyond the tale of the American Dream. Vietnamese people will always be con Rồng cháu Tiên, children of the dragon, grandchildren of the immortal, and physical distance from my roots cannot erase this identity as long as I acknowledge and own it.

 

I struggled to incorporate my Vietnamese identity because society upholds that being American meant being whitewashed. The bitter reality is that this definition of “American” is in fact a carefully crafted product of historical efforts to maintain white superiority and shape the American narrative to fit the expectations of the elite group.

This country used white paternalism to validate the removal of Native Americans from their ancestral homelands and justify cultural assimilation. Although not as blatant as the effort to “kill the Indian and save the man,” the trend to whiten America still manifests today—even when we don’t realize it.

 

Race equity trainer Tema Okun suggests that white supremacist culture overwhelming shapes how we manage time, make decisions, organize our work and institutions, perceive ourselves and others, and interact with one another. Through structural racism embedded in policies and societal norms, minorities are pressured to conform to standards of the dominant culture in order to adapt and survive—but it’s time to stop feeding into this false facade.

 

Joi Barrios-LeBlanc, a lecturer from UC Berkeley’s Southeast Asian Studies Department, explains that “the process of colonialism is complete when people accept the colonizer’s culture to be superior to their own.” While the past cannot be changed, embracing our ethnic identities and realizing value in our own culture allows us to dismantle white cultural standards. All ethnic and racial groups have values, histories and beliefs that are just as valid, and we must increase exposure to these diverse experiences.

Explore your own identity and don’t be afraid to maintain cultural values that conflict with dominant societal norms. It’s as easy as pronouncing your last name the correct way, practicing cultural traditions, speaking your mother tongue in public or celebrating cultural holidays. These changes may seem small, but by embracing our ethnic identities, we resist the erasure of our history and take back the power to write our own narratives.

We can ensure the process of colonialism remains incomplete by acknowledging and tolerating our cultural differences. Let’s bask in the beauty of our vibrant diverse communities because this is what constitutes the unique, authentic American narrative. After all, we are a nation of immigrants.
 

Mary Nguyen was born and raised in San Jose and is a junior at UC Berkeley, studying economics and minoring in public policy. This article appeared on the Mercury News on December 28, 2018.

 

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.