Hôm nay,  

Hồng Kông: Phạt Vì Nhân Quyền?

17/10/201900:00:00(Xem: 2562)

Khi chiến tranh thương mại bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, người ta không thấy hình bóng Hồng Kông trong đó. Nhưng khi thương chiến sắp lụi tàn, khi Tổng Thống Trump nói rằng bắt đầu giai đoạn một của bản thương ước sắp ký giữa Mỹ-TQ, có vẻ như Hồng Kông sẽ trở thành một đề tài, nếu phía Hoa Kỳ đặt thêm điều kiện nhân quyền.

Chiến tranh thương mại Mỹ-TQ khởi đầu là ngày 15 tháng 6 năm 2018, khi Trump tuyên bố Mỹ sẽ áp đặt thuế quan 25% trên lượng xuất cảng TQ trị giá 50 tỷ đôla; trong đó phần đầu áp thuế là số lượng 34 tỷ đôla khởi sự ngày 6 tháng 7/2018, rồi một thời gian sau phạt thuế thêm 16 tỷ đôla. Nhưng mua bán là một chuyện, còn nhân quyền là chuyện khác. Bởi vì nếu nhân quyền là yếu tố tối cao ngăn trở thương mại, trước giờ Mỹ đã không hề mua bán gì với Hoa Lục, Nga, Saudi Arabia và Việt Nam. Đó là chưa kể hàng chục quốc gia Hồi giáo Trung Đông đang áp dụng các bộ luật nghiêm khắc nhất đối với phụ nữ hở mặt, với đàn ông nhiều nữ tính, và vân vân – mà Hoa Kỳ vẫn làm ăn kinh doanh rất mực gắn bó.

Nhưng Hồng Kông là nỗi xúc động rõ nhất, bởi vì hình ảnh biểu tình  đòi dân chủ tự do được ống kính đưa lên mạng dễ dàng nhất và nhiều nhất. Người ta  không quay phim được nhiều, đối với các trận đàn áp nhân quyền ở TQ, VN, Saudi, Nga… Do vậy, Hạ Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Ba 15/10/2019 đã thông qua dự luật nhằm bảo vệ dân quyền tại Hồng Kông.

Dự luật có tên là Hong Kong Human Rights and Democracy Act (Dự Luật Dân Chủ và Nhân Quyền Hồng Kông),  đã được Hạ Viện thông qua, và bây giờ chờ đưa lên Thượng Viện Hoa Kỳ bỏ phiếu, trước khi TT Trump ký thành luật.

Dự luật này được nhà nước TQ quy chụp là “thế lực bên ngoài” thò tay tiếp sức cho các cuộc biểu tình mấy tháng qua ở Hồng Kông.

Dân Biểu Cộng Hòa Chris Smith là bảo trợ chính của dự luật này. Smith nói: “Hôm nay, chúng ta chỉ đơn giản thúc giục Chủ Tịch Nước Trung Quốc và Hồng Kông Trưởng Quan Carrie Lam phải giữ lời hứa của nhà nước TQ rằng các quyền và tự trị của Hồng Kông sẽ được bảo vệ.

Nhiều triệu người đã xuống đường biểu tình ở Hồng Kông nhiều tháng qua, ban đầu là chống dự luật dẫn độ nghi can từ Hồng Kông về xét xử ở tòa án Hoa Lục, nơi thực sự chẳng có luật lệ tư pháp nào được tôn trọn. Sau khi Lam rút lui dự luật, các cuộc biểu tình mở rộng với mục tiêu đòi dân chủ, tự do cho Hồng Kông.

Dự luật do Hạ Viện Mỹ thông qua sẽ kết thúc quy chế thương mại đặc biệt Mỹ giành cho Hồng Kông trừ phi Bộ Ngoại Giao Mỹ chứng nhận hàng năm rằng các giới chức Hong Kong đang tôn trọng nhân quyền và pháp trị.

Dự luật cũng yêu cầu Tổng Thống Mỹ nhậnd iện và trừng phạt những người làm suy yếu quyền tự trị và vi phạm nhân quyền ơ Hồng Kông.

Trong cùng ngày, Hạ Viện Mỹ chấp thuận một dự luật liên hệ là sẽ cấm xuất cảng những thiết bị chống biểu tình (như lựu đạn cay) sang Hồng Kông.

Hội Ân Xá Quốc Tế đã lên án các cảnh sát Hồng Kông sử dụng bạo lực quá lố đối với người biểu tình.

Tuy nhiên, không chắc dự luật có thể trở thành luật. Vì còn Thượng Viện Hoa Kỳ, và còn chữ ký của Trump.

Trong khi đó, TQ hăm dọa sẽ trả thù nếu dự luật trở thành luật. Bộ Ngoại Giao TQ đưa ra bản văn nói rằng TQ sẽ có biện pháp mạnh nếu dự luật thông qua.

Chính thức, Thượng Viện Mỹ chưa đưa ra lịch trình sẽ thảo luật về dự luật Hong Kong vào ngày nào.

Trong khi đó, những cuộc biểu tình vì dân chủ của giới trẻ những ngày cuối tuần ngày càng thêm bạo lực. Tới luc, có vẻ như giới trẻ mở mặt trận du kích thành thị chống cảnh sát. Cũng không đơn lẻ vài chục thanh thiếu niên  bạo lực, trông có vẻ như cả ngàn thanh thiếu niên sẵn lòng dùng bạo lực.

Không còn chuyện biểu tình ôn hòa với cả triệu người nữa. Thanh thiếu niên Hồng Kông xông ra tuyến đầu y hệt như lính cảm tử.

Thế giới do dự… bất kể rằng Hoàng Chí Phong (Joshua Wong), một lãnh đạo phong trào dân chủ Hồng Kông, mới đi  một vòng thế giới để thuyết phục lãnh tụ các nước lớn ủng hộ người dân chủ Hồng Kông.

Khi Wong tới Đức quốc hồi tháng 9/2019, chàng thanh niên Wong nói rằng Hồng Kông chính là “một Berlin mới” – so sánh thành phố Brlin thời Đức quốc chia đôi, khi đó Berlin bị vây quanh bởi lãnh thổ Đông Đức trong suốt thời Chiến Tranh Lạnh. Wong eu cầu chính phủ Đức, cũng như Liên Âu, đứng vững sau lưng người biểu tình Hồng Kông trong cuộc chiến chống đàn áp từ TQ.

Rồi cuối cùng, không chính phủ Châu Âu nào chịu cứng rắn chống lại Bắc Kinh. Nỗ lực của Joshua Wong và nhiều nhà dân chủ Hồng Kông muốn quốc tế hóa cuộc chiến vì dân chủ Hồng Kông đã thất bại trong việc lôi kéo quôc tế. Dễ hiểu. Thậm chí, Trump cũng tuyên bố rằng biểu tình Hồng Kông đang dịu xuống và sẽ lặng lẽ êm xuôi trong gọng kềm CSTQ.

Ngoại trừ vài lời tuyên bố từ nơi xa. Thủ Tướng Đức Angela Merkel mới mấy tuần trước đã thúc giục chính phủ CSTQ tôn tọng dân quyền Hồng Kông theo Luật Căn Bản… thực tế cũng là thái độ chung của Châu Âu. Nói như thế, ai cũng nói được. Nhưng để có biện pháp trừng phạt thì không thấy.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã tỏ dấu hiệu lạnh cẳng. Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Hồng Kông (The American Chamber of Commerce in Hong Kong) nói rằng nhiều cơ sở kinh doanh Hoa Kỳ bị ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình và bạo lực ở Hồng Kông. Và nói rõ rằng dự luật Hong Kong Human Rights and Democracy Act có thể gây hậu quả bất lợi cho các cơ sở kinh doanh Hoa Kỳ.

AmCham HK đưa  ra bản khảo sát thực hiện trong các ngày 8-13 tháng 10/2019, cho thấy 61% các công ty hội viên được thăm dò cho biết thương vụ của họ bị thiệt hại trong nhiều tháng biểu tình bạo lực vừa qua tại Hồng Kông, mức độ là thiệt hại nhiều tới trung bình, cao hơn kết quả 43.8% trong bản khảo sát trước đó trong tháng 7/2019.

Bản khảo sát gửi tới 1,200 công ty hội viên của AmCham HK, và 124công ty trong đó trả lời. Trong đó, 46% nói là họ bi quan về viễn ảnh lau dài của Hồng Kông, tăng từ 34% trong bản khảo sát tháng 7/2019.

Dù vậy, 76% công ty trả lời nói họ không nghĩ là công ty của họ suy tính thoái vốn hay dọn xưởng ra khỏi Hồng Kông.

Chủ Tịch AmCham là Tara Joseph giải thích rằng hiện tượng đa số công ty Mỹ được khảo sát nói là họ không rời Hồng Kông cho thấy tầm quan trọng của Hồng Kông như là trung tâm của Châu Á về kinh doanh chiến lược và bất khả thay thế.

Bản văn AmCham HK nói rằng biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm visa nhập cảnh vì tình hình Hồng Kông có thể sẽ làm hại nhiều hơn là lợi, và nói chính sách Mỹ về Hồng Kông là nên hỗ trợ việc tự trị và pháp quyền, thay vì đưa  ra biện pháp làm suy y6ú thêm, và chính sách Mỹ v62 Hồng Kông “nên được thúc đẩy trước tiên và đầu tiên bởi tinh thần hợp tác, trưởngd ưỡng và hỗ trợ cho thành phố đơn độc và bất khả thay thế này.”

Trong khi đó, CSTQ ngày càng siết chặt đời sống người dân. Và cả nước Trung Quốc bị công an TQ dòm ngó, quan sát, theo dõi qua nhu liệu do thám.

Bản tin BBC kể rằng ứng dụng kỹ thuật có tên là "Study the Great Nation"- một ứng dụng trên điện thoại được Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền chính sách - có khả năng theo dõi được hành vi của hơn 100 triệu công dân nước này. Cụ thể, các chuyên gia của công ty an ninh mạng Cure 53 của Đức nói rằng, thông qua việc phân tích ứng dụng nói trên, họ đã tìm thấy các yếu tố ẩn trong phần mềm, có thể theo dõi việc sử dụng và sao chép dữ liệu người dùng.

Ứng dụng này cho phép chính quyền có khả năng truy cập vào điện thoại như kiểu "siêu người dùng (superuser)" - công ty bảo mật này cho biết. Superuser là dạng người dùng đặc biệt được sử dụng để quản trị hệ thống, có thể toàn quyền làm bất cứ điều gì trên thiết bị, gồm theo dõi vị trí, kích hoạt ghi âm, tải phần mềm, sửa chữa nội dung tập tin hoặc thay người dùng gọi một số điện thoại bất kỳ.

Hiển nhiên, nếu đúng như thế, chính quyền Hồng Kông cũng đang kiểm soát đời sống cư dân qua ứng dụng đó.

Và cả chính phủ Hà Nội cũng thế… Tiến bộ khoa học đang trở thành công cụ quan sát và siết chặt đời sống người dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.