Hôm nay,  

Kinh Tế Biển Chiếm 60% GDP Việt Nam

15/10/201900:00:00(Xem: 1506)

Kinh tế liên quan đến biển chiếm tới 60% tổng sản lượng nội địa toàn quốc Việt Nam mà TC thì đang bành trước thế lực âm mưu thôn tính Biển Đông đó là “thách thức nghiêm trọng” đối với VN, theo bản tin của Báo Tuổi Trẻ Online cho biết hôm 14 tháng 10.

Bản tin Tuổi Trẻ Online cho biết chi tiết như sau.

TS Tạ Đình Thi, tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, ngày 14-10 đã phát biểu như vậy khi nhìn nhận những khó khăn của Việt Nam ở Biển Đông hiện nay.

Phát biểu tại toạ đàm Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế, tổ chức sáng 14-10 ở Hà Nội, TS Tạ Đình Thi khẳng định tầm quan trọng của kinh tế biển đối với Việt Nam khi chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Phân tích về tình hình hiện nay, TS Tạ Đình Thi cho rằng: điểm thuận lợi là thế giới đang theo xu thế nhận thức tốt vai trò của biển, đại dương, hướng tới việc khai thác và bảo tồn biển một cách bền vững.

Tuy nhiên, song song đó là những căng thẳng có thể ảnh hưởng tới khả năng khai thác kinh tế và bảo tồn tài nguyên của Việt Nam trên biển.

"Chủ quyền biển đảo của chúng ta bị thách thức nghiêm trọng. Biển Đông có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, cũng như các tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Bên cạnh đó, khó khăn tiếp theo là những biến đổi, suy thoái môi trường biển tự nhiên", tổng cục trưởng Tổng cục Biển đảo nhận định.

Ngoài ra, TS Thi cũng nhấn mạnh thực tế rằng nhận thức của dư luận Việt Nam về biển cũng còn hạn chế. Chính vì vậy, tọa đàm sáng 14-10 chủ yếu xoay quanh thực trạng tự nhiên, pháp lý, kiến thức về những quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982…

Trong phần trình bày tại tọa đàm, TS Trần Công Trục nhấn mạnh: việc Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã lưu ý về tình hình Biển Đông và đó là chỉ thị chung cho tất cả trong việc xem xét kỹ càng những vấn đề liên quan.

"Tôi ý thức thông điệp trong đó là chúng ta nói về câu chuyện này (Biển Đông) một cách khoa học, có căn cứ chứ không phải chung chung hay duy ý chí", TS Trần Công Trục nói.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.