Hôm nay,  

Ngày Cho Trẻ Em Gái

14/10/201900:00:00(Xem: 1598)

Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.

Nguyên khởi có ngày ngày là đề ra từ hội Plan International, và rồi được chính phủ Canada hỗ trợ, và ngày này được Liên Hiệp Quốc công nhận năm 2011.

Thống kê LHQ ghi rằng trên toàn cầu khoảng 21% thiếu nữ lấy chồng trước khi đủ tuổi 18 – và tỷ lệ các em này lên cao tới 38% tại vùng Phi Châu Tiêu Sa Mạc Saharan, và 30% tại Nam Á Châu.

So sánh sẽ thấy là trẻ em gái có xác suất gấp 5 lần so với trẻ em trai kết hôn trước khi đủ 18 tuổi.

Thống kê cho biết:

--- 15 triệu trẻ em gái trong lứa tuổi bậc tiểu học sẽ không bao giờ được đi học.

--- Hơn 130 triệu bé gái trên toàn cầu không được tới trường.

--- Cứ mỗi 7 giây đồng hồ, có một bé gái dưới 15 tuổi kết hôn.

--- Bé gái làm việc nhà xài 40% thêm thời gian nhiều hơn bé trai.

Trong khi đó, bộ tự điển Wikipedia kể về Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái. Ngày Quốc tế của bé gái (International Day of the Girl) 11/10 hàng năm được thống nhất trên toàn cầu bởi Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 2011 dựa trên sáng kiến chung của Tổ chức Plan Canada và Chính phủ Canada, Liên Âu (EU) và các tổ chức khác.

Tự điển cũng nhắc rằng vào ngày 11/10/2012, chiến dịch 5 năm "Vì em là con gái" được Plan International chính thức khởi động trên toàn cầu với  mục tiêu là hỗ trợ cho 4 triệu trẻ em gái về giáo dục, các kĩ năng cơ bản và giúp các em thay đổi cuộc sống của mình. Chủ đề Ngày quốc tế trẻ em gái năm đầu tiên 2012 là: "Đấu tranh chống nạn tảo hôn".

Trong khi đó, năm nay, theo thông tin ngày 16/9/2019 của tổ chức Plan International Vietnam (PIV) trên FaceBook, kêu gọi Đã Đến Lúc Trao Quyền Cho Em Gái.

PIV viết rằng vào tháng 10/2019, #PlanInternational Việt Nam sẽ một lần nữa huy động sự tham gia của tất cả mọi người, từ trẻ em, gia đình đến cộng đồng để thực hiện Chiến dịch Thúc đẩy quyền trẻ em gái - Girls Takeover 2019 hưởng ứng ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10.

PIV viết:

“Đã đến lúc chúng ta cần bảo đảm sự hiện diện và tiếng nói của trẻ em gái và phụ nữ trong mọi lĩnh vực đời sống: điện ảnh, thể thao, giáo dục, y tế, nghề nghiệp.

Các em có quyền được sống trong một môi trường an toàn và bình đẳng, được tham gia vào các quyết định liên quan tới sự phát triển của các em, giúp xây dựng một thế hệ nữ lãnh đạo trẻ tương lai luôn sẵn sàng tạo nên sự thay đổi.

Cùng Plan thúc đẩy quyền bình đẳng của trẻ em gái!”

Trong khi đó, báo Sức Khỏe & Đời Sống ngày 4/10/2019 ghi nhận về “Trải nghiệm một ngày làm Đại sứ Thụy Điển của nữ sinh Việt Nam”…

Báo này kể rằng vào ngày 3/10, Phương Anh (20 tuổi) đã trải qua một ngày trên cương vị là Đại sứ Thụy Điển. Cô đã được Đại sứ trao quyền nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái. Không chỉ riêng Phương Anh, trên 63 quốc gia mà tổ chức đi tiên phong về quyền trẻ em gái Plan International hoạt động đều có các bé gái được trao quyền lãnh đạo, có bạn thậm chí còn được đảm nhiệm cương vị Thủ tướng của một nước.

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một nữ sinh được trao quyền đảm nhiệm vị trí của đại sứ một nước, giúp em trải nghiệm vai trò dẫn dắt của một nhà ngoại giao...

Ngày 11/10 được Liên Hợp Quốc công nhận là Ngày Quốc tế Trẻ em gái với mục đích thúc đẩy trao quyền cho trẻ em gái. Plan International là tổ chức đi tiên phong về quyền của trẻ em gái, hoạt động tại 63 quốc gia. Tại Việt Nam, thông qua chuỗi hoạt động này, kể từ năm 2016, đã có khoảng 520 trẻ em gái trên cả nước đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau tại các địa phương (có bạn làm chủ tịch huyện, có bạn làm chủ tịch xã…).

Báo Hà Nội Mới hôm 9/10/2019 ghi nhận về tình hình mới về tình hình kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh… Ngày 8-10, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái (11-10) năm 2019, với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”.

Bản tin ghi rằng Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, theo quy luật tự nhiên, trung bình 100 bé gái sinh ra thì tương ứng có từ 104 đến 106 bé trai sinh ra. Ở Việt Nam, năm 1999, tỷ số giới tính khi sinh là 107 bé trai/100 bé gái. Sau 10 năm, vào năm 2009, tỷ số này là 110,5 bé trai/100 bé gái và tăng lên 113,8 bé trai/100 bé gái vào năm 2013.

Hiện tại, tỷ số này vẫn dao động xung quanh ngưỡng 114,8 bé trai/100 bé gái. Cả nước đã có 55/63 tỉnh, thành phố có sự chênh lệch giới tính khi sinh với tỷ số giới tính cao hơn 108 bé trai/100 bé gái. Riêng tại tỉnh Lạng Sơn, tỷ số giới tính khi sinh là 116,3 bé trai/100 bé gái, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan đánh giá, sự mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục có xu hướng tăng và lan rộng, cả ở nông thôn, thành thị và tại tất cả các vùng, miền trên cả nước. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ.

Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 11/10/2019 ghi nhận về các thống kê:

"Từ năm 2002, WHO ước tính có tới 150 triệu bé gái và 73 triệu bé trai bị xâm hại tình dục. Một phân tích tổng hợp của WHO từ 65 nghiên cứu tại 22 quốc gia năm 2014 cho thấy, tỷ lệ xâm hại tình dục cao nhất xảy ra ở châu Phi (34,4%) và châu Á (23,9%), trong khi ở châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 10,1% và 9,2%. Số liệu thống kê các vụ bị phát hiện ở trên cũng chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm” khi mà phần lớn hành vi xâm hại trẻ em chủ yếu xảy ra ở những nơi kín đáo hoặc ít ngờ tới, như trong nhà, ở trường học, thang máy… Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. Thống kê trên cũng cho thấy rằng trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao với 21,3%; gần 60% số trẻ em bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm. Ước tính, khoảng 68,4% số trẻ em từ 1 đến 14 tuổi phải chịu ít nhất một hình phạt thể chất hoặc tâm lý bởi các thành viên trong gia đình."

Như thế, đó là một con số rất mực u buồn:  khoảng 68,4% số trẻ em từ 1 đến 14 tuổi phải chịu ít nhất một hình phạt thể chất hoặc tâm lý bởi các thành viên trong gia đình…

Như thế, xã hội Việt Nam còn rất nhiều nan đề vậy. Trước tiên, là phải thay đổi không chỉ xã hội, mà cũng phải từ gia đình, và trước nhất là phải chuyển hóa từng cá nhân vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.