Hôm nay,  

Bỏ “định Hướng Xhcn” Để Ok Hệ Thống Chính Trị Mới?

08/07/200100:00:00(Xem: 3981)
HÀ NỘI (VB) - Thời Báo Tài Chính của nhà nước CSVN vừa viết nguyên văn như sau về tương lai VN "Việc gia nhập WTO không chỉ thuần tuý pháp luật mà còn chấp nhận hệ thống chính trị và định hướng mới khi gia nhập WTO."

"Định hướng" lâu nay của CS là "định hướng xã hội chủ nghĩa" thường thấy làm đuôi cho nhiều khẩu hiệu, quen nhất là câu "Kinh tế thị thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Đây là lần đầu tiên, báo nhà nước công khai nói tới việc sẽ cái đuôi cũ để "chấp nhận định hướng mới".

"Chấp nhận hệ thống chính trị mới" -nguyên văn- cũng là "cụm từ" có ý nghĩa dân chủ đa nguyên, trái ngược với hệ thống chính trị độc đảng của CSVN hiện nay. Mỗi lần đụng tới cụm từ kể trên, CSVN thường nhẩy dựng lên như đĩa phải vôi. Nay, một tờ báo nhà nước dám công khai đề cập tới điều kị huý này.

Với tựa đề "Điều kiện để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới" Thời Báo Tài Chính của CSVN -số đề ngày 29/6/2001, trong câu kết luận của bài báo nguyên văn như sau:
“Đối với Việt Nam để xây dựng được hệ thống pháp lý phù hợp với quy định chung của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là vấn đề khó khăn. Muốn gia nhập WTO, Việt Nam phải xây dựng và áp dụng quy chế tối huệ quốc, Việt Nam phải đưa ra những nhượng bộ về mặt liên quan và dành ưu đãi thuế quan cho toàn bộ các nước WTO. Về luật pháp thì không có gì nhưng về nguyên tắc đối xử giữa các quốc gia lại là khó khăn.

Theo nguyên tắc chung của WTO thì quy định giữa các nước phải giống nhau, không được phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Phải xem xét ở một số doanh nghiệp để loại bỏ tất cả những ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp của Nhà nước. Hiện nay, Việt Nam chưa có được những quy định về nguyên tắc đối xử giữa tất cả các doanh nghiệp trong thương mại hàng hoá của Việt Nam liên quan.

WTO sẽ đòi hỏi Việt Nam cần có những đàm phán riêng để duy trì những biện pháp ưu đãi trong khuôn khổ thuế quan cùng thành viên của AFTA và được WTO chấp nhận.

Hàng dệt may của Việt nam hiện nay khá phát triển, nếu áp dụng được Hiệp định này sẽ có tác dụng rất lớn đối với Nhà nước và các doanh nghiệp. Liên minh châu Âu đã có những ưu đãi rất lớn cho các nước kém phát triển và các nước phát triển. Nếu Việt nam tham gia sẽ được hưởng ưu đãi cho theo nước kém phát triển để tuỳ theo quy chế mà có nghĩa vụ ràng buộc. Ví dụ, nông nghiệp trong khuôn khổ của WTO có loại bỏ hệ thống định lượng đã đang tồn tại trong Nhà nước. Việt Nam là một nước sẽ được duy trì hệ thống bảo hộ mà nước kém phát triển nhất của WTO đang được hưởng. Thời hạn hệ thống bảo hộ khoảng 20 năm Việt Nam có thể hưởng quy chế ngoại tệ này của châu Âu. Tuy nhiên, Việt Nam phải có những quy định tự vệ phù. Các biện pháp tự vệ như liên quan đến hàng rào kỹ thuật, cấp phép nhập khẩu nhưng giấy phép cấp theo WTO quy định (thời hạn cấp giấy phép). Hiệp định này sẽ ảnh hương lớn đến Việt Nam khi Việt Nam gia nhập bởi sẽ có can thiệp lớn của WTO, giúp cho các nước thành viên cải tiến kỹ thuật, bảo vệ việc đầu tư chống nạn sản xuất hàng giả. Riêng Việt Nam sẽ có 10 năm để chuẩn bị chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ bí mật thương mại, quyền tác giả, nhãn hiệu.

Tuy nhiên, bảo hộ văn bằng phát minh sáng chế ở Việt Nam chưa được làm tốt nhất là ở sản phẩm thực phẩm, hoá chất và dược phẩm. Ba lĩnh vực này chưa có văn bằng bảo hộ nên dẫn đến nạn hàng giả ở các lĩnh vực này rất lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Ở lĩnh vực dịch vụ, khuôn khổ của WTO không chỉ thương mại hàng hoá mà còn thương mại dịch vụ. Đây là những lĩnh vực có tác động rất lớn đối với Việt Nam nhưng phụ thuộc vào ý định của Việt Nam có muốn tham gia vào lĩnh vực này không. WTO ban hành hiệp định khung những quy định áp dụng cho thương mại dịch vụ, những nguyên tắc này liên quan đến hiệu quả tối huệ quốc. Khi mở cửa cần công khai hoá pháp luật liên quan đến dịch vụ. Tạo điều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài.

Biết rằng, ở lĩnh vực tài chính là mở cửa hoặc không nhưng không được áp dụng biện pháp định lượng. Các nước và Việt Nam sẽ tự xác định xem thời gian vào dịch vụ nào có lợi cho quốc gia. Đầu tư liên quan đến dịch vụ thương mại như thế nào sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Để quản lý có hiệu quả, quy định của WTO cho các nước tham gia dịch vụ nên sử dụng những quy định như: Buộc nhà đầu tư nước ngoài phải có tỷ lệ nhất định cho sản phẩm của mình. Ví như hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng sản phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp nước ngoài chỉ được dùng một sản phẩm nhập khẩu, chỉ được xuất khẩu một sản phẩm nhất định của mình ra nước ngoài là biện pháp mà WTO quy định.

Tóm lại, để Việt Nam gia nhập WTO, trước hết Việt Nam phải sửa đổi pháp luật cho phù hợp với WTO. Họ chịu trách nhiệm giám sát, có thể kiểm tra để có cái nhìn cụ thể về tình hình của một nước. Để giải quyết những tranh chấp không chỉ có sự can thiệp của WTO mà ADB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và LHQ luôn có sự kiểm tra chặt chẽ các quốc gia tham dự WTO. Nếu nước nào làm trái quy định của WTO sẽ không được vay của ADB, IMF. WTO sẽ thành lập cả một cơ chế vận hành có hiệu quả và những thẩm phán có năng lực giải quyết những tranh chấp. Có những cơ quan vận hành theo dõi công bằng, bảo đảm công khai minh bạch trong chính sách thương mại, các nước phải có thông báo quốc tế về những quy định, pháp luật của mình ban hành. Việc gia nhập WTO không chỉ thuần tuý pháp luật mà còn chấp nhận hệ thống chính trị và định hướng mới khi gia nhập WTO.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.