Hôm nay,  

Thời Sự Thế Giới Năm 2000

13/01/200100:00:00(Xem: 5334)
THIÊN TAI VÀ THẢM HỌA

Trái ngược với nhiều lời tiên đoán bi quan một cách đáng sợ rằng năm 2000 là năm tận thế, nhân loại đã thở phào nhẹ nhõm khi năm 2000 đã gần qua hết mà vẫn chưa có dấu hiệu gì của một cơn đại hồng thủy làm tiêu diệt sự sống trên trái đất. Tuy nhiên năm 2000 cũng là năm được đánh dấu bằng nhiều thiên tai và thảm họa. Hầu như khắp mọi nơi trên thế giới, con người đã phải chịu đựng những cơn bão dữ, những trận lụt lớn gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và nhân mạng. Những trận cháy rừng dữ dội ở Hoa kỳ, những cơn lụt lớn tại Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và tại Úc đã khiến cho nhiều vùng được tuyên bố là vùng thiên tai của thế giới. Nổi bật nhất là các thảm họa như vụ tai nạn máy bay Concorde, vụ tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga và vụ cháy tàu trong đường ngầm tại Áo.

Ngày 26.7.2000 một máy bay Concorde của hãng hàng không Air France cất cánh từ phi trường Charles de Gaulle ở Paris bay đi New York đã lâm nạn chỉ vài phút sau khi rời khỏi phi đạo. Nhiều nhân chứng đã ghi được những hình ảnh cho thấy chiếc Concorde đã bốc cháy ngay trước khi cất cánh. Chỉ hai phút sau đó toàn bộ chiếc Concorde đã rơi xuống mặt đất và phát nổ kinh hồn như một trái bom nguyên tử. Tai nạn khiến toàn bộ 100 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay đều thiệt mạng. Cho đến nay nguyên nhân của vụ tai nạn chưa được thông báo đầy đủ, mặc dầu có nhiều nguồn tin cho rằng một chiếc bánh xe của chiếc máy bay đã đụng phải một mảnh kim loại trên phi đạo rơi ra từ một máy bay quân sự của Hoa kỳ. Chiếc bánh xe phát nổ khiến động cơ máy bay bị bắt lửa dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc nói trên.

Trong tháng 11 một đoàn tàu chở du khách lên vùng trượt tuyết Kaprun nổi tiếng của Áo đã phát hỏa khi đoàn tàu còn ở trong đường hầm. Vụ tai nạn khiến cho 153 hành khách bị thiệt mạng. Khi vụ hỏa hoạn xảy ra nhiệt độ trong đường hầm lên đến trên ngàn độ và nhiều người đã tìm cách nhảy ra khỏi các toa tàu và chạy ngược lên phía trên đồi. Tuy nhiên đó là một sự chọn lựa sai lầm khiến nhiều người thiệt mạng. Chỉ có 12 hành khách may mắn sống sót trong vụ hỏa hoạn khủng khiếp nói trên. Vài ngày sau nhiệt độ trong hầm mới giảm xuống trước khi nhân viên cấp cứu có thể vào bên trong để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn và thu thập thi hài của các nạn nhân. Hiện nay cuộc điều tra vụ tai nạn nói trên vẫn đang được chính phủ Áo tiếp tục tiến hành.

Thảm họa gây chấn động thế giới nhất trong năm qua là vụ tai nạn của tiềm thủy đỉnh Kursk của Nga. Đây là một trong các tàu ngầm hiện đại và bí mật nhất của hải quân Nga có trang bị nhiều hỏa tiễn nguyên tử và có khả năng hoạt động rất hữu hiệu dưới lòng đại dương. Tháng tám năm 2000, chiếc tiềm thủy đĩnh Kursk trên đó có 118 thủy thủ Nga đã bất thần bị tai nạn và chìm xuống biển sâu khiến toàn bộ thủy thủ đoàn thiệt mạng. Chính phủ Nga và hải quân Nga đã tìm cách dấu nhẹm những tin tức về vụ tai nạn này cho đến giây phút cuối cùng.

Dư luận Nga đã bị đánh lừa rằng các thủy thủ Nga vẫn còn sống chờ cấp cứu. Tuy nhiên thật ra các thủy thủ nói trên đã chết ngay từ đầu. Do áp lực của dư luận Nga và thế giới, chính phủ Nga đã thuê một công ty Na Uy lặn vớt xác của các thủy thủ Nga. Vụ tai nạn nói trên đã làm mất mặt giới hải quân và chính phủ Nga trong con mắt của dư luận toàn thế giới. Đồng thời vụ tai nạn cũng nói lên được sự suy yếu của quân đội Nga cũng như sự yếu kém của nền kinh tế Nga sau khi nước Nga chuyển từ chế độ cộng sản sang giai đoạn chuyển tiếp thành một xã hội dân chủ và pháp trị.

CÁCH MẠNG KHÔNG ĐỔ MÁU TẠI NAM TƯ

Trong tháng 10.2000 dân chúng tại Nam Tư đã vùng dậy tiến hành một cuộc cách mạng không đổ máu lật đổ nhà độc tài cuối cùng của Châu Âu là tổng thống Nam Tư Milosevic. Đoàn biểu tình do phe đối lập cầm đầu lên đến hàng triệu người đã biểu tình tuần hành trên đường phố của thủ đô Belgrade, chiếm giữ tòa nhà quốc hội, các đài phát thanh, đài truyền hình,vô hiệu hóa khả năng phản ứng của quân đội và cảnh sát trung thành với Milosevic. Cuộc biểu tình biến thành cuộc cách mạng lật đổ Milosevic đã xảy ra sau khi Milosevic từ chối không công nhận sự thắng cử của lãnh tụ đối lập Nam tư là Vojislav Kostunica.

Chính các sĩ quan cao cấp từng trung thành với Milosevic đã dùng áp lực buộc Slobodan Milosevic phải tuyên bố thất bại và công nhận chiến thắng của ứng cử viên Vojislav Kostunica. Sau khi lên nhậm chức tân tổng thống Nam Tư, tổng thống Kostunica đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của cộng đồng Châu Âu và thế giới. Nam tư từ một quốc gia bị cô lập đã được mời gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và được các quốc gia này lẫn Hoa kỳ xóa bỏ lệnh cấm vận. Tuy nhiên vấn đề số phận của cựu tổng thống Milosevic từng được xem là tội phạm chiến tranh của thế giới vẫn chưa được làm sáng tỏ. Trong khi ông Kostunica hứa sẽ xét xử các tội phạm chiến tranh Nam tư theo đúng luật pháp, vẫn chưa có dấu hiệu gì chính quyền Nam tư sẽ giao Milosevic cho tòa án quốc tế xét xử. Gần đây lại có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Milosevic đã rời khỏi nơi ẩn náu của mình, tiếp tục trở lại các sinh hoạt chính trường với tư cách chủ tịch đảng Xã hội Chủ Nghĩa Nam tư.

Tuy nhiên tình hình ở Nam tư là không thể đảo ngược được và từ nay quốc gia này sẽ tiến bước trên con đường dân chủ hóa với sự ủng hộ của Châu Âu và toàn thể thế giới. Nhà độc tài cuối cùng của Châu Âu đã bị hạ bệ và chủ nghĩa cộng sản đã hoàn toàn biến mất tại Châu Âu.

LÒ LỬA TRUNG ĐÔNG NÓNG BỎNG

Sau một thời gian lắng dịu lò lửa Trung đông lại sôi động trở lại biến khu vực này trở thành một trong những điểm nóng nhất thế giới. Cuộc xung đột dữ dội giữa Do tái và Palestine bắt đầu khi lãnh tụ chính trị đối lập của Do thái là Ariel Sharon đến viếng thăm một thánh địa tại Jerusalem vào tháng 9.2000, nơi đang diễn ra tranh chấp giữa Do thái và Palestine. Cuộc xung đột giữa thanh thiếu niên Palestine và quân đội Do thái ngày càng leo thang và kéo dài cho đến cuối năm 2000 với hơn 300 người bị thiệt mạng, đa số là người Palestine.

Bất chấp sự giàn xếp quốc tế, tình hình giữa Do thái và Palestine vẫn không lắng dịu với các cuộc xung đột tiếp diễn khiến ngày càng có thêm nhiều nạn nhân thương vong. Trong khi đó tình hình căng thẳng với Palestine đã khiến cho thủ tướng Do thái Ehud Barak bị thách thức từ nhiều phía khiến ông ta đã phải tuyên bố từ chức trong tháng 11 vừa qua. Việc ông Barak từ chức có chủ ý nhằm tiến hành bầu cử sớm để ngăn chận cựu thủ tướng Netanyahu không ra tái tranh cử trở lại.

Trong khi đó áp lực ngày càng gia tăng đối với chủ tịch Palestine Arafat. Nhiều nhóm cực đoan hiếu chiến Palestine như nhóm Hamat đã tố cáo ông Arafat bán rẻ quyền lợi của Palestine cho Do thái và nhân nhượng áp lực của Hoa kỳ. Chính những quan điểm này đã khiến cho các nhóm Hồi giáo hiếu chiến đã tiến hành vụ đánh bom chiến hạm Coles của Hoa kỳ tại Yemen khiến cho 17 binh sĩ Hoa kỳ tử nạn và chiếc chiến hạm Coles coi như trở thành đống sắt vụn phải kéo về Hoa kỳ để sửa chữa.

G.BUSH TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG HOA KỲ

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa kỳ năm 2000 đã trở thành một cuộc chiến của hệ thống pháp lý tiểu bang và liên bang. Khác với mọi lần vị tổng thống của Hoa kỳ không được quyết định bởi lá phiếu bầu của cử tri mà lại được quyết định bởi các phiên tòa tiểu bang tại Florida và các phiên tòa liên bang Hoa kỳ. Cuối cùng tối cao pháp viện Mỹ đã quyết định rằng việc đếm phiếu bằng tay của tòa án tiểu bang Florida là vi hiến và tuyên bố hủy bỏ tiến trình này. Kết quả là ứng cử viên G. Bush, con trai của cựu tổng thống Bush đã đánh bại ứng cử viên Al Gore của đảng Dân chủ và trở thành tổng thống thứ 37 của Hoa kỳ.

Trở thành tổng thống Hoa kỳ việc đầu tiên G. Bush muốn làm là xây dựng lại tinh thần đoàn kết của nước Mỹ đã bị tổn thương trầm trọng sau cuộc tổng tuyển cử năm 2000. Ông G. Busy đã gặp gỡ tổng thống Bill Clinton để chuẩn bị nhận bàn giao và ông cũng đã gặp ứng cử viên Al Gore, tuy nhiên cuộc nói chuyện giữa hai đối thủ chính trị này không được thân mật cho lắm vì dư âm cay đắng của kỳ bầu cử tổng thống vẫn chưa phai nhạt được. Trong khi đó ứng cử viên đại bại Al Gore vẫn cho rằng ông không đồng ý với quyết định của tối cao pháp viện Mỹ cấm Florida đếm phiếu bằng tay. Cuộc hội kiến giữa ông G. Bush và Bill Clinton cũng như Al Gore nhằm làm cho dư luận Mỹ thấy rằng đảng cộng hòa của ông Bush và đảng Dân chủ của ông Clinton sẵn sàng hợp tác với nhau vì tương lai của Hoa kỳ.

Các lãnh tụ thế giới đã tới tấp gửi điện mừng đến tân tổng thống G. Bush và hy vọng sẽ thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với vị tổng thống mới của Hoa kỳ. Quan sát cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, có thể nhận thấy rằng ông G. Bush thắng mà không vinh, vì thật ra ông không hơn ứng cử viên Al Gore được bao nhiêu phiếu. Nếu lệnh đếm phiếu bằng tay của tòa án Florida được tiếp tục thì có thể ông Al Gore hơn phiếu ông Bush và trở thành tổng thống Hoa kỳ. Điều này cũng cho thấy mặc dầu vụ tai tiếng tình dục của Bill Clinton đã làm mất uy tín nhiều của đảng Dân chủ và ảnh hưởng phiếu của ứng cử viên Al Gore, tuy nhiên người dân Mỹ đã ủng hộ đảng Dân chủ vì những thành quả kinh tế mà tổng thống Bill Clinton đã mang lại cho nước Mỹ, cũng như nhiều người e dè khuynh hướng bảo thủ và hiếu chiến của đảng Cộng hòa có thể làm cho tình hình Hoa kỳ và thế giới không ổn định.

Trong số những quốc gia hài lòng nhất với kết quả bầu cử tại Mỹ là Úc với thủ tướng John Howard tin rằng nước Úc có thể xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với Hoa kỳ dưới sự điều hành của tổng thống G. Bush thuộc đảng Cộng hòa, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng.

TỔNG THỐNG BILL CLINTON ĐẾN THĂM VIỆT NAM

Đối với người Việt trong cũng như ngoài nước, việc tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton đến thăm Việt Nam được xem là sự kiện chính trị và lịch sử quan trọng nhất trong nhiều thập niên qua. Kể từ khi cuộc chiến Việt nam kết thúc năm 1975 đây là lần đầu tiên một vị tổng thống Hoa kỳ đến thăm Việt nam. Tiến trình hòa hoãn giữa hai quốc gia cựu thù đã bắt đầu từ năm 1994 khi tổng thống Bill Clinton tuyên bố phá bỏ lệnh cấm vận Việt Nam. Năm 1995 tòa đại sứ Mỹ tại Việt nam được khánh thành và năm 1996 đại sứ Mỹ đầu tiên tại Hà nội là Pete Peterson được bổ nhiệm.

Ông Bill Clinton đã được đón tiếp hết sức nồng nhiệt tại Việt Nam. Sự nồng nhiệt đó không phải từ giới lãnh đạo và đảng cộng sản Việt nam, nhưng lại từ đa số dân chúng mà đảng và chính phủ từ lâu đã cố công nhồi nhét những tư tưởng căm thù đế quốc tư bản và coi Mỹ là kẻ thù số một của chủ nghĩa cộng sản. Sự phấn khởi của tuổi trẻ Việt Nam khi chào đón ông Bill Clinton chứng tỏ rằng nước Mỹ nói chung và lối sống Mỹ nói riêng vẫn là một thiên đàng mơ ước của tất cả những người dân Việt nam bình thường. Đồng thời sự phấn khởi đó cũng cho thấy chế độ cộng sản Hà nội đã không nhào nặn được tư tưởng của người dân theo ý của mình.

Dù ông Bill Clinton cố tình đến Việt Nam trong giai đoạn sắp mãn nhiệm để làm vơi bớt sự chống đối của những người chống lại mối quan hệ giữa Hoa kỳ và Việt Nam. Tuy nhiên chuyến đi của ông Bill Clinton đã đi vào lịch sử và có một tác động tinh thần rất lớn đối với các cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo, đòi dân chủ tại Việt Nam. Cuộc đột nhập không phận Việt Nam rải truyền đơn của Lý Tống và các cuộc biểu tình dữ dội đòi tự do tôn giáo tại Việt Nam trong và sau chuyến đi của ông Bill Clinton đang làm cho chính quyền độc tài cộng sản Việt nam lo sợ.

TRIỂN VỌNG THỐNG NHẤT TRIỀU TIÊN

Tình hình bán đảo Triều tiên trở nên lắng dịu hẳn sau cuộc hội nghị thượng định lịch sử giữa tổng thống Kim Đại Trọng của Nam Triều tiên và chủ tịch Kim Trung Nhất của Bắc Triều tiên vào tháng sáu năm nay. Cái bắt tay lịch sử của hai nhân vật hàng đầu của hai nước Triều tiên tại Bình nhưỡng đã chính thức đóng lại 50 năm thù địch trên bán đảo này. Sau cuộc chiến Cao ly năm 1953 bán đảo Triều tiên vẫn tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh vì chưa hề có một hiệp ước đình chiến nào được ký kết giữa các bên tham chiến. Với quân số trên một triệu người, Bắc Hàn vẫn tiếp tục duy trì một thái độ thù địch với Nam Hàn và phương tây, nhiều lần hăm dọa xâm lược Nam Hàn và phát triển các loại hỏa tiễn tầm xa của họ.

Trong khi đó với sự hỗ trợ của Hoa kỳ, Nam Hàn từ ngày chấm dứt chiến cuộc Cao ly đã lao vào một cuộc chạy đua phát triển kinh tế với Nhật và nhanh chóng trở thành một trong các con rồng của Á Châu với thu nhập bình quân đầu người là 12 ngàn đô la mỗi năm. Dưới chế độ cộng sản Bắc Hàn, quốc gia này là một quốc gia chủ trương tự cung tự cấp và tự cô lập với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên sau khi Liên xô và phe đông âu sụp đổ, Bắc Hàn bị kiệt quệ về kinh tế cộng thêm với nạn đói do thiên tai khiến quốc gia cộng sản này đứng trên bờ vực sụp đổ. Không còn cách nào khác, Bắc Hàn phải chọn con đường hòa hoãn với Nam Hàn và phương Tây để xin viện trợ cứu dân khỏi chết đói.

Sau chuyến đi thăm Bắc Hàn, tổng thống Kim Đại Trọng đã được trao giải thưởng Nobel hòa bình năm 2000. Giải thưởng này khiến cho uy tín của tổng thống Nam Hàn lên cao và làm cho các đối thủ chính trị của ông chống lại việc quan hệ với Bắc Hàn thôi không lên tiếng công kích nữa. Triển vọng thống nhất Triều tiên đang hé mở tuy nhiên tình hình Triều tiên không giống với Đông Đức và Tây Đức cho nên khó có thể có việc thống nhất ngay lập tức. Thêm vào đó Nam Hàn không giàu mạnh bằng Tây Đức để có thể cưu mang người anh em Bắc Hàn nghèo đói. Trong khi đó mặc dầu hứa hẹn sẽ sang thăm Nam Hàn, Kim Trung Nhất vẫn tiếp tục ra lệnh tăng cường thêm quân tại vùng biên giới, bố trí thêm nhiều trọng pháo và hỏa tiễn hướng về phía Nam Hàn.

Vùng phi quân sự giữa Nam và Bắc Hàn hiện đang được dọn dẹp chuẩn bị cho việc xây dựng đường xe lửa xuyên Triều tiên và các thân nhân giữa hai miền hiện đang được cho phép qua lại thăm viếng nhau theo thỏa thuận nhân đạo đã ký kết giữa hai miền.

TRẬN VÕ MỒM GIỮA MỸ VÀ CUBA

Ngày 25.11.1999 các ngư phủ Mỹ tìm thấy một em bé Cuba tên là Elian Gonzlez đang ôm cứng vào một mảnh thuyền vỡ trôi nổi trong vịnh Port Laudedale ở Florida. Sự việc sau khi được làm sáng tỏ cho thấy Elian là nạn nhân duy nhất còn sống sót trên một chiếc thuyền chở 14 người tị nạn Cuba trốn chế độ cộng sản. Mẹ của em bé Elian cùng với những người khác đã chết đuối sau khi chiếc thuyền bị chìm ngoài khơi Florida và sau đó bé Elian được mang về giao cho thân nhân của cậu đang sống tại Florida. Thân nhân của bé Elian yêu cầu chính phủ Mỹ cấp tư cách ti nạn cho cậu bé để cậu được vĩnh viễn ở lại Hoa kỳ.

Bố ruột của bé Elian tại Cuba đã đến gặp các nhân viên di trú Mỹ yêu cầu chính phủ Mỹ từ chối cấp chiếu khán thường trú cho Elian và gửi cậu về lại Cuba. Tuy nhiên gia đình các thân nhân của bé Elian tại Florida từ chối giao trả bé cho bố của cậu tại Cuba và sự vụ bắt đầu được đưa ra tòa. Một bên là thân nhân của bé Elian tại Florida đòi cậu ở lại, một bên là bộ di trú Mỹ quyết định gửi trả bé Elian về lại Cuba. Mỹ và Cuba đã có nhiều lời qua tiếng lại, tuy nhiên cuối cùng tòa án Hoa kỳ đã quyết định rằng người duy nhất có quyền nuôi dưỡng bé Elian là cha ruột của Elian và cậu bé đã được gửi trả về lại Cuba.

THÁI BÌNH DƯƠNG NỔI SÓNG

Năm 2000 cũng là năm có nhiều biến động chính trị đáng nói tại vùng Thái Bình Dương. Đặc biệt là sự kiện Đông Timor,cuộc đảo chính tại Fiji và tại đảo quốc Solomon Island. Sau khi bị Nam dương dùng vũ lực tiến chiếm vào năm 1975, Đông Timor, cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha đã trở thành một tỉnh trực thuộc Nam dương. Chính quyền Nam dương đã dùng bạo lực để khống chế dân chúng Đông Timor, đàn áp đẫm máu các phong trào kháng chiến dành độc lập. Đúng vào giai đoạn chính quyền Nam dương của tổng thống Suharto suy yếu vì một loạt những vụ tham ô hối lộ, hối mại quyền thế và kém cỏi trong quản lý kinh tế, các phong trào bạo động đòi độc lập tại Đông Timor lại bùng lên.

Tình hình căng thẳng đến mức thế giới phải lên tiếng can thiệp sau khi có nhiều thường dân Đông Timor bị tàn sát bởi quân đội Nam dương. Cuộc khủng hoảng lan rộng khiến cuối cùng tổng thống Nam dương Suharto phải từ chức và quốc hội đã bầu ông Wahid làm tân tổng thống Nam dương. Do áp lực của Úc và thế giới, ông Wahid phải chấp nhận rút quân đội Nam dương khỏi Đông Timor và công nhận nền độc lập của quốc gia này. Quân đội Úc đã gửi hàng ngàn binh sĩ thuộc lực lượng Interfet đến Đông Timor để vãn hồi trật tự trước khi bàn giao Đông Timor cho lực lượng hành chánh và quân sự của Liên Hiệp Quốc.

Lợi dụng tình hình lộn xộn tại Nam dương và Đông Timor, bọn phản loạn tại Fiji đã bất thần làm đảo chính quân sự lật đổ chính quyền hợp pháp tại Fuji và bắt giam nhiều chính khách trong tòa nhà quốc hội trong nhiều tuần lễ. Lãnh tụ bọn phiến loạn là G. Speight đã cùng đàn em bắt làm con tin thủ tướng Fiji M. Chaudhry cùng nhiều bộ trưởng nội các. Tại Solomon Island cuộc đảo chính quân sự cũng diễn ra và có nguy cơ dẫn đến một cuộc nội chiến. Tuy nhiên nhờ sự khôn khéo của Úc những biến động chính trị trên đã được giàn xếp và tình hình tại các đảo quốc này đã trở lại yên tĩnh.

CHÂN DUNG LÃNH TỤ Á CHÂU

Sau nhiều năm cai trị Nam dương bằng bàn tay sắt, tổng thống Suharto đã chứng kiến ngày tàn của mình đến nhanh hơn ông ta tưởng. Cuộc biến động chính trị tại Đông Timor và áp lực trong nước đã khiến ông ta phải tuyên bố từ chức trước làn sóng đấu tranh phản đối dữ dội của sinh viên Nam dương. Sau khi rời khỏi chức vụ tổng thống ông Suharto bị cáo buộc nhiều tội danh tham nhũng hàng tỷ đô la. Con trai của ông ta là Tommy cũng bị truy tố ra tòa và bị kêu án tù vì tội lợi dụng uy thế của cha để làm ăn bất chính. Tổng thống Wahid lên thay nhưng chứng tỏ là một người yếu đuối về thể chất lẫn tinh thần không thể nào đưa được Nam dương ra khỏi những cơn khủng hoảng chính trị và kinh tế triền miên.

Trong năm 2000 một trong những chính khách hàng đầu của Á Châu là phó thủ tướng Mã Lai, Anwar Ibrahim cũng trở thành nạn nhân của các mưu đồ chính trị của thủ tướng Mã Lai Mahathir. Ông Anwar phó thủ tướng kiêm bộ trưởng tài chính Mã lại thình lình đã bị cách chức và bị tống giam với cáo buộc tham nhũng và có quan hệ tình dục trái với luật Hồi giáo. Tuy nhiên theo lời của ông Anwar thì ông đã bị ông Marhathir lập mưu cho ra rìa để không bị ai thách thức chức vụ thủ tướng vĩnh viễn của ông ta. Hiện nay ông Anwar vẫn tiếp tục ở trong tù bất chấp sự phản đối của thế giới, của dư luận Mã lai và sự vận động tích cực của gia đình và bạn bè.

Trong khi đó tân tổng thống Phi là Joseph Estrada đã trở thành lãnh tụ Á Châu đầu tiên bị đưa ra chất vấn trước quốc hội vì cáo buộc tham nhũng. J. Estrada nguyên là một diễn viên điện ảnh trở thành chính trị gia đã được tin là nhận hàng triệu độ la hối lộ từ một tổ chức cờ bạc bất hợp pháp tại Phi. Đồng thời ông ta cũng được tin rằng đã bỏ túi hàng triệu đô la trong vụ khủng hoảng con tin tại Phi. Hiện nay dư luận Phi đang ồn ào đòi tổng thống Estrada phải tuyên bố từ chức.

Việt Đăng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.