Hôm nay,  

Số Phận Một Tác Phẩm

05/02/200100:00:00(Xem: 3969)

(Nhân đọc Lạc Đạn của Trần Thị NgH, nhà xuất bản Thời Mới, Canada, 2000).

“Vâng thưa ngài. Ngài có thể cẩu thả, có thể bỏ rác vào trong một cuốn tiểu thuyết, và người đọc sẵn sàng bỏ qua. Trong truyện ngắn, kế bên thơ, hầu như mọi từ phải đúng… Tôi muốn nói những truyện ngắn hay, như của Chekhov. Chính vì vậy, tôi coi nó hạng nhì, bởi nó đòi hỏi chính xác gần như tuyệt đối. Đâu có chỗ thừa để mà cẩu thả. Đâu có chỗ bỏ rác.”
(Faulkner ở Đại học, trang 207).

I. Sống lùi thời đại.
Vào thập niên 1960, trong một cuộc họp bàn tròn trên tờ Sáng Tạo, một thành viên trong nhóm đã phát biểu, nếu một độc giả của ngày hôm nay đọc văn chương của ngày hôm qua (đọc Hồn Bướm Mơ Tiên, hay Nửa Chừng Xuân chẳng hạn), như vậy là đã sống lùi thời đại của mình.

Người viết lẩn quẩn mãi với chuyện “sống lùi thời đại” nhân đọc Lạc Đạn, và 10 truyện ngắn của Trần Thị NgH (nhà xuất bản Thời Mới, Canada, 2000). Tuy đầu tay, nhưng lại là tác phẩm thứ nhì được xuất bản tại hải ngoại, sau tập truyện do nhà Văn Nghệ, Cali, xuất bản 1999).

Lạc Đạn được viết cách đây 31 năm (1969-1973), nhưng vẫn nằm trong ngăn kéo của nhà văn. Vì nhiều lý do, trong đó có thời cuộc (biến cố 1975). Tên truyện như mang sẵn trong nó một định mệnh, và từ đó, một ẩn dụ. Liệu những độc giả của ngày hôm nay đã sống lùi thời đại, khi đọc Lạc Đạn"

Chẳng cần tới Lạc Đạn, Trần Thị NgH đã nổi tiếng. Trong bài viết ‘Nhìn lại văn chương hải ngoại năm 1999’, (đã đăng trên tuần báo VHNT trên internet, do Phạm Chi Lan chủ trương), người viết có đưa ra nhận xét, đây là một năm được mùa. Mùa gặt mới trong đó có cả lúa chín muộn: sự góp mặt của một tác giả như Trần Thị NgH. Một tác giả trước 1975 tại Miền Nam, vừa xuất hiện đã gây chấn động giới viết lách ở Sài Gòn, với truyện ngắn Nhà Có Cửa Khoá Trái. Theo như tôi hiểu, truyện ngắn đầu tay của bà là về một người đàn ông có vợ, nhân bữa chủ nhật đi thăm một người đàn bà không chồng nhưng có con; thằng nhỏ bữa đó bị đau, anh chàng đi mua thuốc cho đứa nhỏ. Chuyện chỉ có vậy, nhưng tôi vẫn còn nhớ cái cảnh cô đơn của người đàn ông gầy còm ốm yếu, ngơ ngơ ngác ngác trước tiệm thuốc tây, trước cuộc chiến, và trước cuộc tình vụng trộm. Truyện được viết bằng một giọng văn tương đối ‘trung tính’ (neutre), không lạm dụng những thủ pháp tu từø, không thảm kịch hóa hoàn cảnh, không có chất ngổ ngáo, “rất NgH” như “nguời ta” thường nhận định về bà. Lý do nào, tác giả-độc giả bỏ qua truyện này, khi chọn truyện kia (Nhà Có Cửa Khoá Trái), như là truyện đầu tay, và là truyện ngắn tiêu biểu cho giọng văn của bà" Giữa những truyện ngắn ngổ ngáo, gây chấn động một thời như “Nhà có cửa khóa trái”, và truyện dài Lạc Đạn, có gì không ăn khớp với nhau, và liệu có phải đây là một trong những duyên do Lạc Đạn cứ thế nằm trong ngăn kéo của nhà văn, theo nghĩa: tác giả của nó đã say men chiến thắng, và cứ tiếp tục cái giọng văn ngổ ngáo, cái con người (một người nữ gốc miền nam) tưng tửng, bất cần đời, hơi xi-níc khi phải nói về mình, về một lần lạc đạn, giấu biệt đi một cái tôi khác (giấu biệt đi một miền nam khác)" Tại sao bây giờ tác giả quyết định in nó" Liệu chính sự thành công của truyện ngắn đầu tay đã kết án Lạc Đạn phải nằm trong ngăn kéo một thời gian dài 31 năm" Đã biến lạc đạn thành lạc đạn hay lạc đàn, biến tác giả thành một nhà văn khác, “khác” với tác giả Lạc Đạn" Liệu có hai nhà văn ở đây, một tác giả những truyện ngắn ăn khách, và một tác giả một truyện dài để trong ngăn kéo"
Liệu có thực là lạc đạn, hay là trong khi truy tìm một quê cha, thay thế một ông già say xỉn, đã… trao duyên lầm tướng cướp"
Lạc Đạn liệu mang bóng dáng định mệnh văn chương Việt Nam: trật trìa, loạng quạng, chưa bao giờ tìm thấy chính nó, và sau cùng là… lưu vong, hay phản kháng"

Khi nhìn lại văn học Miền Nam trước 1975, chúng ta không thể không đặt nó trong bối cảnh lịch sử 1954. Văn chương Miền Nam trước 1975 tưởng như hiền hòa, nhưng ở bên dưới nó, là những đợt sóng ngầm của những tranh chấp, khác biệt. Không phải tự nhiên mà nhóm Sáng Tạo hô hào đổi mới khi nhắm thẳng vào nhóm Tự Lực Văn Đoàn: họ muốn từ biệt một quá khứ văn chương cũng như quá khứ của một miền đất, trước khi bắt đầu một cuộc hành trình đầy bất trắc, và cũng đầy cao ngạo: khởi từ ca dao qua tự do, đối diện với lịch sử, với một cuộc chiến mà họ tự nhủ: không thể trốn chạy. Sống lùi thời đại ở đây, theo tôi, chỉ có nghĩa: không đối diện với lịch sử, ở thời điểm thật nóng bỏng của nó.
Không phải tự nhiên khi Võ Phiến có những nhận định “tối tăm, rắm rối, õng ẹo” - hay mượn chữ của ông, “khó bảo là tuyệt đẹp”, khi nhận xét về thái độ của nhóm Sáng Tạo đối với Tự Lực Văn Đoàn - khi nhận định về nhóm Sáng Tạo mà đa số là từ miền bắc di cư vào Sài Gòn Ngay cả cuộc tranh luận đôi khi vượt quá phạm vi văn học hiện đang xẩy ra ở hải ngoại, giữa một số cây viết, liên quan tới địa vị của Võ Phiến, giá trị bộ sách viết về văn học Miền Nam trước 1975 của ông, cũng không phải tự nhiên phát sinh, mà có ngấm ngầm từ trước.
Khi nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ được hết nhà văn này tới nhà văn khác cho đội mồ sống dậy…
Khi Nguyễn Huy Thiệp có những dòng ưu ái dành cho ông vua (Gia Long) bị nhà nước Cộng sản coi là “cõng rắn cắn gà nhà”: giấc mơ Nguyễn Huệ ra Bắc, đại thắng quân Thanh, giấc mơ một người miền Nam (Nguyễn Ánh) thống nhất đất nước là một giấc mơ nhằm đảo ngược định mệnh lịch sử, căn cước quốc gia: “bắt buộc, bị kết án phải Nam tiến”.
Khởi từ những ý tưởng trên, chúng ta có thể đọc những tác giả miền nam như Thụy Vũ, Trần Thị NgH, bằng cách đặt kế bên những tác phẩm của họ, với của một Võ Phiến, khi so sánh những nhân vật dám sống hết mình, dám ngỗ ngáo… với những nhân vật sống quay vào nội tâm, sống với những ý nghĩ cố định, và thường chịu thua hoàn cảnh… hay một Thanh Tâm Tuyền: giọng văn trong Lạc Đạn mang hơi hướng một Cát Lầy. Cô gái trong đó như một em gái miền nam của nhân vật tên Trí (") trong Cát Lầy.
Chúng ta cũng có thể so sánh với Miền Nam Sâu Thẳm của Faulkner, nếu đặt tất cả trong bối cảnh lịch sử dẫn tới Cuộc Bỏ Chạy Tán Loạn.
Bạn có thể đọc Lạc Đạn, khi so sánh với những nhà văn Miền Nam thuộc những thế hệ trước.
Và mỗi cách đọc như thế, sẽ mở ra những vấn đề khác nhau.
Sau đây, người viết sẽ cố gắng đưa ra một vài “cách đọc” Lạc Đạn”, khi để nó kế bên những tác phẩm của một số nhà văn tiêu biểu cho văn chương Miền Nam trước 1975, từ đó, biết đâu, chúng ta có thể có được một cái nhìn tổng quát về một thời đại văn học, tạm coi là ‘tự do, cởi mở’, sau 1954 tại một miền đất nước, và, biết đâu, nhìn ra được những thành công, và thất bại của nó.
Vả chăng, đọc lại những tác giả miền nam trước 1975, theo tôi, là một cách bới rác - một việc làm quen thuộc để kiếm sống của một số người ở trong nước - ra khỏi những tác phẩm của họ, và như thế, rác rưởi ở đây, còn quan trọng hơn cả những món đồ đắt giá, tất cả đều đã làm xong nhiệm vụ lịch sử của nó, đã bị thâu gom, tịch biên, biến thành tài sản riêng của một chế độ (người ta chẳng vẫn thường băn khoăn về một ảnh hưởng miền nam ở những cây viết miền bắc sau 1975")

II. Quá khứ không bao giờ chết.
The past is never dead. It’s not even past.
Faulkner, Requiem for a Nun.
Did you ever have a sister, did you"
Faulkner, The Sound and the Fury.
(Bạn đã từng có một người chị hoặc em gái, có không")
[The] politicians, economic managers, and party officials need a fatherland to carry on their enterprises. There is no motherland in sight, no more than before.
Christia Wolf
(Tạm dịch: Chính trị gia, giám đốc kinh tế, viên chức đảng cần một quê cha để thực thi những công trình của họ. Chẳng thấy quê mẹ đâu hết, so với trước đây, bây giờ lại càng chẳng thấy).

Lạc Đạn mang hình thức nhật ký, của một cô gái. Cha cô là một địa chủ, thời còn người Pháp, và gia đình sau đó suy sụp do chiến tranh, và có thể còn do luật Người Cầy Có Ruộng của ông Diệm. “Quê cha” bắt đầu cùng với thời mới lớn của cô gái qua hình ảnh một ông bố suốt ngày say xỉn. “Quê mẹ” còn thê thảm hơn, vì cùng với nó, là ám ảnh… ‘lạc đạn’.
Riêng về biến cố ‘lạc đạn’, có rất nhiều ấn bản (versions) khác nhau. Võ Phiến có lẽ là người đầu tiên khám phá ra “một” Trần Thị NgH, của Nhà Có Cửa Khoá Trái, khi ca ngợi hết lời đoạn đối thoại giữõa hai người nam và nữ ở trong truyện (Chàng khen: ‘Em can đảm lắm’. Tự nhiên tôi nói lớn, giọng hờn mát: ‘Rồi sao nữa, trời đất!’ ‘Nằm yên!’), và xen giã từ, chàng xin nàng món đồ lót của nàng làm kỷ niệm. Ở Lạc Đạn, cảnh đó diễn ra chân thực hơn, cho thấy “một” NgH khác nữa: ‘Tôi nằm ngửa ngó ngược lên trần căn phòng. Đêm ngoài tầm hiểu biết. Dự nhỏ nhẹ, anh dậy cho em làm vợ chồng. Má ngủ chưa má. Má biết con đang ở đâu với ai không. Đêm ở xa má lo lắng không ai kéo chăn lên ngực con, má xót xa nghe con ho rúm ró vặn vẹo. Má mặc áo túi vải cười nhăn, tóc má búi xổ bạc trắng. Má đi lại dọn dẹp trong nhà… Con nằm đây làm gì với ai, con trinh bạch không tội lỗi, con nguyên vẹn của má, con đau xé nổ tung đầm đìa, con đỏ lòm oan uổng.’


Lời khen, ‘khám phá’ của Võ Phiến là một trong những lý do đưa đến sự nổi đình nổi đám của Trần thị NgH.

Kundera có nói, những nhận định đầu tiên bám chặt lấy tác phẩm, đừng mong chi rũ khỏi. Những nhận định đầu tiên của Max Brod, bạn của Kafka, đã mở ra cả một trường phái “Kafkology”, ai muốn hiểu Kafka là phải kinh qua trường phái này. Proust cay đắng hơn: Dante sống sót là do có ít người đọc quá!
Giả sử người đọc có cùng một lúc hai ấn bản NgH, liệu họ sẽ chọn ấn bản nào"
Trong Văn Học Tổng Quan, Võ Phiến cho rằng sự xuất hiện và nổi tiếng của các nhà văn nữ miền nam trước 1975, là do chiến tranh, bởi vì những nam nhi bị cuốn hút vào cuộc chiến nên không có thì giờ dành cho văn chương (theo kiểu chàng lo việc chiến chinh, thiếp ở nhà lo việc bếp văn). Theo tôi, mọi chuyện không đơn giản, và phải hiểu ngược lại: phái nữ, do mẫn cảm hơn, đã ngửi thấy thảm họa nhanh hơn phái nam; họ đau nỗi đau mất mát, khi mất mát chưa xẩy ra. Thi sĩ Nga Joseph Brodsky, khi được hỏi - hơn một trăm năm cứ thế qua đi, phái nữ chỉ góp một tiếng nói thi ca ‘khiêm tốn’ bên lề thi ca Nga, thế rồi đột nhiên xuất hiện hai tài năng lẫy lừng, là Tsvetaeva và Akhamatova, đứng kế bên những nhà thơ khổng lồ của thế giới - đã giải thích, ‘có thể chuyện đó chẳng ăn nhậu gì tới thời gian. Vấn đề là thế này: đàn bà luôn mẫn cảm hơn đàn ông, trước điều tởm lợm, vi phạm luân lý, đạo đức; trước sự vô đạo đức về mặt tâm lý và trí thức. Và thế kỷ 20 của chúng ta chắc là quán quân về mặt vô đạo đức.” (Chuyện trò với J. Brodsky, tác giả Solomon Volkov, trang 43, ấn bản bìa cứng, nhà xb Free Press). Christa Wolf (nhà văn nữ sống Đông Đức trước đây) cũng đã nhắc tới một nhận xét của Virginia Woolf (nhà văn nữ người Anh), liên quan tới nỗi quan hoài của người nữ: làm sao ngăn chặn chiến tranh. Bà nhắc lại cảnh Woolf dừng lại trên cầu sông Thames, nhìn mấy đấng nam nhi thiểu não qua lại,

Sự có mặt của họ những lý do sâu xa, tiềm ẩn hơn, và có thể áp dụng nhận định của Kundera ở đây: có một trường phái hiểu các nhà văn nữ theo kiểu của Võ Phiến, giống như trường phái Kafkology của Max Brod. Ai muốn hiểu những nhà văn nữ miền nam là phải kinh qua trường phái này!
Hơn nữa, với văn chương tối hảo chẳng thể nào phân biệt nổi đữc và cái, đoạn nào là ồm ồm đoạn nào là eo éo. Ngay cả sự xu6át hiện những nhà văn nữ lấn át nam, cũng chỉ có thể giải thích bằn

Vào những thập niên cuối thế kỷ 20, văn chương thế giới, đúng ra là văn chương Tây phương, giầu có hẳn lên, do đóng góp của những nhà văn, trí thức đã từng sống dưới chế độ Cộng Sản, như Czeslaw Milosz, Milan Kundera, Joseph Brodsky…
Trường hợp văn học hải ngoại Việt Nam có hơi khác. Trước tiên nó bắt đầu bằng một biến cố không thể ngờ: cuộc bỏ nước ra đi sau khi đất nước được thống nhất. Và đây là một dòng văn chương có khá nhiều bắt đầu, như thể nó cứ phải bắt buộc tiến về phía trước.
Bắt đầu đầu tiên: Khi biến cố 30 tháng Tư 1975 xẩy ra, có một số người Miền Nam không phải chứng kiến nó. Họ đã ở hải ngoại từ trước, hoặc may mắn thoát ra được ngay giờ phút chót. Trong đó có nhà văn. Thoạt đầu, họ có thể đã nghĩ rằng, dòng văn chương Miền Nam chấm dứt, như một Miền Nam đã mất để chỉ còn một Việt Nam. Theo tôi, cuốn Văn Học Tổng Quan và Văn Học Miền Nam của Võ Phiến đã được viết ra theo ý nghĩa đó: cố gắng bảo tồn một nền văn chương đã bị bức tử. Thành công, và thất bại của nó ở do thời điểm quyết định này, và quan điểm của người viết (về thời điểm đó).
Nhưng cùng với sự bỏ nước ra đi, một nền văn chương hải ngoại có một khởi đầu thứ nhì. Khởi đầu thứ nhì này là một khẳng định: văn chương Miền Nam không thể bị bức tử, hay nói theo nhà văn và triết gia Pháp, Jean-Paul Sartre: nó bắt đầu cùng với “cuộc nhân sinh bắt đagàu từ phía bên kia của tuyệt vọng” (La vie humaine commence de l’autre côté du désespoir.). Nó bắt đầu từ phút xuống cá bé, ra cá lớn, đối đầu với biển cả, bão tố, hải tặc, và nếu may mắn, tới được trại tị nạn, và sau cùng tại một đệ tam quốc gia, tức quê hương thứ nhì của người Việt hải ngoại.
Khởi đầu thứ ba, và đây chính là khởi đầu thứ nhất, của một nền văn chương thực sự của hai miền đất nước, tại hải ngoại. Có thể nói đây mới thực sự được gọi là Văn Học Việt Nam Hải Ngoại: sự gia nhập của những người viết ra đi từ Miền Bắc.
Khởi đầu thứ tư: sự gia nhập của một nền văn học hải ngoại trên không gian ảo, đa số là những người viết còn trẻ, cố gắng vượt thoát để không còn bị vướng mắc vào những “lỗi lầm”, hoặc những “băn khoăn” không liên quan gì tới văn chương, hoặc Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, Miền Nam Cộng Hòa, Cuộc Chiến Không Kẻ Thắng Người Bại…
Hai tác phẩm của Trần thị NgH xuất bản ở hải ngoại là một ngoại lệ.
Nỗi Buồn Chến Tranh Phương và ‘tai nạn’, so với ‘lạc đạn’, nhân vật nam (Dự0 và nhân vật trong NB

III.
Nghệ sĩ nào cũng muốn tóm bắt chuyển động, nghĩa là cuộc sống, bằng những thủ thuật, và nắm cứng nó, sao cho hàng trăm năm sau, khi một người lạ nhìn vô, nó lại chuyển động, lại là cuộc sống…
(Faulkner, Trả lời phỏng vấn do Jean Stein thực hiện, in trong “Sư tử ở trong vườn”, trang 253.)
Hiểu theo cách đó, sốn g lùi thời đại, ở đây, có nghĩa là: làm cho một miền nam
ã bị nắm cứng bởi biến cố 1975, lại chuyển động.
Between grief and nothing I will take grief.
Giữa khổ đau và vô thường, tôi sẽ chọn khổ đau.
(Faulkner, Những cây sồi dại).

Trên báo Partisan Review số Mùa Hạ 2000, Adam Michnik, khi viết về Jan Kott, một nhà văn Ba lan đào thoát qua Tây phương, đã nhắc tới bài “Về Nọc Độc” (On Venom, 1982), qua đó, Kott ghi nhận:
“Rắn cắn làm hư cái đầu. Bên trong cái vòng tròn huyền hoặc, cái đầu luẩn quẩn trong một thế giới ảo. Cái đầu tin vào những lời dối trá, và không thể phân biệt thực với ảo.”
(A snake bite disables the mind. Inside a magic circle, the mind moves in a fictitious world, believes in lies, and cannot distinguish reality from illusion).
Ông cho rằng, những mắc míu của tầng lớp trí thức với chủ nghĩa cộng sản, gia nhập rồi rời bỏû – trong chán chường và vỡ mộng: “thời điểm vỡ mộng có lẽ là quan trọng nhất” (“the moment of disullusion is perhaps the most important”).
Adam Michnik, tác giả bài viết đôi lúc nghĩ rằng, những người “đòi cái đầu” của Jan Kott có lý của họ: Jan Kott là Không nghi ngờ chi, ông là một người Cộng Sản. Và là một tay Cộng Sản thông minh. Và cái nọc độc làm hư cái đầu của những người như ông, là từ Hegel mà ra (Hegelian venom). Bài viết của Kott, là để tưởng niệm Adam Wazyk, nhưng Wazyk không hề nhắc tới Hegel. Ông dùng từ “bệnh viện tâm thần” (a lunatic asylum). Trong Cầm Tưởng (hay Cái Đầu Bị Tù, Bị Đeo Vòng Kim Cô, The Captive Mind ), nhà thơ Ba lan, Nobel văn chương, Czelaw Milosz đã từng tự hỏi: liệu có thể kiếm thấy sự thực, trong những tư tưởng về “nọc độc Hegelian”"

Người viết tự hỏi, trong cuộc trốn chạy đất bắc vào năm 1954 của gần một triệu đồng bào, trong số đó, có những nhà văn nhà thơ: liệu gần triệu con người, trong đó có một dúm nhà văn, là do bị ‘dị ứng’ với chủ nghĩa Cộng sản" Dúm nhà văn sau quây quần thành từng nhóm xoay quanh một tờ báo như là chủ trương, tiếng nói của họ, như nhật báo Tự Do, tạp chí Sáng Tạo, tạp chí Bách Khoa, nhóm Quan Điểm, “lò” Nguyễn Đức Quỳnh… họ đều dị ứng với chủ nghĩa Cộng Sản, hay là đã nhận ra hiểm họa, về một nọc độc Hegelian, hay bóng ma của một bệnh viện tâm thần"
Sở dĩ đặt vấn đề dị ứng, là nhân một bài viết của Đặng Tiến, về bộ sách Tổng Quan Văn Học của Võ Phiến, tác giả đã cho rằng một số nhà văn như Doãn Quốc Sĩ… thuộc nhóm Sáng Tạo, chống cộng là do dị ứng. Cũng trong bài viết, ông cho rằng Võ Phiến mới là nhà văn chống cộng, bởi vì chính Cộng Sản cũng đã coi Võ Phiến như vậy.
Đặt vấn đề chống cộng hay không chống cộng, khi phải nhận định một nhà văn, theo tôi, một cách nào đó, là ‘miệt thị” văn chương của chính người đó, và văn chương nói chung.
Theo tôi, phải nhìn những nhà văn Miền Nam trên một bình diện cao hơn thế: họ đều đã chấp nhận cuộc chiến (dù miễn cưỡng hoặc không), đã bị cuộc chiến làm cho điêu đứng trong cả hai cuộc đời: sống và viết. Họ đều chống đối cuộc chiến đó, do đó (do không tin tưởng ở “phía bên kia”), người ta cho rằng họ chống cộng.
Họ đã “tiên tri” đúng: bên kia đã thắng trận, và đất nước đã rơi vào thảm họa.
Thế giới đã đứng về phía miền bắc, trong cuộc chiến. Nhưng những người như Jane Fonda đã ân hận, bây giờ. Tuy nhiên, người ta chưa từng được nghe một lời ân hận, của chính những người Việt ở miền nam, có may mắn tránh khỏi cuộc chiến đó, khi chạy ra hải ngoại trong những năm chiến tranh.
Cũng vậy, đối với “văn chương nữ quyền”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.