Hôm nay,  

Hong Kong: Tháng 10 Sắp Tới

05/09/201900:00:00(Xem: 2933)

Tuổi trẻ Hồng Kông vẫn kiên cường đấu tranh cho dân chủ và tự do… Trong khi đó, Hoa Lục, qua thông tấn Xinhua, đưa ra lời cảnh cáo sắt máu rằng những cuộc biểu tình phải kết thúc sớm, rằng đoạn kết đang tới “cho những kẻ gây hỗn loạn Hồng Kông.”

Đó là lời hăm dọa mới nhất do Bắc Kinh đưa ra. Cũng cho thấy dấu hiệu Chủ Tịch Tập Cận Bình mất kiên nhẫn với thành phố vàng Hồng Kông, nơi cựu thuộc địa Anh quốc và bây giờ là tuyến đầu công khai đòi dân chủ tự do trên lãnh thổ Trung Quốc.

Ngày 1 tháng 10/2019 sẽ là ngày kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Nghĩa là, còn 4 tuần lễ nữa, quan khách quốc tế sẽ lũ lượt tới Bắc Kinh dự lễ này. Nhiều lễ hội tập thể đang sửa soạn, tập dợt để ca ngợi chế độ độc tài CSTQ. Cùng lúc, mạng lưới kiểm duyệt đang siết chặt trên các mạng xã hội và những cuộc tụ tập đông người.

Chủ Tịch Tập Cận Bình, chức vụ Chủ Tịch này là trọn đời, đang gặp nhiều bất trắc – sức tăng kinh tế đang chậm lại, dân số lão hóa tăng vọt, cuộc thương chiến với Mỹ. Và bây giờ là Hồng Kông nhức nhối. Tập không muốn bất kỳ dao động nào đối với buổi lễ Quốc Khánh 70 năm của chế độ.

Trong khi đó, Hồng Kông vẫn xuống đường, cuối tuần qua là 14 tuần lễ biểu tình không ngừng. Nhiều ngàn người ra phố chận đường, ngăn cản các tuyến giao thông công cộng tới phi trường Hong Kong International Airport nhằm gây tiếng vang quốc tế, gây chú ý tới phong trào dân chủ của họ. 

Người biểu tình đã đánh sập các máy camera CCTV chuyên theo dõi người trên đường phố, ném ngược các quả lựu đạn cay về cảnh sát, kéo các hàng rào sắt đưa vào đường xe lửa, làm nhiều hành khách trễ chuyến bay nhiều giờ đồng hồ.

Tình hình như thế đang gây thiệt hại cho kinh tế Hồng Kông. Mới hồi giữa tháng 8/2019, chính quyền Hong Kong  đưa ra một góp hỗ trợ kinh tế trị giá 19.1 tỷ đôla Hồng Kông (2.44 tỷ đôla Mỹ). Trưởng Phóng Tài Chánh Paul Chan  khi loan báo gói hỗ trợ đó, nói rằng dự kiến mức tăng GDP năm 2019 Hồng Kông sẽ trong khoáng 0%-1%, giảm từ mức ban đầu dự toán 2-3%.

Tuy nhiên, đây là cuộc chiến vì tự do dân chủ, vì tương lai Hồng Kông. Hễ thua, nơi này tương lai sẽ y hệt Tây Tạng và Tân Cương. Trong các gia đình Hồng Kông cũng có quyết định bất đồng: một số bậc ba mẹ mua trang phục biểu tình cho con xuống đường, một số bậc ba mẹ khác lại từ chối.

Như trường hợp Kitty Ho, cũng như các bà mẹ khác, luôn luôn lo lắng về 2 cô con gái. Cô Samantha, 18 tuổi, và cô Elmo, 21 tuổi. Hai cô nằm trong nhóm nhiều chục ngàn, nhiều trăm ngàn người biểu tình liên tục ở Hong Kong. Trong các tuần lễ mới đây, các cô cũng chơi trò ném trả lựu đạn cay về phía cảnh sát. Rồi hôm Thứ Hai, khi hết hè, các trường khai giảng, hai cô cũng trong nhóm nhiều ngày sinh viên học sinh bãi khóa trong ngày đầu niên khóa.

Bà Kitty Ho nói rằng hễ nhìn thấy biểu tình xô xát trên màn hình truyền hình, bà thấy nhói trong tim và lo lắng, cho dù bà biết rằng 2 con của bà cần xuống đường. Bà lo lắng 2 cô con gái bị cảnh sát bắt.

Elmo Ho, cô con gái đầu của bà, nói rằng cô may mắn, vì ba mẹ cô không hỏi vì sao công biểu tình, trong khi vài bạn của cô phải trốn ra khỏi nhà vì không chịu nổi ba mẹ bị áp lực.

Kitty Ho và chồng là ông CY thuộc nhóm ba mẹ hiểu con, và tự ý mua trang phục biểu tình – dù, khẩu trang, mặt nạn thợ lặn để giảm hơi cay, thuốc cấp cứu… -- cho hai con gái.

Kitty Ho trả lời phỏng vấn của thông tấn Al Jazeera, nói rằng bà ban đầu là công nhân rồi làm lâu, thăng chức quản trị. Cùng với chồng, hai người xây dựng mẫu ia đình trung lưu ở Hong Kong. Ho kể rằng ngày xưa họ được dạy là phải vâng phục  nhà nước, như đàn cừu. Nhưng khi hai con gái xuống đường, họ ủng hộ, cho dù vẫn sợ cảnh sát đàn áp.

Một số người biểu tình khác than rằng ba mẹ họ ngăn cản, không cấp tiền để mua thiết bị chống biểu tình. Trong một trường hợp bi thảm nhất, một người biểu tình trẻ đã tự sát khi gia đình bày tỏ lập trường ủng hộ cảnh sát.

Hiện nay nơi tuyến đầu biểu tình tuổi trung bình là từ 40 trở xuống. Hồng Kông trên nguyên tắc vẫn còn hưởng quy chế “một quốc gia, hai chế độ” – và cư dân hưởng nhân quyền và tự do, những điều vắng bặt tại Hoa Lục. Nhưng ngày kết thúc hai chế độ để sáp nhập hoàn toàn Hong Kong vào Hoa Lục là ngày 30/6/2047.

Hiện thời Hong Kong có 7.4 triệu cư dân, gần phân nửa là từ nơi khác di cư vào đây. Hầu hết tới Hong Kong trong các thời kỳ Nhật Bản chiếm TQ trong Thế Chiến 2, thời nội chiến Quốc-Cộng, và nhiều thập niên sau đó là các cuộc thanh trừng trong nội bộ CSTQ. Quá khứ tỵ nạn chính trị với nhiều người Hồng Kông gây cho nhiều người trong đó sợ hãi.

Hầu hết du học sinh Hồng Kông từ hải ngoại ủng hộ cuộc chiến vì dân chủ tự do nơi thành phố họ trường thành. Như tại Minnesota (Hoa Kỳ), nơi xa Hong Kong 7,000 dặm, các du học sinh Hong Kong theo dõi diễn tiến biểu tình tại Hồng Kông với hào hứng và với cả mặc cảm vắng mặc trong khi các bạn của họ đang cần tới họ nhất.

Sau khi lớn lên từ Hong Kong, Stanley Chow, Sophronia Cheung và Hugh Chan vào Hoa Kỳ du học. Khi các cuộc biểu tình bùng nổ đầu tháng 6/2019, ban đầu họ không thấy mức độ trầm trọng, và nhiều tuần lễ sau mới ý thức tầm mức sinh tử của tình hình.

Cheung nói rằng cô lớn lên ở Hồng Kông, hưởng tự do và dân chủ một cách tự nhiên, tới mức lạnh nhạt chính trị, cho tới khi bạo lực và hàng trăm người bị bắt trong mấy tháng qua, hợi nhớ tới cơ nguy đàn áp như trận Thiên An Môn năm 1989.

Với ba sinh viên Chow, Cheung và Chan, đứng bên lề quê hương nhiều ngàn dặm xa không dễ dàng chút nào.

Chow nói rằng cô nghĩ là cô có thể làm nhiều hơn, có thể là một phần của cuộc biểu tình, có thể chạy tới ngay nơi tuyến đầu xuống đường, có thể cầm là cờ hay nhặt quả lựu đạn cay để nem lại về phía cảnh sát… thay vì ngồi trong căn chung cư ở Hoa Kỳ, dán mắt vào các mạng xã hội trên Internet.

Trong khi còn nghỉ hè, cho dù trước đó không dự tính về thăm nhàm cô Chow đã trở về Hong Kong để tham dự biểu tình hồi đầu tháng 8/2019.

Chan cũng về trong mùa hè qua, tham dự các cuộc biểu tình, hầu hết là trong tháng 7/2019, và bất kể ba mẹ lo lắng thúc giục qua Mỹ sớm, Chan cứ liên tục xuống đường bên các bạn học một thời ở Hong Kong cho tới khi tới hạn cập nhật visa. Chan nói rằng anh không thấy đã làm đủ nhiệm vụ bên cạnh các bạn xuống đường, và anh không biết phải làm gì nhiều hơn.

Cô Chow nói, cá nhân cô không đóng góp gì lớn lao cho phong trào chỉ trừ vài cuộc xuống đường, nhưng cô vẫn cứ muốn ở lại với các bạn học thời thờ ấu trong một cuộc chiến cực kỳ gian nan, “Tôi cảm thấy có bổn phận ở lại để hoàn tất trách nhiệm của một phần tử trong cộng đồng.”

Nhưng ở lại Hong Kong không dễ dàng, trong khi các chuyến bay đã phải đặt trước và lớp học sắp khai giảng tại Hoa Kỳ, do vậy Chow và Chan phải bay về Minnesota.

Các vé phi cơ giá cao tăng vọt… cho nên cô Cheung không thể bay sang Hong Kong để biểu tình cùng các bạn hộc năm xưa. Bây giờ họ trở thành điều mà Cheung gọi là “chiến sĩ bàn phím” ("keyboard fighters"), gắn liền liên tục với các diễn tiến trên các mạng xã hội.

Cô Cheung nói, “Tôi cảm thấy rằng nhiều người bạn tôi đang hy sinh mạng sốngc ủa họ, và họ cũng hy sinh thời giờ và năng lực để chiến đấu cho quê nhà. Tôi lại ngồi đây, làm những chuyện không giúp chút gì cho các bạn mình.”

Chow và Chan dự định tiếp tục cuộc chiến ở Minnesota, làm các băng videos và có thể tổ chức một sự kiện để hỗ trợ người biểu tình Hong Kong. Chow nói dù không trực tiếp tác động, nhưng tất cả các hỗ trợ đều nên thực hiện. Trong khi đó, cô Cheung không tin rằng một cuộc tụ tập tại Minnesota có ảnh hưởng gì, vì dân số Hong Kong nơi đây không nhiều. Và ba sinh viên cùng đồng ý về nhu cầu tìm áp lực quốc tế. Chan nói, nếu không có áp lực quốc tế, cuộc chiến của người biểu tình Hong Kong sẽ thất bại.

Nhưng cả ba sinh viên cùng biết rằng, Hong Kong sẽ vĩnh viễn không còn như thời thơ ấu của họ trước kia. Có thể rằng sau đợt đàn áp sắp tới của Tập Cận Bình, Hong Kong sẽ trở thành một nơi họ không muốn quay về nữa.

Trong khi đó, chính phủ Bắc Kinh hôm 3/9/2019 nọi rằng họ có thẩm quyền pháp lý để tuyên bố tình hình khẩn cấp ở Hong Kong nết bất ổn tiếp tục. Bắc Kinh nói rằng chính phủ không chấp nhận tình hình sinh viên học sinh bãi khóa cũng như tình hình công nhân đình công.

Xu Luying, Phát ngôn nhân Sở Hành Chánh Hong Kong và Macau (Hong Kong and Macau Affairs Office), nói rằng có thể sẽ mở chương trình giáo dục về lòng ái quốc trong các trường Hong Kong.

Và nếu như thế, Hong Kong sẽ trở thành một Tân Cương mới, nơi đã tập trung giáo dục cả triệu người sắc tộc Duy Ngô Nhĩ…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.