Hôm nay,  

Mỹ Chống TC từ Biển Đông Đến Cửu Long

09/08/201900:00:00(Xem: 3147)
Tin RFI dẫn nguồn thông tấn xã AFP của Pháp, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong cuộc họp với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Bangkok, Thái Lan, hôm 1/8/2019,  lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc cho xây các đập thủy điện ở sông Mekong gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước hạ nguồn sông. Ông nhấn mạnh “Mực nước của con sông đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua, một vấn đề có liên quan đến quyết định đóng nước từ thượng nguồn của Trung Quốc.
Trước đó hôm 22/7, tổ chức Mekong Freedom Network của Thái Lan công bố báo cáo cho biết 8 đập thủy điện của Trung Quốc chặn 40 tỷ mét khối nước sông Mekong, khiến mực nước sông đã xuống thấp tới mức kỷ lục. Thậm chí, theo đánh giá của một số chuyên gia, mực nước sông Mekong trong tháng 7 đã xuống đến mức thấp nhất trong khoảng 1 thế kỷ qua.
Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp Sáng kiến hạ nguồn Mekong cấp Bộ trưởng, Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nói đến việc Trung Quốc cho nổ mìn, nạo vét lòng sông, tuần tra dòng sông bên ngoài khu vực thuộc Trung Quốc, tìm cách áp đặt các luật lệ lên việc quản lý dòng sông, và do đó làm yếu đi vai trò của Ủy ban sông Mekong.

Ngoại trưởng Mỹ cũng nói đến cam kết của Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc hợp tác với các nước thuộc lưu vực sông Mekong để đối phó với những khó khăn.

Đối tác năng lượng Mekong Nhật Bản – Hoa Kỳ (JUMP) được Ngoại trưởng Pompeo cho biết sẽ xây dựng các mạng lưới dẫn điện trong khu vực, và Hoa Kỳ cam kết đóng góp hơn 29 triệu đô la.

 Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng thông báo chính phủ Mỹ đang làm việc với Quốc hội để cung cấp một khoản trợ giúp trị giá 14 triệu đô la cho các nước sông Mekong đối phó với tội phạm xuyên quốc gia, buôn người, ngăn chặn việc buôn bán động vật hoang dã, đối phó với sự lan rộng của việc buôn lậu thuốc phiện từ khu vực Tam Giác Vàng.

Nhưng sư kiện và thời sự về Biển Đông và Cữu Long cho thấy Mỹ chống TC từ Biển Đông đến  Cữu Long, chuẩn bị tao liên minh chống TC  bằng hải chiến và bằng thuỷ chiến.

Trong tình hình TC bành trướng  và xâm thực Việt Nam, người Việt có người nói và viết một mệnh đề rất  đối xứng về cú pháp và ý nghĩa về tình hình: ‘Biển Đông dậy sóng, Cữu Long cạn dòng’. Và trong chiến lược và chiến thuật trở lại Đông Nam Á để ngăn chận đà bánh trướng và ảnh hưởng của TC trong vùng, Mỹ cũng đã càng ngày càng can dự vào vấn đề Biển Đông và Sông Cữu Long hay Mekong.

TC đã  xây xong  bốn đập thủy điện trên thượng nguồn Mekong ở khu vực tỉnh Vân Nam và dự trù sẽ xây  thêm bốn đập nữa, mặc dù chưa rõ là chúng sẽ có tác động như thế nào đến các nước hạ nguồn Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia nằm ở cuối sông Mekong, đặc biệt quan ngại về những đập thủy điện không chỉ của Trung Quốc, mà còn của Cam Bốt và Lào do TC cho vay tài trợ. Nguy cơ chẳng những về môi sinh, đời sống, lương thực  mà còn là mối đe dọa an ninh quốc gia của các quốc gia dân tộc hạ nguổn nữa”.


Nguy cơ đó cũng làm cho nhiều nước Á châu và nhứt là tổ chức  chức Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á, ASEAN không thể không chú ý và quan tâm vì hầu hết các nước bị thiệt hải là thành viên của ASEAN.

 ASEAN tưng mở phiên họp Diển Đàn An Ninh Á Châu ở Hà nội, Nhật Bản cũng từng mở một cuộc họp với các nước sông Mekong để thảo luận về sáng kiến “Mekong xanh” cho thập kỷ tới. Mỹ cung đã tùng hứa viện trợ cho ba nước ở Đông Dương Việt, Miên, Lào một số tiền để giải quyết những khó khăn của sông Mekong.

Mỹ  rất xông xáo trong mặt trận Mekong chống TC. Trong Hội nghị an ninh vùng của ASEAN từ khi Mỹ chuyển trục quân sự vế Á châu Thái binh dương, Mỹ cung rất quan tân đến hai vấn dế lớn của Sông Nam Á: và Cữu Long. Cụ thể như Mỹ đưa ra sáng kiến và chủ trương tổ chức Sáng kiến hạ lưu Mekong, được thành lập tại Thái Lan năm 2009. Trong cuộc họp này, Ngoại trưởng Mỹ gặp các ngoại trưởng Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam.  Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã hứa sẽ giúp bốn nước nói trên đối phó với những tác động biến đổi khí hậu.

Việc can dự của Mỹ vào vấn đề Mekong theo tác giả Richard Cronin của bài báo trên Asia Times Online, sẽ “đưa những vấn đề hết sức phức tạp của sông Mekong vào cuộc tranh giành thế lực Mỹ-Trung. Điều đó có thể gây cản trở cho việc đề ra những biện pháp cần thiết để giải quyết một cách hiệu quả tương lai của con sông này. Nhưng sư quan tâm ngày càng lớn của Hoa Kỳ vào vấn đề sông Mekong ít ra sẽ buộc Trung Quốc phải lắng nghe nhiều hơn các nước khác trên lưu vực.”

Nhà cầm quyền CS Hà nội mừng thầm trước sự hiện diện mạnh của Mỹ như một lá chắn trước đà bành trướng và xâm thực của TC. Nhưng CS Hà nội cũng ở thế kẹt lớn vói TC, không dám bày tỏ mối liên kết sâu và chặt với Mỹ một cách công khai. Như  khi phía Mỹ công khai hoá hiệp định,  cho biết Mỹ ký với Hà nội một hiệp định cho phép Việt Nam làm giàu chất uranium trên lãnh thổ của mình. Hai ngày sau do phản ứng của TC ảnh hưởng vào Bộ Chánh Trị của Đảng CSVN độc quyển toàn trị, phát ngôn viên CSVN phủ nhận tin này.

Còn một cái kẹt không nhỏ cho CS Hà nội từ phí Mỹ nữa. Bên cạnh những giúp đỡ kinh tế và ngăn chận TC, do chính sách chung của Mỹ,  do trách nhiệm của hành pháp đối với Quốc Hội, do nghĩa vụ của chánh quyền đối với nhân dân Mỹ, Mỹ còn phải thực hiện một yêu cầu, một đòi hỏi với nhà cầm quyền CSVN. Đó là nhiệm vụ chánh trị của chánh quyền Mỹ, nhiệm vụ đòi hỏi để Việt Nam phải có những điều kiện tối thiểu về tự do, dân chủ, nhân quyền thì  Washington  mới có thể phát triễn đối tác chiến lược toàn diện được với Hà nội. Một điều kiện mà CS Hà nội luôn  tránh né vì bị ám ảnh “đi với Mỹ là mất đảng” vì tự do, dân chủ, nhân quyền là quyền lực mềm nhưng là khắc tinh, huỷ thể của độc tài CS. CS Hà nôi lo ngại nhưng quyền lực mềm đó sẽ” diễn biến hoà bình, chuyển hoá, chuyển biến” làm mất Đảng CS./. (VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.