Hôm nay,  

Vu Lan Mùa Báo Hiếu

06/08/201900:00:00(Xem: 2531)
Rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ Vu Lan, ngày những người con bày tỏ lòng biết ơn ba mẹ. Theo truyền thống, nhiều Phật tử tụng kinh và ăn chay trong cả tuần lễ trước và sau Lễ Vu Lan. Một số Phật tử tụng kinh, ănc hay trọn tháng để báo ơn, hồi hướng phước đức cho ba mẹ. Năm nay, Lễ Vu Lan theo dương lịch là ngày 15 tháng 8/2019. Nghĩa là, hơn một tuần nữa là Đại Lễ Vu Lan.

Báo Giác Ngộ có bài viết thanh minh thanh nga vì nhiều người nhầm lẫn: Tháng Bảy - mùa hiếu, không phải tháng cô hồn.
Chẳng biết từ bao giờ, dân gian lại gọi tháng Bảy là tháng-cô-hồn, trong ý nghĩa đây là tháng xui rủi, đầy những tai ương chờ đón... Rất tiếc, với người được quy y Tam bảo cũng gọi như thế, nghĩ như thế.

Theo đó, cứ đến tháng Bảy âm lịch là mọi người lại để ý xem, mình sắp bị gì và bị gì là bị gì? Mới qua nay - dạo quanh quanh đã thấy một số người không nhỏ than thở: mới đầu tháng đã bị... (điền vào ba chấm chính là bất như ý gặp phải trên đường, nơi văn phòng hay chỉ là chuyện bực mình trên mạng).

Rất nhiều những nỗi sợ kiểu như thế đã che lấp mất ý nghĩa tốt đẹp của tháng Bảy trong tinh thần nhà Phật - là tháng có ngày Vu lan - được gọi quen thuộc là mùa Vu lan Báo hiếu.

Trong khi đó, VOV ghi lời Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký GHPGVN, mùa báo hiếu năm nay hướng tới nghi lễ trang nghiêm, văn minh, tránh mê tín dị đoan.

Theo đó, các Ban Trị sự Phật giáo trên cả nước sẽ tổ chức lễ Vu Lan không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền, không ảnh hưởng đến không gian công cộng, tích cực tham gia các chương trình từ thiện...

"Thực tế là khi người dân mang vàng mã đến chùa, các tăng ni không thể cấm được. GHPGVN đề nghị các tăng ni nêu cao ý thức, có trách nhiệm vận động người dân từ bỏ tập tục này, bảo đảm nghi lễ trang nghiêm, tiết kiệm không làm ảnh hưởng đến văn hóa tốt đẹp trong mùa Vu Lan báo hiếu. Nếu xảy ra hiện tượng đốt vàng mã trong các chùa thì trụ trì là người chịu trách nhiệm", Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

Báo Kiến Thức/DNVN trích dẫn Kinh Phật dạy về ơn ba mẹ:

 “Ta trong nhiều kiếp quá khứ, nhờ từ tâm hiếu thuận, cúng dường cha mẹ, do công đức đó, nên sinh lên các từng trời thời làm Thiên đế, xuống nhân gian thì làm Thánh Vương”.

Này các Tỳ Kheo, sữa mẹ mà các Thầy thọ nhận nơi người mẹ từ vô lượng kiếp đến nay còn nhiều hơn nước của đại dương Quý Thầy nên biết sữa của người mẹ là những giọt máu kết tinh thành những dòng sữa ngọt truyền đạt qua cho con, mỗi ngày đứa con bụ bẫm lớn lên đã rút tỉa tàn phá thân hình của người mẹ khô gầy héo mòn, chết sớm cũng vì con”.

“Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời, ách nước, địa chấn… sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên, nội nghịch ngoại thù, luật vua phép nước, trộm cướp mất mùa…

"Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp, không bị cảnh nợ nần khổ sở, ít bịnh tật, được tăng tuổi thọ… Sau khi chết đuợc sanh Thiên”.

Báo Luxury Inside ghi nhận rằng mùa Vu lan báo hiếu có ý nghĩa tâm linh, đạo đức và ý nghĩa xã hội sâu sắc, mang tính phổ quát. Bởi văn hóa xã hội và văn hóa tôn giáo đều gặp nhau ở việc coi trọng công ơn của các thế hệ trước, của các bậc sinh thành. Ân cha mẹ ở đây không chỉ là người sinh thành ra mình mà còn hiểu là ân chúng sinh. Vì khi còn tại thế, Đức Phật một lần trên đường đi thuyết pháp gắp một đống xương khô đã quỳ xuống bái và giải thích cho các đệ tử biết đâu người này kiếp trước là cha mẹ ta.

Ngày lễ Vu Lan là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ cũng như tổ tiên và các anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Không riêng gì đối với mỗi Phật tử, Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Ngoài ra, đây còn là dịp mọi người tìm về cội nguồn.

Báo Thanh Niên kể về truyềnt hống cúng hoa cúc tiger mùa Lễ Vu Lan: Thương lái tranh nhau mua cúc tiger cho lễ Vu lan, nhà vườn Sa Đéc “thắng lớn”… Dạo quanh những cánh đồng hoa cúc tiger tại Sa Đéc thời điểm này, đa số đã được thương lái đặt mua hết.

Anh Trường, thương lái đến từ An Giang định đến Sa Đéc mua khoảng 10.000 cây cúc tiger bỏ mối vào dịp lễ Vu lan. Tuy nhiên, do đến trễ so nên chỉ mua được hơn 4.000 cây. “Lễ Vu lan năm nào nhu cầu mua hoa cúc chưng cũng tăng cao nên tôi phải tranh thủ đi đặt mua trước để bán lại. Năm nay, mặc dù đã điện thoại đặt trước nhưng đa số các hộ trồng cúc đều trồng ít hơn và thời tiết không thuận lợi, cây chết nhiều nên đi mua mấy bữa nay vẫn chưa đủ số lượng”, anh Trường thất vọng.

Theo các hộ dân trồng cúc tiger tại Sa Đéc, do thời điểm xuống giống hoa phục vụ lễ Vu lan (Rằm tháng 7) năm nay thời tiết thất thường nên cây con chết nhiều. Mặt khác, thời điểm này đa số các hộ dân để dành diện tích đất để xuống giống vụ hoa tết 2020 nên diện tích trồng cúc tiger bị thu hẹp. Cung ít hơn lý do mà mấy ngày qua thương lái ở các nơi đổ dồn về Sa Đéc “săn” cúc tiger tăng vọt.

Nhưng Miền Bắc và Miền Trung ưa cúng hoa huệ trong mùa Vu Lan, theo Gia Đình Net: Hoa huệ nở rộ, các vùng trồng hoa đang nô nức thu hoạch để phục vụ nhu cầu cúng lễ mùa Vu lan. Trong khi hoa hồng, hoa ly, hoa cúc... hoặc đắt, hoặc cắm được vài ba hôm là héo thì hoa huệ được rất nhiều khách hàng đón nhận vì cắm bền ngày, giá bình dân, lại đẹp, thơm.

Hoa huệ còn gọi là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa) thường tỏa hương thơm ngào ngạt ban đêm, ban ngày hương thoang thoảng, Hoa huệ chủ yếu dùng cắm trong các dịp cúng bái, lễ tết... nên nhu cầu rất lớn.

...Nhiều chủ bán hoa cho biết, thời gian gần đây giá cả nhiều loại hoa khác lên xuống thất thường nhưng hoa huệ lại luôn giữ ở mức giá ổn định 3-4.000 đồng/bông. Hoa huệ được dùng nhiều trong việc cúng và trong các dịp lễ tết đã là một thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Vì vậy nhu cầu tiêu thụ hoa huệ luôn ổn định. Có bao nhiêu thương lái cũng đến tận nhà thu mua hết, nhiều lúc không có đủ hoa mà bán.

Còn các tiểu thương bán hoa lẻ ở các chợ thì chia sẻ, hoa đẹp, hương thơm, giá bình dân, dễ cắm đẹp nên mùa Vu lan này hoa huệ bán rất chạy phục vụ nhu cầu cúng lễ. Muốn mua hoa huệ thì phải đặt hàng, hoặc đi chợ sớm mới có. 9-10 giờ sáng ra thì không còn hoa huệ để mà mua.

Báo VietnamNet ghi nhận: Nghi thức Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan, theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, xuất phát từ áng văn viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết vào những năm 1960.

Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm "Bông Hồng Cài Áo" vào năm 1962.

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu đỏ lên áo, đó là biểu tượng của việc còn cha mẹ. Những người đã mất mẹ thì cài hoa màu trắng.

Thầy Nhất Hạnh trong bài “Bông Hồng Cài Áo” đã ghi lời khuyên:

“Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng , tiếc rằng anh không có mẹ.

Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.”

Lời cuối nơi đây: Xin chúc tất cả độc giả Mùa Lễ Vu Lan đầy hạnh phúc trong hiếu hạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.