Hôm nay,  

CSVN Chọn Đường Nào?

03/08/201900:00:00(Xem: 4690)
CSVN sẽ chọn đường chung của quốc tế, cùng chống hành động bạo ngược của Trung Cộng ở Biển Đông. Hay CSVN quá lệ thuộc TC, giả bộ đánh võ mồm, chống đối bằng miệng lấy có, chiếu lệ để giàn khoan Hải Dương 8, được cả một đoàn tàu hải cảnh và tàu dân quân biển hộ tống, tiến vào khảo sát một khu vực rộng lớn nằm sâu bên trong vùng đăc quyên kinh tế của VN  thuộc thềm lục địa của Việt Nam để thăm dò khai thác dâu khí ở Bãi Tư Chính của VN; và nếu thế CSVN sẽ phạm tội phản quốc, trời không dung, đất không tha, dân chúng VN nguyền rủa.

Trong khi đó chính Mỹ «chống lại những hành động gây hấn» của TC ở Biển Đông. Và đây là lần đầu Mỹ công khai và chánh thức  ủng hộ CSVN bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Theo báo chí Philipines, trong một hội nghị qua hệ thống viễn thông hôm 23/07/2019, tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, đô đốc Karl Schultz kêu gọi các nước đồng minh, cũng như các đối tác của Mỹ trong vùng, cùng lên án những hành động hung hãn nhằm củng cố đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Đô đốc Schultz nhấn mạnh đến việc hải cảnh TC đã huy động đông đảo tàu tuần tra, được tàu của hải quân nước này yểm trợ, tại những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm giữ và tại phần lớn vùng Biển Đông.

Hành động gây hấn mới nhất của tàu hải cảnh TC là sách nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của VN trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo lời tố cáo của Hà Nội. Đô đốc Schultz nhấn mạnh tuần duyên Mỹ «hợp tác chặt chẽ với Việt Nam. Phía Việt Nam đã nhiều lần hoàn thành chức năng bảo vệ tự do hàng hải». Theo ông Schultz, việc lực lượng tuần duyên Mỹ có mặt ở Biển Đông là nhằm mục đích tái lập và tăng cường luật pháp quốc tế ở khu vực này.

Còn chánh quyền trung ương Mỹ mạnh dạn tố cáo yêu sách chủ quyền "phi pháp" của TC. Hôm 11/07/2019, một hôm trước kỷ niệm ba năm ngày Tòa La Haye ra phán quyết, bộ Ngoại Giao Mỹ đã có tuyên bố lên án Trung Quốc phản bội lời hứa không quân sự hóa Biển Đông mà chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra năm 2015. Mỹ đồng thời tái khẳng định việc Washington cực lực phản đối các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền «bất hợp pháp» ở Biển Đông.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, bà Morgan Ortagus, nhấn mạnh những hành vi «khiêu khích, phức tạp hóa việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, đe dọa an ninh của các quốc gia khác và làm suy yếu sự ổn định khu vực».
Việc Mỹ tiếp tục gọi những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là «phi pháp» đã có cơ sở pháp lý là phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, phủ nhận «đường chín đoạn» mà Trung Quốc vẽ ra để tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông.

Nếu CSVN khiếu kiện TC trước toà này, chắc chắn VN sẽ thắng trong pham vi rộng hơn Phi.

Vấn đề Biển Đông cũng được các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN thảo luận trong hội nghị thường niên vào hôm qua 11/07/2019 tại Bangkok (Thái Lan).Theo hãng tin Nhật Kyodo, các bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng của việc tìm kiếm một giải pháp tranh chấp hòa bình đúng theo luật pháp quốc tế và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Vào lúc ASEAN và Trung Quốc loan báo thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông, Hoa Kỳ, qua lời quan chức ngoại giao phụ trách Hiệp Hội các nước Đông Nam Á hôm 07/08/2018, đã nhấn mạnh là cần phải tránh việc nước lớn gây áp lực trên nước nhỏ trong cuộc thương thuyết. Washington cũng cho rằng bộ quy tắc ứng xử đang đàm phán phải chú ý đến các mối quan ngại của các quốc gia bên ngoài Biển Đông.


Ngần ấy những thái độ, hành động, tuyên bố lập trường của các nước có liên quan đến vấn đề Biển Đông cho thấy các cường quốc đều mong muốn có tự do hàng hải ơ Biển Đông. Và các nước ở Á châu Thái bình dương láng giềng của TC bị TC xâm lấn biển đảo muốn nước lớn không ăn hiếp nước nhỏ.

Những mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra cho quyền tự do hàng hải trên Biển Đông đã thúc đẩy Mỹ can thiệp, thường xuyên cho chiến hạm tuần tra trong khu vực để bảo vệ quyền tự do đi lại được quốc tế công nhận. Hành động của Mỹ càng lúc càng được nhiều nước khác ủng hộ, đặc biệt là các nước châu Âu.

Anh Quốc ít nói nhưng đã cho chiến hạm vào hoạt động tại Biển Đông. Tiêu biểu Anh đã cho tàu đổ bộ tấn công tham gia các cuộc tập trận chống tàu ngầm ba bên cùng với Mỹ và Nhật Bản gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Các cuộc diễn tập rõ ràng nhằm vào đội tàu ngầm của TC. Anh cũng cho khu trục hạm trang bị hoà tiễn dẫn đường, đã thao diễn trong suốt 6 ngày ở Biển Đông để cổ vũ cho “an ninh và thịnh vượng của khu vực”. Và quan trọng hơn, Anh còn sẽ cho hàng không mẫu hạm Queen Elizabeth, cùng với hai phi đội máy bay chiến đấu tấn công F-35B Lightning II, tới khu vực tranh chấp.

Và Pháp đã cho hộ tống hạm Pháp Vendémiaire của Pháp đi qua eo biển Đài Loan.Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp bà Florence Parly cho biết Pháp sẽ tiếp tục cử tàu đến Biển Đông ít nhất hai lần một năm. Ngày 28/06/2019 vừa qua, qua lời quốc vụ khanh Pháp phụ trách châu Âu và Ngoại Giao, Paris một lần nữa xác nhận quyết tâm tiếp tục tuần tra tại Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải. Trước đó, tại Đối Thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tháng Năm, đầu tháng Sáu, bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp tuyên bố lập trường của Pháp mang đầy đủ ý nghĩa trong bối cảnh Trung Quốc nổi lên thành nước đang đe dọa quyền tự do đi lại trên vùng biển quốc tế mà Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ diện tích.

Trở lại chế độ CSVN. Biển Đông là mẫu số chung Việt Nam, có thể  dùng để hoá đồng những phân số địa phương, tôn giáo, kinh tế chánh trị, trong ngoài nước.Hoàng Sa nói riêng và Biển Đông nói chung là giang sơn gấm vóc của đất nước ông bà Viêt Nam ngàn xưa để lại cho người Việt Nam. Trong lịch sử 4.000 năm của quốc gia dân tộc Việt, người Việt là một dân tộc được thế giới sử đánh giá là dân tộc dũng cảm đứng lên chống quân Tàu 1.000. Và lịch sử VN coi những người đứng lên đánh đuổi quân Tàu xâm lăng, đô hộ là anh hùng liệt nữ của VN.Toàn dân ngưỡng mộ, tôn vinh qua mọi thời đại.

Trong xu thế chung các cường quốc đang thành hình liên minh chống TC. CSVN nếu đứng dậy đòi lại biển đảo là hợp thời cơ, thuận nhân hoà. Với một quốc tế vận mạnh của người Việt hải ngoại hữu hiệu như vậy đối với siêu cường Mỹ đang chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình Duơng và coi tự do hàng hải là quyền lợi quốc gia của Mỹ, còn lâu TC mới dám dùng biện pháp quân sự với VN. Nếu VNCS có hành động bảo vệ ngư dân VN, bảo vệ biển đảo- là hành động tư vệ chánh đáng.

Trái lại nếu nhà cầm quyên CSVN qua Bắc Kinh quỵ lụy TC, thông đồng cho TC xâm lấn, xâm chiếm biển đảo VN, để cho TC thăm dò và khai thác dầu khí ở bãi Tư Chính là CSVN mang tội phản quốc./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.