Hôm nay,  

TC Câu Giờ Có Thể Ăn Bom Mỹ

31/07/201900:00:00(Xem: 7011)
Nhiều dấu chỉ cho thấy Trung Cộng [TC]  đang câu giờ trong cuộc đàm phán thứ hai về Chiến tranh Thương mại mà Chủ tịch Tập cận Bình [CTB] đã hứa với TT Trump [TT T] bên lề hội nghị G 20 ở Nhựt. Như CS Bắc Việt từng câu giờ tạo bế tắc trong Hoà Đàm Paris trong Chiến tranh VN, khiến Mỹ đã trải thảm bom Hà Nội. Ai chớ TT Trump có thể trừng phạt hành động TC phản bội lời cam kết trong ngoại giao, bằng  một trận trải thảm bom thương mại xuống Bắc Kinh trong Chiến tranh Thương Mại.

Sụ kiện và thời sự cho biết sau cuộc gặp với CTB bên lề Hội nghị G20 ở Osaka (Nhật Bản) vào cuối tháng 6 vừa qua, TTT đã đưa ra 2 trao đổi. Chánh là Mỹ tạm thời không áp thuế bổ sung đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc còn lại, nhưng vẫn giữ nguyên mức thuế đã áp đặt trước đây trên 250 tỷ hàng hoá của TC xuất cảng qua Mỹ trước đây. Phụ là nới lỏng lệnh hạn chế bán sản phẩm công nghệ Mỹ cho tập đoàn Huawei của Trung Quốc. Còn CTB hứa sẽ mua nông phẩm của Mỹ với số lượng lớn.

Nhưng cuộc tái đàm phán thứ hai này của Chiến tranh Thương mại chưa có chút tiến triển nào. TTT đã lên tiếng thất vọng về lời hứa mua nông sản Mỹ của CTB. Và cả tháng sau cái gọi là cuộc tái đàm phán thượng đỉnh mới chỉ là cuộc điện đàm giữa hai trưởng phái đoàn TC và Mỹ mà thôi. Các nhà đàm phán Mỹ-Trung có điện đàm, thảo luận về một cuộc gặp trực tiếp trong tương lai. Nhưng, chưa có thời gian, nơi chốn hội đàm nào được đưa ra. Chớ đừng nói trao đổi dự thảo nghị trình thảo luận.

Nhiều dấu chỉ cho thấy TC lợi dụng cuộc tái hoà đàm này, là để câu giờ. Mục đích chánh là để mua thời gian, ngăn chận bớt thái độ bi quan của các công ty của ngoại quốc sản xuất kinh doanh di tản ra khỏi TQ và của TQ đóng cửa.

Nội các của chánh quyền Trump và TTT  thừa biết mánh khoé này của TC. Trong một cuộc họp hôm 16/7 ở Toà Bạch Ốc, TTT tuyên bố "chỉ cần Mỹ muốn", thì 325 tỷ USD hàng hoá còn lại của Trung Quốc có thể sẽ bị áp thuế.

TQ đỡ lời, bác bỏ bình luận của Mỹ. TQ khẳng định không thoả thuận với Mỹ vì tăng trưởng giảm.

Trước đó 1 ngày, TTT đăng trên mạng xã hội Twitter của Ông, Ông nói tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là một bằng chứng cho thấy biện pháp thuế quan mà ông áp lên hàng hóa nước này đang "có ảnh hưởng lớn", đồng thời cảnh báo Washington sẽ gia tăng thêm sức ép.

Ngoài ra, TTT cũng đơn phương chỉ trích phía TC từng cam kết mua nông sản Mỹ, nhưng tới nay vẫn chưa chịu thực hiện. Cố vấn kinh tế Toà Bạch Ôc Larry Kudlow cho biết Washington coi việc Trung Quốc mua thêm nông sản Mỹ là vấn đề quan trọng khi các cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra.

Cùng ngày 16/7, một số thượng nghị sĩ lưỡng đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đã đệ nạp một dự thảo luật mới ngăn tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ mà không có sự đồng ý của Quốc hội.

Một số dư luận cho rằng TTT tương nhượng TC hai điều,  không áp thuế mới lên số hàng hoá 325 tỷ USD của TC còn lại và giảm nhẹ cho Hoa Vi mua linh kiện của các công ty Mỹ, là do nhu cầu vận động bầu cử. Và TTT cũng đòi hỏi CTB mua nông sản Mỹ với số lượng lớn là cũng do nhu cầu bầu cử.

Và TC hứa mà không làm là cũng do nhu cầu phá bầu cử của TTT. CTB cố gắng nói trăng nói cuội, kéo dài thời gian đến cuộc bầu cử tổng thống vao thang 11 năm 2020 TC mong mỏi TTT sẽ thất cử. Với mong mỏi này, phần chắc  thế nào TC cũng sẽ bí mật tổ chức phá cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Đó là suy đoán, và ám ảnh của một số nhà bình luận bình loạn hoang tưởng về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Chớ không phải dựa vào thực tế tình hình. Còn gần 20 tháng nữa mới bầu cử tổng thống. Cuộc vận động sát cánh cử tri chưa tới lúc. Đảng Dân Chủ chưa tổ chức bầu cử sơ bộ chọn ứng viên cho đảng. Vấn đề ngoại giao trong bầu cử không ảnh hưởng lớn, mạnh vào cuộc bầu cư, như vấn đề nội địa, an ninh và kinh tế.

Còn TC câu giờ là ngoài thâm ý phá bầu cử Mỹ cho TTT rớt, TC hy vọng trước mắt có thời gian để ngăn chận GDP của TC giảm chỉ còn  6,2%, một tỷ lệ thấp nhứt trong 27 năm qua. Bắc Kinh cảm nhận được tác động của cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, quá bất lợi cho TC.

Chính Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố hôm 15-7 cho thấy GDP của nước này tăng 6,2% trong quý II/2019, mức thấp nhất kể từ năm 1992. Con số này trong quý trước là 6,4%.

Một số dữ liệu đáng chú ý khác là kim ngạch xuất cảng và nhập cảng của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay đã lần lượt giảm 1,3% và 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Và quan trọng nhứt là  tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội TQ cũng tăng nhanh có thể sanh bạo loạn trong dân chúng TQ,  điều mà Bắc Kinh lo ngại nhứt. Gần đây, một số cơ quan truyền thông của Trung Quốc bắt đầu đưa tin ngay cả sinh viên tốt nghiệp những trường danh tiếng ở nước này cũng cảm thấy bi quan trước tình hình thị trường việc làm hiện nay.

Áp lực của tỷ lệ thất nghiệp của TC càng tăng cao cũng làm cho phong trào doanh nghiệp quốc nội của TQ đóng cửa, và doanh nghiệp ngoại quốc di tản ra khỏi TQ đến làm ăn ở đất lành như VN, Đài Loan, Thái Lan, Mã Lai vốn không bị Mỹ áp thuế hàng hoá xuất cảng sang Mỹ.

Thêm vào đó Mỹ có vẻ đang mở thêm một mặt trận chống TC nữa. Báo cáo bán niên mới nhất về chính sách tiền tệ của các đối tác thương mại chủ yếu do Bộ Tài chính Mỹ đưa ra vẫn để Trung Quốc trong danh sách theo dõi về tiền tệ, chưa liệt vào danh sách các nước thao túng tiền tệ. Nhưng đó là dây thòng lọng chưa siết nhưng sẵn sàng siết cổ TC nếu TC phản bội lời hứa hay lơi dụng, kéo dài cuộc đàm phán.

Bên cạnh cuộc chiến tranh thương mại, Mỹ và Trung Quốc vẫn còn rất gay cấn trong một loạt vấn đề khác từ  vấn đề nhân quyền đến các tranh chấp trên Biển Đông cũng như sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.