Hôm nay,  

VIỆT NAM VÀ ĐỔI MỚI-2.0

23/07/201910:05:00(Xem: 3586)

                                                                             

Dao NhuKhi tôi ngồi lại trước máy vi tính để viết bài nhận định này, lòng tôi nặng trĩu niềm tiếc thương Giáo Sư Hoàng Tụy, một gương mặt trí thức hàng đầu của chúng ta vừa qua đời hôm 14 tháng 7 năm 2019, hưởng thọ 92 tuổi. Những điều ông bận tâm không phải là vinh quang của quá khứ của chính ông mà là vận nước. Mặc dầu được ĐCSVN rất trọng thị, Giáo sư Hoàng Tụy, năm 2015 ông vẫn tham gia ký tên vào thư ngỏ của gần 200 trí thức yêu nước, kêu gọi đổi tên Đảng Cộng Sản Việt Nam và đổi tên nước không gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam nữa. Thế mới biết đổi mới đất nước là một nhu cầu cấp thiết biết là dường nào! Sự đòi hỏi Đổi Mới đất nước, không phải chỉ đến từ cạnh tranh quốc tế mà còn từ đòi hỏi của đời sống xã hội, dân chúng trong nước. Viêt nam đã Đổi Mới làn thứ nhất vào năm 1986 và công cuôc Đổi Mới lần này chúng ta thống nhất gọi là Đổi Mới 2.0.

 

Năm 1975-1986- Vào thời khoảng này, nền kinh tế Việt Nam thời hậu chiến là di sản của một nền kinh tế tập trung, ngăn sông cấm chợ, ĐCSVN vẫn tiếp tục quản trị đất nước theo chính sách chuyên chinh vô sản, độc tài, tâp trung quyền hành, quan liêu, bao cấp, thu mua lúa gạo giá rẻ như ăn cướp, bán phân bón cho nông dân như một ân huệ. Dân chúng vẫn tiếp tục ăn đói mặc rách, mặc dầu ruộng đồng đất nước ta bao la phì nhiêu, nguồn tài nguyên phong phú ngay cả dầu mỏ vì dân chúng không hợp tác với với chế độ nông nghiệp tâp trung, nông dân bỏ “ruộng hoang vườn trống”. Chính nền quản trị quốc gia của ĐCSVN trong giai đoạn này là nguồn cơn của tất cả mọi tệ hại. Khi mà đời sống xã hội và con người xuống cấp một cách tệ hại như vậy, đòi hỏi phải đổi mới đất nước, đổi mới nền quản trị quốc gia là lẽ tất nhiên.

       Trong một buổi họp báo quốc tế tại Hà Nội năm 1987, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng lên tiếng kêu gọi sự giúp đở của thế giới ngay cả của chính phủ Hoa Kỳ: “ Vâng, chúng tôi đã đánh bại nước Mỹ. Nhưng hôm nay chúng tôi bị vây khốn bởi nhiều tệ hại. Chúng tôi không đủ ăn. Chúng tôi một quốc gia nghèo và lạc hậu. Điều khiển một cuộc chiến thì dễ, nhưng quản trị một quốc gia rất là khó- Yes, we defeated the United States. But now we are plagued by problems. We do not have enough to eat. We are a poor, underdeveloped nation. Waging a war is simple, but running a country is very difficult” (1).

     Điều hành quản trị một quốc gia sau thời chiến để phát triển kinh tế, tư do, dân chủ nhất định không phải là dễ. Từ ngàn xưa, sau khi diêt đươc Sở, thống nhất Trung Quốc, Hán Cao Tổ đã biết rời lưng ngựa, từ bỏ binh đao, và đã biết cầu hiền chiêu dụ trí thức ra giúp nước phát triển kinh tế đem lai thái bình, ấm no cho dân chúng, kiến tao một nước Trung Hoa mới, hoàn toàn mới, từ tư duy đến hành động, cải thiện xã hội từ cuộc sống tinh thần đến vật chất.  

     Nếu ở Viêt Nam ta, sau 30 tháng Tư bảy lăm, TBT Lê Duẫn và ĐCSVN biết rời khỏi những chiếc xe tank T54, từ bỏ khẩu súng B40, AK47, từ bỏ tư duy vô sản, đấu tranh giai cấp của Marx-Engels, ngồi lai với máy vi tính, liên kết với thế giới bên ngoài mở rộng tầm nhìn, biết tập hợp những lực lượng xã hội rộng lớn khác, những đảng phái khác, biết tin dùng khối trí thức và chuyên viên của miền Nam quyết tâm ở lại với chế độ, để xây dựng kiến tạo một Viêt Nam mới phát triển kinh tế, hòa bình ổn định, đem lại thịnh vượng ấm no cho dân chúng cả hai miền đất nước. Trái lại “cách mạng” vẫn coi họ như là những thế lực thù địch cần phải tiêu diệt, hoặc đầy ải họ trong các trại tâp trung, trên các vùng Kinh tế mới. Sai lầm lớn nhất của Viêt Nam là chủ nghĩa đấu tranh giai cấp, và chính sách chuyên chinh vô sản của Karl Marx và Friedrich Engels vẫn tồn tại và phát triển chi phối nền quản trị đất nước trong thời hậu chiến.

 

       Nhìn sang Trung Quốc, Chủ nghĩa xã hội đã bị bác bỏ trong thực tế từ thời Cách mạng Văn hóa từ những năm 60 của thế kỷ trước. Nhờ sự chuyển hướng từ năm 1978 với lý thuyết xây dựng kinh tế của Đặng Tiểu Bình, người kế thừa Mao Trach Đông, được thu gọn trong 4 chữ “mèo trắng-mèo đen” đã thay đổi bộ mặt đất nước Trung Quốc một cách kỳ diệu đến chính ông ta cũng phải ngạc nhiên và không dám tin mình có thể mang lại đất nước một phép lạ đến như vậy. Với lý luân “không phân biêt mèo trắng mèo đen” Đặng Tiểu Bình mặc nhiên gạt sang một bên ý thức hệ và giai cấp đấu tranh, công nhận quyền cá nhân tư hữu tài sản.

    Dao Nhu 02 Trong khi đó 31 năm về trước, năm 1985, TBT đảng cộng sàn Liên Xô, Mikhail S. Gorbachev, đã từ bỏ Chủ nghĩa Marx Lenin với lý do, chính sách kinh tế tập trung, ngăn sông cấm chợ của xã hội chủ nghĩa đã trở nên lạc hậu không còn đủ sức mạnh để vực dậy nền kinh tế đang suy trầm nghiêm trọng của LBXV. Chinh sách kinh tế của XHCN đã đưa Moscova và người dân Liên Xô vào con đường phá sản về kinh tế, khủng hoảng về tư tưởng. TBT-ĐCSLX Mikhail Gorbachev đã phải đề xuất tái cấu trúc Chinh tri, Xã hội, Kinh tế và Mở cửa-(Perostroika, Glasnost, Restructuring & Openness). (Ảnh bên trái minh họa sự sụp đổ của nền kinh tế xhcn - Ảnh của tác giả chụp lại từ cuốn sách A Time For Peace của Mikhail S. Gorbachev). Gorbachev đã phải kêu gọi sự trợ giúp kinh tế của các nước Bắc Âu, Tây Âu nhất là Mỹ, bằng cách đầu tư kinh tế vào Liên Xô. Tuy nhiên cuộc vân động  của Gorbachev không hoàn toàn thuyết phục được sự tin tưởng của các nhà lãnh đạo châu Âu và nhất là Mỹ, bởi vì ĐCSLX vẫn là đảng lãnh đạo của LBXV. Và điều 6 Hiến pháp của Liên Xô vẫn tồn tại. Phải đợi đến năm 1991, sau khi Gorbachev tự quyền xóa bỏ điều 6 của Hiến pháp của LBXV, nghĩa là TBT Gorbachev tự tước đoat độc quyền lãnh đao đất nước của ĐCSLX, Và Gorbachev cho quốc hội (Dumas) được quyền bầu cử Tổng thống. Tất nhiên chính TBT Gorbachev là người chủ động mở cửa cho sự thay đổi. Sau khi đắc cử tổng thống Nga, Boris Yeltsin liền đặt ĐCSLX ngoài vòng pháp luật và cấm đảng này hoat động trên đất Nga. Boris Yeltsin biến LBXV thành nước Nga mới, người dân Nga bắt đầu hưởng được tự do dân chủ và nước Nga mới sẽ phát triên kinh tế theo chiều hướng kinh tế thi trường tự do. Nước Nga thật sự cất cánh từ giai đoạn này.

                  https://www.diendantheky.net/2017/02/ao-nhu-viet-nam-va-van-e-oi-moi-nen.html

     Đáng lẽ cuộc trổi dậy của nước Nga mới với nền kinh tế thị trường tự do, phải là bài học cho ĐCSVN. Nhưng các nhà lãnh đạo của ĐCSVN lại cố tình bưng bít sự kiện lich sử to lớn này. Moscova, thành trì kiên cố cuối cùng của cộng sản quốc tế hoàn toàn sụp đổ ngoài sự hiểu biết của các đảng viên ĐCSVN và nhân dân Việt Nam.

 

   Trong thực tiễn, ĐCSVN chưa bao giờ tái cơ cấu nền kinh tế cho đúng nghĩa. Nếu có cũng chỉ vì yêu cầu của hội nhập và cũng để phù hợp với những đòi hỏi của BTA, FTA, TPP và gia nhập WTO. Do vậy đổi mới kinh tế ở Việt Nam được tiến hành chậm chạp, chấp vá, không theo một qui trình cụ thể. Ngay cả đến năm 2015, tại Đại hội-XII, tbt Nguyễn Phú Trọng khẳng định kiên định lập trường chủ nghĩa Marx Lenin và theo đuổi nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa.


Năm 1986-2019-
Tháng 7 năm 1986 TBT-ĐCSVN Lê Duẫn qua đời, để lại sau ông một Viêt Nam đổ nát và phá sản từ tư tưởng đến kinh tế. Tại đại hội đảng-VI, ngày 18 tháng 12 năm 1986, Nguyễn Văn Linh đươc bầu lên làm TBT Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSVN. Ông khởi xướng phong trào Đổi Mới đất nước, từ bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo Kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. TBT Nguyễn Văn Linh có công tạo ra luồng sinh khí mới chủ trương: công khai, nói thẳng, nói thật, đấu tranh chống tiêu cực (tham nhũng) tạo ra sự chuyển hóa manh mẽ trong tư duy và hành động của mỗi người dân. Ông ký nhiều sắc lệnh, năm 1988- Tự do hóa nông nghiệp đã biến nước ta từ nước thiếu ăn trở thành nhà xuất khẩu gạo và các nông sản thực phẩm đứng hàng đầu thế giới. Viêc mở rộng thành phần kinh tế và tự do kinh doanh và từ bỏ độc quyền ngoại thương của Nhà nước, đặc biệt từ khi ông ký Luât công ty (năm 1990) và ban hành luât doanh nghiệp tư nhân (năm 1990) đã giúp các lãnh vực khác của nền kinh tế phát triên vượt bực, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được những thành quả vô cùng to lớn. Viêc gia nhâp WTO năm 2007 và việc hội nhập với thế giới cũng tạo ra bước phát triển mới trên mọi lãnh vực, giúp Viêt Nam thoát khỏi vị trí của một nước có thu nhập thấp trở thành một nước có thu nhập trung bình.

 

      Tuy nhiên, những khó khăn và suy giảm trong mấy năm qua cho thấy động lực tạo ra những bước phát triển mà những cải cách trước tạo ra đã bắt đầu suy cạn. Lý do thật dễ hiểu, nền kinh tế chưa được cải tạo triệt để và vẫn vận hành theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là lúc nền kinh tế Việt Nam cần có nguồn động lực mới để tiếp tục phát triển bền vững hơn và chất lượng cao hơn. Nguồn động lưc đó đến từ đâu? Nếu không phải là từ những cải cách thể chế, mà quan trọng là cải cách nền quản trị quốc gia.

     Sự đòi hỏi về cải cách nền quản trị quốc gia không chỉ đến từ sự suy thoái kinh tế nó còn đến từ sự bùng nổ của công cuộc cách mạng thông tin và truyền thông. Việt Nam hiện có 50 triệu người truy cập Internet chưa kể đền Facebook, Google, Apple…con số này ngày càng tăng nhanh. Phần lớn những người sử dụng Internet thuộc thế hệ trẻ, thế hệ sẽ có vai trò quyết định vận mệnh của đất nước.Truy cập internet nghĩa là cả thế giới nằm trên mười đầu ngón tay. Như vậy hiện tại Việt Nam hiện có hơn cả chục triệu người mở rộng kiến thức, khám phá sự thật đang xảy trên toàn cầu, dĩ nhiên họ sẽ chiêm nghiệm và so sánh những gì đang xảy tại Việt Nam. Đó cũng là một động lực lớn thúc đẩy phát triển và đổi mới đường lối quản trị quốc gia. Đồng thời đó cũng là những thách thức không kém phần quan trọng nếu Nhà nước không có được giải đáp tương ứng thỏa đáng và cập nhật.

 

  Cũng vì ý thức được sâu sắc những áp lưc cần đổi mới nền quản tri quốc gia, hôm 16 tháng 5 năm 2019, tai Hội Nghị Trung ương-X, TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng đề xuất 3 chủ đề chính trị cụ bị cho đai hội ĐCSVN-XIII:

1-Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước không?

2- Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chê độ chính trị không?

3- Có cần sửa đổi điều lệ ĐCSVN không?

Chính 3 câu hỏi chủ chốt này đã làm nức lòng và rung động trái tim của cả nước, nhất là cho những ai đã từng mơ ước đất nước sớm thoát khỏi gọng kềm của chuyên chính vô sản.

Muốn trả lời thỏa đáng 3 câu hỏi trên, TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng đòi hỏi các đảng viên ĐCSVN phải nghiên cứu học tập mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài để có thẻ quán triệt tầm quan trọng của 3 câu hỏi chủ chốt trên. Để mở rộng tư duy và tầm nhìn của các đảng viên ĐCSVN, TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng đề xuất những câu hỏi rốt rác về quản trị quốc gia, sau đây:

- Thời kỳ quá độ là như thế nào?

- Đổi mới chính trị là như thế nào

- Chuyển đổi kinh tế Nhà nước sang tư nhân có đúng không?

- Bây giờ chế độ sở hữu của ta như thế nào?

- Một nước công nghiệp theo hướng hiên đại là như thế nào?

- Phải hiểu nước ta và nhân loại đang sống như thế nào trong thời kỳ cách mang 4.0 ?

- Thành phố thông minh, thành phố xanh, vậy nội hàm của nó là gì?

- Từ năm 2001 chúng ta đã khẳng định đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, giờ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiên đại chưa?

 

Sau khi đề xuất những câu hỏi trên cho các cán bộ đảng viên ĐCSVN, TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng đã phải thốt lên:”Khó l;ắm các đồng chí ạ, phải hiểu biết rất sâu sắc cả lý luận và thực tiễn, cả trong nước và quốc tế”.

 

Phải chăng những câu hỏi trên, là nội dung của bản tuyên ngôn của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng: Sau hơn 70 năm thành lập, ĐCSVN đã sai lầm cai trị độc đoán toàn diên đất nước, đã ngăn chận làm châm lại tiến trình hội nhập của dân tộc vào cộng đồng nhân loại.

 

     Dù sao đi nữa, chúng ta cũng phải chờ đến kỳ Đại hôi-XIII vào đầu năm 2021, liệu TBT-CTN Nguyễn Phú Trong còn có đủ khả năng, quyền uy thuyết phục các đồng chí của ông hợp tác xây dựng công cuộc Đổi Mới 2.0?  Nếu được vậy, chúng ta thử theo dõi tiến trình Đổi Mới 2.0 sẽ diễn ra như thế nào? Trên nguyên tắc, công cuộc Đổi Mới đất nước chỉ có giá trị khi nào có sự hơp tác các thành phần dân chúng và các tổ chức chính tri  rộng lớn khác, ngay cả các đảng phái chính trị đối lập với Nhà nước sở tại./.

 

Đào Như

Chicago

July 23rd 2019

 

Ghi chú

(1)-Stanley Karnow- Vietnam-A History

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.