Hôm nay,  

UPDATE 2: Kể chuyện vượt biên trong cơn bão Kelly và cá voi cứu nạn (với video trọn buổi)

23/07/201900:19:00(Xem: 11399)

Kể chuyện vượt biên trong cơn bão Kelly và cá voi cứu nạn
 
Phan Trung Kiên
 
(Kể trong Đêm nhạc 40 năm quốc tế cứu thuyền nhân
Thứ Bảy 20/7/2019 tại Hội Trường Việt Báo, Westminster, Calif.)
  
blankPhan Trung Kiên đang kể

Gia đình Phan Trung Kiên trên một chiếc ghe nhỏ với 24 người trên ghe (trong đó gia đình Kiên gồm 5 cha con) đã rời bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) vào khoảng 3 giờ sáng ngày 3 tháng 7 năm 1981 và đi thẳng ra khơi sau khi bị lộ kế hoạch đành phải bỏ lại một số người trong gia đình (gồm má và 5 người em Kiên). Trên đường ra khơi, ghe đã gặp nhiều tàu lớn trên đường chạy vào bờ Tiên Sa để tránh bão, đều ra hiệu cho mọi người biết đang có bão ngoài khơi và yêu cầu quay vào. Nhưng những người trên ghe đã quyết lòng vượt biên nên chấp nhận rủi ro vẫn tiếp tục ra khơi. Sau khi đi khỏi Cù Lao Chàm khoảng 3 giờ, ghe bắt đầu lọt vào vùng ảnh hưởng bão Kelly từ khoảng 10 giờ sáng ngày 3 tháng 7 và phải liên tục cầm cự trên vùng biển sóng gió. Cơn bão lúc đó đang hoành hành trên biển và di chuyển về hướng đảo Hải Nam.
 

Trong hơn 6 tiếng đồng hồ cầm cự giữa cơn bão, những người trên ghe đã gắng gượng dùng đủ mọi phương cách để giữ ghe không bị đắm. Ghe nhỏ với chiều dài chỉ khoảng 15 mét (50 feet) nên rất mong manh trên mặt biển bão tố. Ba Kiên là người cầm lái phải hết sức thận trọng, cùng với ông An là người cầm chèo phách phía trước mũi ghe, hai người phải cố giữ cho ghe tuyệt đối đi thẳng, chỉ cần lệch mũi là sẽ lập tức bị nhấn chìm. Sự căng thẳng và kinh hoàng lên cao và bao trùm tất cả mọi người trên ghe vì những cơn sóng lớn từ bốn phía cứ liên tục ập vào. Để ngăn bớt sức đập của sóng, Ba của Kiên ra lệnh tháo gỡ các cái giường trên ghe làm thành bè thả xuống phía sau ghe. Sau nhiều lần ghép bè như vậy, hàng chục cái giường trên ghe đều không chịu nổi, đều tan tành vì sóng nước quá mạnh. Trong khi ghe cố lướt sóng đi thẳng về phía trước thì những cơn sóng chung quanh vẫn liên tục ập vào. Mỗi lần như vậy, quả tim mọi người đều như vọt ra khỏi lồng ngực vì sợ hãi và chỉ còn biết thét lên những tiếng kêu cứu vô vọng theo tập quán của người dân biển “Quớ làng! Quớ làng!” Những tiếng kêu cứu vô vọng này như chìm trong sóng nước và mặt biển mênh mông, nhưng nhờ vậy cũng vẫn mang lại một chút niềm tin mong manh cho những người đang cận kề cái chết.
 

Đến khoảng 5 giờ chiều cùng ngày thì tất cả đều đuối sức và đành buông xuôi cho số phận. Mọi người đã dùng các can nhựa trống buộc vào tay dính liền nhau, để khi ghe chìm thì vẫn còn chút hy vọng được nổi lên một lúc và nếu có chết thì cũng được chết chung. Lúc đó Kiên vô cùng xúc động nghẹn ngào khi phải cột tay hai đứa em trai vào chung một can nhựa trống với mình và mọi người. Hai em này là Phan Văn Minh, lúc đó 10 tuổi, nay là nghệ sĩ Hương Sĩ Nhân và Phan Mẫn, lúc đó 8 tuổi, nay là Tiến sĩ Phan Mẫn đang dạy học tại Comsumes River College ở Sacramento. Sau đó, mọi người chỉ còn biết cầu nguyện theo niềm tin của mình, kẻ niệm Phật, người cầu Chúa, ai ai cũng chỉ còn biết trông mong vào phép lạ mới có thể cứu được mình. Khi ấy, ba của Kiên và Kiên đều hết lòng khấn vái cầu nguyện đức Bồ Tát Quán Thế Âm cứu nạn. Và phép lạ hay kỳ tích (miracle) đã thực sự xuất hiện ngay sau đó, khi ghe tưởng như sắp chìm xuống giữa biển thì bỗng nhiên có chuyển động rất mạnh và một bóng đen ập tới dưới lòng ghe. Lúc đó Kiên vẫn còn đang tát nước và đã chạm tay vào lưng cá voi. Mọi người nhìn xuống biển mới thấy cá voi vừa xuất hiện. Những người lớn trên ghe vẫn còn nhớ rõ lúc đó nhìn thấy được hai con cá voi ở hai bên mạn ghe và phía trước ghe xuất hiện những con cá heo nhảy lượn và bơi trước như dẫn đường. Cá voi tiếp tục giúp giữ ghe đi an toàn trên sóng biển trong suốt một đêm và một ngày sau đó, cho đến khi sóng yên biển lặng hoàn toàn.
 

Sau khi thoát hiểm từ cơn bão, mọi người chỉ còn biết theo hướng mặt trời để chạy tiếp với số nhiên liệu còn lại. Ba ngày sau đó thì thuyền mất phương hướng hoàn toàn vì không còn biết đang ở nơi đâu trên biển. Lương thực và nước uống đã cạn dần, đói và khát bắt đầu đe dọa tất cả. Tiếp tục cầm cự trong tình trạng này đến vài ngày sau nữa thì mọi người gần như kiệt lực. Cha con Kiên dùng ít củi lửa cuối cùng để nấu nước biển với xác trà nhằm lấy chút hơi nước ẩm bôi lên môi cho đỡ khát. Có người nhảy xuống ngâm nước biển cho đỡ khát nhưng vô hiệu. Những người lớn thúc giục trẻ em tiểu tiện để lấy nước uống vào cầm cự, nhưng vì quá khát và trong người không còn nước nên không em nào đi tiểu được cả. May thay, lúc đó bỗng nhiên có một cơn mưa giông đổ xuống. Nhờ đó trên ghe đã hứng được một ít nước mưa để giảm bớt cơn khát. Sau đó, đến ngày thứ tám thì xuất hiện hàng trăm con mực sim (mực bút) chỉ nhỏ bằng đầu móng tay bay ào vào ghe. Mọi người bốc ăn ngấu nghiến những con mực này, có người rút túi mực, có người để nguyên như vậy mà ăn. Nhờ đó mà tạm qua được cơn đói khát. Hiện tượng mực sim vào ghe còn lặp lại một lần nữa sau đó, nhờ vậy mà mọi người trên ghe mới tiếp tục cầm cự được cho đến khi Phan Trung Kiên là người đầu tiên nhìn thấy bóng núi đảo từ xa.
 
blank  Nhạc sĩ Trần Chí Phúc (bìa phải), Phan Trung Kiên (thứ 2 từ trái)

Ghe nhắm hướng đảo tiếp tục chạy vào trong khoảng hơn 5 giờ thì đến gần nhưng lại đi vào nhằm khu vực quân sự nên bị lính trên đảo xả súng bắn chặn đầu ghe. Ba của Kiên dùng vải trắng buộc lên cây chèo để ra hiệu. Lính trên đảo ngừng bắn và ra hiệu cho ghe chạy vòng sang bãi biển khác. Chạy vòng theo ven biển một lúc thì nhìn thấy một ngư dân trên đảo đang câu cá gần bờ, hai người trên ghe (Phan Trung Kiên và một người khác) nhảy xuống biển ôm can nhựa bơi thẳng vào để hỏi đường vào bãi và xin nước uống mang ra cho mọi người. Nhưng do can nhựa đựng dầu còn hôi nên mọi người uống nước vào đều bị nôn ói ra. Sau đó theo chỉ dẫn của người câu cá, ghe tiếp tục chạy dọc theo bờ biển và tìm được bãi vào. Sau khi vào bãi, mọi người được ngư dân trên đảo cung cấp thức ăn, nước uống và mới biết là mình đã sống sót. Khi đó đã trải qua đúng 9 ngày lênh đênh trên biển.

Theo thông tin từ Wikipedia về cơn bão nhiệt đới Kelly này, ở Philippines gọi là Bão nhiệt đới Daling, là một cơn bão nhiệt đới có sức tàn phá mạnh hình thành ở Philippines vào cuối tháng 6 năm 1981. Áp thấp nhiệt đới hình thành ở phía đông Philippines từ ngày 28 tháng 6, mạnh lên thành bão vào ngày 30 tháng 6 rồi đi vào miền trung Philippines. Bão Kelly sau đó suy yếu dần trên các đảo nhưng lại mạnh lên trên Biển Đông, đạt được trạng thái bão vào ngày 2 tháng 7 và đi về phía nam đảo Hải Nam vào ngày 3 tháng 7. Cơn lốc xoáy của bão sau đó vượt qua Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam thành bão nhiệt đới suy yếu và đổ bộ vào miền bắc Việt Nam trong ngày 4 tháng 7 lại mạnh lên thành bão nhiệt đới. Bão Kelly chỉ mất đi vào hai ngày sau đó trong đất liền, tức kéo dài đến ngày 6 tháng 7.

xem video Phan Trung Kiên kể chuyện vượt biên ở đây:
 



Bão nhiệt đới Kelly là cơn bão tồi tệ nhất ảnh hưởng đến Philippines. Chín thị trấn trong một khu vực dài 6.920 km (4.300 miles) gần núi lửa Mayon bị ngập lụt kéo dài. Hơn 1.450 km (900 miles) đường sắt đã bị cuốn trôi. Ít nhất 800 ngôi nhà đã bị phá hủy và 3.845 ha (9.500 mẫu Anh) đồng lúa bị hủy hoại. Hơn 3.600 người phải di dời khỏi nơi cư trú. Theo báo cáo chính thức có 192 người chết, 30 người bị thương, 9 trường hợp vẫn được xem là mất tích. Tổng thiệt hại vật chất ước tính lên tới 7,8 triệu đô-la.
 
Video trọn đêm nhạc:


 

Tường thuật trọn đêm nhạc 40 năm quốc tế cứu thuyền nhân:
https://vietbao.com/a296790/dem-40-nam-quoc-te-cuu-thuyen-nhan-day-xuc-dong-on-lai-chuyen-vuot-bien-va-cam-on-tam-long-the-gioi 

 

Độc giả có thể xem chi tiết về cơn bão này hiện vẫn còn được lưu giữ trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Tropical_Storm_Kelly

  
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.