Hôm nay,  

VN Giữa Khói Mù Kinh Tế

10/07/201900:00:00(Xem: 3579)
Cuộc chiến thương mại và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có vẻ như không thấy sớm sủa hòa giải. Căng thẳng tạm chờ thương lượng, nhưng cả hai phía Mỹ-TQ đều lộ ra các tiếng nói cứng rắn hơn. Nghĩa là, cả Trump và cả Tập đều ra dấu là không ai nhượng bộ ở chừng mực có thể bị xem là yếu đuối. Bởi và cả hai Trump-Tập đều đã bước tới chỗ gắn liền tự ái dân tộc, đúng ra là đảng phái, và kết quả các cuộc thương thuyết.

Trong khi đó, các công ty quốc tế luôn luôn phải nhìn xa… Đó là lợi điểm cho một số quốc gia bên lề, trong đó có Việt Nam.

Báo Nintendo Life kể rằng nhật bào The Nikkei Asian Review loan tin rằng hãng Nintendo là một trong các công ty xem xét dời một phần các d6y chuyền sản xuất ra ngoài TQ để làm giảm chi phí vì thuế quan Mỹ áp đặt. Hãng Nintend và nhiều công ty khác giữ im lặng, trong khi nguồn tin từ báo Nhật Bản nói rằng Việt Nam là nơi nhiều công ty, trong đó có Nintendo suy tính dọn xưởng tới. Báo NAR ghi rằng các công ty HP, Dell, Microsoft, Sony, Amazon, Google và nhiều hãng khác cũng đang nghiên cứu dọn xưởng ra ngoài TQ. Và như thế, Việt Nam nhiều cơ may đón thêm các đại công ty vào mở xưởng.

Tuy nhiên, tình hình Nintendo dọn phân xưởng sản xuất máy Switch sang VN, nếu là hiện thực, sẽ đánh dấu một thời kỳ mới: toàn cầu hóa kỹ thuật sẽ chia lam đôi, đây là chiến tranh lạnh mới, vì Nintendo rất mực thân thiết với công ty Tencent, và thị trường TQ sẽ vẫn tăng liên tục. Có nghĩa là, thời xưa là chiến tranh lạnh, bây giờ là chiến tranh kỹ thuật, các sản phẩm kỹ thu6ạt sẽ được nghiên cứu theo hai đường khác nhau.

Cũng hưởng lợi là Bangladesh… Bản tin Bloomberg ghi nhận rằng lần đầu tiên trong 30 năm, công ty sản xuất may dệt Newage Group, bản doanh ở Bangladesh, bây giờ nhờ Mỹ-TQ đánh nhau thương mại, nên được đơn hàng mới đặt từ Macy’s Inc. và Gap Inc., hai đại công ty bán lẻ trang phục tại Hoa Kỳ. Newage, là nguồn cung cấp hàng cho Hennes & Mauritz AB, trước giờ làm việc với các công ty Châu Âu trong ba thập niên.

Hiện thời kỹ nghệ may dệt Bangladesh có 4 triệu công nhân, cung cấp tỷ lệ 13% tổng sản lượng quốc dân GDP.

Trong khi đó, nền kinh tế thế giới không ngừng chuyển động. Một quốc gia thân thiết với Việt Nam là Nam Hàn đang báo động rằng kinh tế đang đình trệ. KBS gji nhận rằng Viện nghiên cứu phát triển Nam Hàn (KDI), cơ quan nghiên cứu chính sách Nhà nước, tháng thứ 4 liên tiếp nhận định kinh tế Nam Hàn "đang đình trệ".

Trong báo cáo xu hướng kinh tế tháng 7, KDI đánh giá thực trạng giậm chân tại chỗ của tiêu thụ nội địa đã chống đỡ được phần nào, song đầu tư và xuất cảng lại thu hẹp, khiến kinh tế Nam Hàn tiếp tục trì trệ. Kể từ tháng 4 năm nay, KDI đã bắt đầu sử dụng cụm từ "đang đình trệ", thay vì cụm từ "đang tăng trưởng chậm", để đánh giá tình hình kinh tế trong nước. Kim ngạch xuất cảng trong tháng 6 ở lĩnh vực chíp bán dẫn và chế phẩm dầu mỏ giảm sâu tới 13,5% so với một năm trước.

Trong khi đó, bản tin NHK ghi nhận ngành ngân hàng thế giới dao động: Ngân hàng Deutsche Bank cho biết tới trước năm 2022 sẽ cắt khoảng 20% nhân công trên thế giới trong nỗ lực tái thiết lớn hoạt động kinh doanh của mình. Việc này có nghĩa là sẽ có 18.000 công việc bị cắt giảm. Ngân hàng Deutsche Bank là ngân hàng lớn nhất của Đức.

Hôm Chủ Nhật, Ban giám đốc của ngân hàng đã thông qua kế hoạch sẽ cắt giảm mạnh hoạt động trong lĩnh vực đầu tư ngân hàng. Ngân hàng này cho biết sẽ đóng cửa các văn phòng bán chứng khoán của mình và điều này dẫn tới tin đồn đoán cho rằng nhiều công việc tại London và New York sẽ bị cắt giảm. Đây là những địa điểm có nhiều trụ sở buôn bán chứng khoán nhất của ngân hàng này.

Trong khi đó, các chuyên gia Việt Nam bắt đầu tỉnh ngộ: quốc tế đem tiền vào VN đầu tư, thì tiền FDI đó có thể rất là bất lợi, vi tương lai sẽ là xẻo thịt mình, theo lời một chuyên gia.

Báo Đất Việt nêu cảnh báo: Đã đến lúc tỉnh ngộ về FDI?


Việt Nam không thu được gì nhiều từ FDI và nếu không có một chính sách rõ ràng, quyết liệt, Việt Nam sẽ còn phải trả giá.

Sự việc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam tạm ngưng nhận hàng may mặc Việt Nam gây xôn xao dư luận những ngày qua một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về sự xâm lấn thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài.

...Nhìn rộng ra chính sách thu hút FDI của Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Nam đánh giá, trong mấy chục năm qua chúng ta chỉ chăm chăm chạy theo số lượng, thu hút được FDI càng nhiều càng tốt, đặc biệt là ở các tỉnh.

Các địa phương chạy theo mục tiêu thu hút được đầu tư nước ngoài càng nhiều càng tốt để chứng tỏ mình hơn các tỉnh khác, nhưng không tính toán đến cái được-mất. Chính sách mà các địa phương áp dụng để thu hút FDI, theo ông Nam, chẳng khác nào xẻo thịt của mình cho người khác ăn: miễn thuế, giao đất vô tội vạ..., cuối cùng Việt Nam hầu như chẳng thu được gì từ công nghệ, lao động đến thuế, thậm chí còn trở thành bãi rác công nghệ của FDI, môi trường bị ô nhiễm.

Trong khi đó, áp lực từ Hoa Kỳ ngày càng nặng, theo tin từ báo Tài Chính Plus: Mỹ khẳng định thép các bon chống ăn mòn và thép cán nguội nhập cảng từ Việt Nam lẩn tránh thuế chống bán phá giá…

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương VN) cho biết, ngày 2/7/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành quyết định sơ bộ trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với thép các bon chống ăn mòn (thường được gọi là tôn mạ - CORE) và thép cán nguội (CRS) của Việt Nam sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập cảng từ vùng lãnh thổ Đài Loan (Đài Loan) và Hàn Quốc.

Theo đó, DOC sơ bộ khẳng định việc lẩn tránh thuế đối với hai sản phẩm này là có thật để xuất cảng sang Mỹ. Vụ việc này được Mỹ khởi xướng điều tra từ ngày 2/8/2018.

Ngành xe hơic ũng nguy ngập, theo tin từ thông tấn Nga Sputnik về tình hình “Bất lợi cho Việt Nam: Ô tô Nhật, EU thuế 0% tràn ngập, xe nội địa bán chỗ nào?”

Bản tin Vietnamnet ghi rằng muốn ngành ô tô lớn mạnh và có sức cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhập cảng, hướng tới xuất cảng, cần phải đẩy mạnh nội địa hóa. Tuy nhiên, đến nay công nghiệp hỗ trợ rất yếu kém. Đây là bất lợi rất lớn. Vì sắp tới lúc VN mở cửa hoàn toàn…

Thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn vào thời điểm 2030. Hiện thuế nhập cảng ô tô từ các nước khu vực ASEAN đã giảm xuống còn 0%. Năm 2018, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (CPTPP) cam kết giảm dần thuế nhập cảng ô tô nguyên chiếc về 0% sau 7-9 năm nữa. Mới đây, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) cũng cam kết giảm dần thuế nhập cảng ô tô nguyên chiếc về 0% sau 9-10 nữa.

Như vậy, tới năm 2030 thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho các trung tâm sản ô tô lớn trên thế giới bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Mexico và EU....

Thị trường ô tô có tiềm năng lớn, nhưng ngành công nghiệp ô tô trong nước liệu có phát triển, đủ sức cạnh tranh với xe nhập cảng chất lượng tốt và giá rẻ tràn vào?

So với các quốc gia trong khu vực, ô tô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam có chi phí cao hơn khoảng 20% do doanh số không cao và tỷ lệ nội địa hóa thấp. Ô tô trong nước đến nay vẫn chủ yếu nhập phụ tùng, linh kiện về lắp ráp.

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và mở cửa thị trường ô tô, nếu vẫn chỉ quen lắp ráp thì chỉ có thể duy trì đến năm 2025. Sau thời điểm này, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ khó mà tồn tại và thị trường bị thôn tính.

Muốn ngành ô tô lớn mạnh và có sức cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhập cảng, hướng tới xuất cảng, cần phải đẩy mạnh nội địa hóa. Tuy nhiên, đến nay công nghiệp hỗ trợ rất yếu kém. Đây là bất lợi rất lớn.

Nghĩa là, chúng ta thua về ngành kinh doanh siêu thị… Bây giờ tới cơ nguy bị mất thị trường xe ô tô… Đằng nào cũng nguy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.