Hôm nay,  

Biển Đông: Mỹ Nhựt Tăng Cường Răn Đe TC

28/06/201900:00:00(Xem: 3102)
Tin RFI ngày 18-06-2019, đại sứ Mỹ tại Manila hôm 14/06/2019 lên tiếng nhắc nhở TC, rằng những hành vi tấn công vào lực lượng Philippines, kể cả khi đến từ các nhóm dân quân biển Trung Quốc, có thể dẫn đến việc Mỹ can thiệp trong khuôn khổ Hiệp Định Phòng Thủ Hỗ Tương Hoa Kỳ-Philippines.

Trước đó Tư lệnh Hải Quân Mỹ John Richardson, nhân một cuộc họp tại Bắc Kinh hồi tháng Giêng đã cảnh báo người đồng cấp Trung Quốc rằng Hải Quân Hoa Kỳ sẽ coi các tàu Hải Cảnh và tàu dân quân biển là những phương tiện chiến đấu, tương tự như tàu hải quân, và sẽ dùng các biện pháp đối phó với Hải Quân Trung Quốc để đáp trả những hành động khiêu khích của những chiếc tàu này.

Qua tháng Ba, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã công khai cam kết với Philippines rằng Mỹ sẽ đến bảo vệ đồng minh trong trường hợp nước này bị tấn công ở Biển Đông.Theo ông Pompeo, « bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào binh lính, phi cơ hoặc tàu công vụ của Philippines trên Biển Đông đều sẽ kích hoạt nghĩa vụ bảo vệ lẫn nhau» có trong hiệp định phòng thủ chung Mỹ-Philippines.

Những cảnh báo nhắc nhở này cho thấy một chuyển hướng quan trọng trong chiến lược của Mỹ. Đó là Mỹ răn đe TC vốn là  một nhân tố làm tăng khả năng xảy ra xung đột  giữa Mỹ và TC tại Biển Đông, theo trang tin Business Insider ngày 17/06.  Cảnh cáo của Mỹ cho thấy Washington muốn buộc Bắc Kinh hạn chế hành vi gây bất ổn trên biển.

Mỹ đã cho thấy rõ một lập trường cứng rắn hơn đối với dân quân biển Trung Quốc, một lực lượng bán quân sự được ngụy trang thành một đội tàu đánh cá, nhiều khi được tung ra để sách nhiễu các đối thủ nước ngoài, giúp Bắc Kinh áp đặt các yêu sách chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc tại vùng Biển Đông.

Trung Quốc đã sử dụng đội tàu đánh cá thương mại của họ vào những chiến dịch tấn công «vùng xám», tức là giấu mặt, để «áp đặt các yêu sách trên biển và thúc đẩy quyền lợi ích của Trung Quốc», như tránh được việc gây nên chiến tranh thực sự.

Để đối phó vơi loại chiến tranh ‘biển tàu’ tiềm năng này của TC [‘biển tàu’ chữ dùng của TC như chữ ‘biển người’ thời Chiến tranh Triều Tiên], Mỹ  đang làm một số việc rất quan trong để răn đe TC. Mỹ, Nhựt tập trận hải chiến chống chiến tranh biển tàu của TC nếu xảy ra. Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan  phối hợp tập trận tác chiến  liên tục 3 ngày  từ 10-12/06/2019 với chiến hạm Nhựt.  Hải quân Nhật Bản phái tàu chiến lớn nhất của mình, chiếc trực thăng mẫu hạm JS Izumo, và hai khu trục hạm khác JS Murasame (DD-101) and JS Akebono (DD-108). The Diplomat còn cho biết Hạm Đội 7 của Mỹ cho thêm 5 phi cơ quân sự cũng tham gia đợt thao diễn. Đây là cuộc tập trận mới nhất, thuộc loại rầm rộ nhất của Hải Quân Nhật Bản với đồng minh Hoa Kỳ trên vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là có chủ quyền và đang áp đặt quyền khống chế.

Chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 12/06 phân tích Nhật Bản tăng cường khả năng hợp đồng tác chiến với Hải Quân Mỹ, đặc biệt là tại địa bàn nóng hiện nay là Biển Đông. Nhât báo Japan Times nhấn mạnh nội dung rèn luyện kỹ năng hợp đồng chiến đấu cả trên biển lẫn trên không và  Mỹ Nhật tập trận để răn đe và dự phòng chống TC.

Hải Quân Mỹ-Nhật đã khởi động cuộc tập trận ở Biển Đông đúng vào thời điểm Trung Quốc cho tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của họ là chiếc Liêu Ninh băng qua Eo biển Miyako, nằm giữa đảo Miyako và đảo chính Okinawa của Nhật Bản để ra Thái Bình Dương.


Mỹ từ khá lâu, Nhật bây giờ  đang nổi lên là một quốc gia ngoài vùng Biển Đông đang tích cực can dự vào việc bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực, dù không có tranh chấp lãnh thổ nào ở trong vùng.

Quyết tâm của Nhật Bản phản ánh trước hết qua việc tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông về mặt quân sự. Chỉ tính riêng trong năm 2019 này, chiến hạm Nhật Bản đã tham gia hàng loạt cuộc tập trận song phương và đa phương với các đồng minh và đối tác.

Theo ghi nhận của The Diplomat, từ 02-08/05/2019, trực thăng mẫu hạm Izumo và khu trục hạm Murasame của Nhật đã tham gia một cuộc diễn tập hải quân đa phương cùng với các chiến hạm Mỹ, Philippines và Ấn Độ tại Biển Đông, trong một sự kiện được đánh giá là “có ý nghĩa nhất” trong thời gian gần đây.

Ngay sau đó, hai tàu chiến Nhật Bản đã tiếp tục tiến xuống phía nam Biển Đông, thao diễn chung với khu trục hạm Mỹ USS William P. Lawrence, tại eo biển Malacca, cửa ngõ từ Ấn Độ Dương đi vào Biển Đông.

Tần suất tập trận chung Mỹ Nhật tại Biển Đông ngày càng tăng. Từ cuộc tập trận song phương Mỹ Nhật đầu tiên tại Biển Đông vào năm 2015 đến nay, tần suất các cuộc thao diễn chung giữa hai quốc gia đồng minh ngày càng tăng, song song với các mối lo ngại ngày càng nhiều về các hoạt động của TC ở vùng biển tranh chấp.

Hoa Kỳ dĩ nhiên là nước năng động nhất, nhưng Nhật Bản cũng ngày càng dấn thân sâu hơn vào khu vực, ngày càng phái càng nhiều tàu chiến của mình tham gia các cuộc tập trận song phương và đa phương trên khắp khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Riêng tại Biển Đông, theo ghi nhận của The Diplomat, dù không theo chân Washington tham gia hay tự mình thực hiện các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải, Tokyo thường xuyên cho chiến hạm của mình tháp tùng theo và tập trận với Hải Quân Hoa Kỳ.

Từ đầu năm đến nay, các hoạt động của Nhật cũng mở rộng thêm ra toàn vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, với hàng loạt những cuộc tập trận và thao diễn với Ấn Độ.

Sắp tới đây, hoạt động của Hải Quân Nhật tại Biển Đông nói riêng, và tại Ấn Độ-Thái Bình Dương nói chung sẽ được tăng cường thêm, với chiến dịch khai triển thường niên của trực thăng mẫu hạm Izumo và khu trục hạm Murasame đã bắt đầu từ ngày 30 tháng 4 và sẽ kéo dài cho đến 10 tháng Bảy.

Trong khuôn khổ chiến dịch khai triển này, một thông cáo của Hải Quân Nhật Bản ngày 05/06 cho biết là tàu Izumo sẽ ghé cảng Việt Nam trong tháng này, thời điểm và cảng ghé thăm chưa được xác đinh rõ, nhưng giới quan sát cho rằng Izumo sẽ ghé Cam Ranh.

Trong khi đó ngư dân VN cũng tỏ ra đoàn kết với Phi trước hành động tầu TC xâm hại ngư dân Phi. Đại sứ Philippines báo cáo tại LHQ,  “Chúng tôi mãi mãi mắc nợ Việt Nam”Theo hãng tin PNA, ông Locsin đã báo cáo tại LHQ về vụ tầu TC đâm chìm tàu Phi tối 9-6 gần bãi Cỏ Rong ở biển Đông rồi bỏ chạy đi mất "22 thành viên thủy thủ đoàn Philippines bị bỏ rơi giữa biển cho đến khi một tàu Việt Nam đưa họ lên khoang. Chúng tôi mãi mãi mắc nợ đối tác chiến lược của chúng tôi - Việt Nam – vì hành động nhân từ và hợp lẽ này".

Hà nội hôm 20/6  cũng cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và yêu cầu Bắc Kinh đền thiệt hại tàu của họ cũng như bồi thường cho các ngư dân Việt bị ảnh hưởng./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.