Hôm nay,  

Đại Đội A, Tđ 2/7 Không Kỵ: Đêm Tử Chiến Ở Cứ Điểm An Thị

24/09/199900:00:00(Xem: 5631)
Ngày 26 tháng 6/1966, để giải tỏa áp lực Cộng quân tại 3 quận phía Bắc Bình Định, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã khởi động một cuộc hành quân quy mô với sự tham dự của lực lượng liên quân Việt Mỹ gồm 1 trung đoàn thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh phối hợp cùng với trung đoàn 7 thuộc Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ. Theo kế hoạch, tiểu đoàn 2/7 Không Kỵ đã mở cuộc truy lùng CQ ở 1 khu vực cách Bồng Sơn khoảng 20 km về phía Tây Bắc. Ngày 28 và 29/1/1966, giao tranh đã diễn ra ác liệt khi đại đội A của tiểu đoàn này cận chiến với 1 tiểu đoàn CQ tại An Thị (cứ điểm LZ 4). Đại đội này bị CQ bao vây nhưng cuối cùng đã chiến thắng sau hai ngày tử chiến.
Cùng tham dự cuộc hành quân của đại đội Không kỵ nói trên có 2 phóng viên tiền tuyến của AP (Associated Press): phóng viên Bob Poos và nhiếp điện ảnh viên Henri Huet. Một thời gian sau cuộc hành quân, phóng viên Bob Poos đã ghi lại diễn tiến của trận đánh trong một phóng sự chiến trường.
Trong số trước, dựa theo bản dịch của Triều Dương được phổ biến trong tạp chí KBC năm 1994, có đối chiếu với hồi ký của đại tướng William C. Westmoreland-nguyên tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 1964 đến 1968, VB đã giới thiệu đến bạn đọc phần 1 tường trình diễn tiến về những giờ đầu tiên của trận đánh. Phần này được tóm lược như sau: Trong cuộc hành quân của đại đội A, phóng viên Bob Poos đã đi theo trung đội 3, còn phóng viên Henri Huet đi với trung đội 2. Khi đại đội vừa đến gần ngôi làng An Thị thì giao tranh đã diễn ra. Đại úy Sugdinnis, đại đội trưởng đã điều động 3 trung đội theo chu vi vòng cung, toán chỉ huy đại đội đi theo trung đội 2 ở giữa rừng dừa, trung đội 1 ở cạnh sườn bên trái và trung đội 3 ở trong rừng. Hai trung đội 1 và 2 chạm địch đầu tiên, kế tiếp là trung đội 3 được lệnh xung phong tràn qua cánh đồng ngập nước tiến tới bờ ruộng trước mặt. Phóng viên Bob Poos đã theo sát các xạ thủ M 60 bố trí trên mép đường hầm được đào song song với ruộng lúa mà trung đội vừa băng qua. Cộng quân đang khai triển phòng thủ trong đường hầm này. Giờ H bắt đầu...
Sau đây là phần 2 trình bày về những giờ tử chiến của đại đội A khi bị Cộng quân bao vây, theo ghi nhận của phóng viên Bob Poos.

* Giờ H của các xạ thủ trung đội 3:
Tôi (Bob Poos) bò lui để nhập vào toán những xạ thủ M-60 đã bố trí súng của họ trên mép con đường hầm và đang chuẩn bị khai hỏa... Anh xạ thủ M-60 nhe răng cười và nói: Mẹ kiếp, bố đã chờ lũ con suốt cuộc chiến. Anh bóp cò và Cộng quân rụng xuống như những quân bài đô-mi-nô. Anh ta là một tay súng hết sức lão luyện. Anh bắn từng loạt ngắn. Và khi tất cả địch quân đã ngã gục, anh chậm tay súng lại để bịt mọm và tác xạ trở lại với những địch quân còn di chuyển.
Anh bắn hết cả đạn, viên trợ thủ chuyền thêm cấp số đạn khác. Rồi cả hai cùng nhảy xuống con đường hầm. Tôi đi sát sau họ, trong kia vẫn còn CQ sống sót, chúng tôi kéo xác các Cộng quân khác ra khỏi chỗ và đưa vào các bụi cây. Khi con đường hầm đã dọn sạch, hai trung đội kia của đại đội A ào xuống ruộng lúa và vượt qua. Họ chạm trán phải hỏa lực mạnh của những CQ bắn tỉa thuộc một đơn vị địch núp kín trên ngọn cây. Cộng quân bắn tới từ cánh trái và chạm mặt mình. Không thấy địch đâu cả, trung đội 3 xả súng vào các ngọn cây mà họ biết là có CQ ẩn núp, họ vừa bắn vừa di chuyển về phía trước.
Anh trung sĩ trung đội, người đã nói với tôi mấy phút trước rằng chúng ta phải thắng cho bằng được trận đầu tiên, đứng thẳng người lên trên bờ đất phòng thủ con đường hầm, quân bạn cũng như địch đều thấy được quá rõ, rồi chàng lên hét lên lời cổ võ trong khi chỉ có hai trung đội 1 và trung đội 2 hướng vào điểm phải tiến tới. Toán xạ thủ M-60 bò ra khỏi đường hầm, bố trí sát dọc một bờ gai thấp, không phải để yểm trợ quân bạn mà để tác xạ vào địch quân đang ẩn núp. Một chiến binh chạy bổ tới bãi cát và đã ngã xuống vì nhiều phát đạn AK-47 bắn vào đùi bên trái khi vừa kịp tới chúng tôi. Anh ta nằm mặt đối mặt với tôi thì tôi mới biết đó là anh chàng đã nói chuyện với tôi sáng hôm đó, anh Garcia. Mặc dù đau đớn quá sức dễ sợ, anh chẳng tỏ dấu hiệu gì ngoài mấy tiếng “tôi cần sự giúp đỡ” nói qua hai hàm răng nghiến chặt.
Người chiến binh ấy gọi người cứu chữa. Tôi mò tìm cuốn băng dã chiến trong túi xách và vụng về cố gắng băng bó các vết thương cho Garcia. Bỗng một người nhào tới chúng tôi và nhanh chóng làm cái việc cần thiết ấy, đó là Thomas Cole, chuyên viên cứu thương số 4. Cole đã là một người nổi danh của đại đội A. Anh càng nổi danh hơn trong hai ngày tiếp đó vì bao chiến binh đã cần đến anh. Khó mà biết chính xác anh ta đã cứu bao nhiêu sinh mạng rồi. Anh xé toạc ống quần Garcia ra, rửa sạch các vết thương rồi đặt băng cứu thương lên đúng chỗ. Anh chích cho Garcia một ống morphine rồi hỏi: Bạn không sao chứ " Garcia gật đầu. Ngay khi vừa săn sóc cho Garcia xong, một loạt đạn AK 47 xé rách má trái của anh Cole, sát ngay dưới mắt. Anh không biết được là anh có bị hư con mắt không, anh vẫn rửa sạch vết thương cho mình, tự băng bó lấy, rồi không đếm xỉa gì tới nó nữa để có thể săn sóc các đồng đội khác bị thương.


Lúc này, tất cả chiến binh đã ở cả trên mảnh đất khô nên đại úy Sugdinnis, đại đội trưởng đã gom cả đại đội lại. Vị đại đội trưởng phối trí ban chỉ huy đại đội ở rìa xa con đường hầm có hình quả bom trám độ 100 mét chiều dài và 50 mét chiều ngang. Hầu hết Cộng quân trước đây chiếm lĩnh con đường hầm này đã trốn chạy băng qua một cánh đồng trơ trụi bị gãy ngang bởi những mồ mã và làng xây của một nghĩa địa Việt Nam cổ xưa, để chạy vào dãy hầm trú ẩn cách xa đó vài ba trăm mét và nhìn thấy rõ ràng.
Vào giờ phút đó, vẫn còn những toán Cộng quân ẩn núp ở trên các ngọn cây để bắn tỉa, hay núp ở các hố cá nhân để tiếp tục chống cự, nhưng các Cộng quân này đều lần lượt bị hạ bởi của các chiến binh Không kỵ bắn từng đợt M 16 lên các ngọn dừa hay ném lựu đạn xuống các hố Cộng quân trú ẩn. Tình hình trận địa huống của đại đội A lúc bấy giờ như sau: Đại đội đã đánh bật CQ ra khỏi tuyến đầu, những kẻ còn sống sót đều rút lui vào hầm trú ẩn cách đó vài trăm mét. Nhưng các cánh quân khác của Cộng quân đã được khai triển bao vây bọc sườn đại đội A, và cũng được bố trí làm lực lượng ngăn chận nếu quân Mỹ cố co lui lại.

* Đại đội A bị bao vây:
Đại đội A đã tìm gặp được những đơn vị CQ mà họ truy lùng và địch quân có quân số đông hơn nhiều so với con số mà các bộ phận tình báo đã dự liệu. Tóm lại đại đội A đã bị bao vây và bị thua xa quân số địch.
Súng cối CQ rót những loạt đạn vào quanh vị trí đại đội A. Đại úy Sugdinnis xin pháo binh nòng ngắn tại một căn cứ hỏa lực trong tầm tác xạ áp đảo địch. Nhiếp ảnh viên Henri xuất hiện ngay cạnh tôi và bấm hình vị trí ban chỉ huy. Rồi cả hai chúng tôi rời vị trí và xuống hầm. Chúng tôi nghe những loạt đạn pháo binh tới gần. Nghe tiếng rít, chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ phải chịu trận. Chúng tôi lăn tròn xuống đáy hầm, hai cánh tay ôm lấy đầu và người bị tung lên cả hơn nửa mét khi cả ba quả đạn tung chạm nổ ngay trên bờ hầm. Cả hai chúng tôi bị ngất đi trong chốc lát. Khi tỉnh lại, tôi thấy tai điếc đặc, đầu đau như búa bổ và cả hai đều bị máu chãy ra lỗ tai và lỗ mũi, nhưng không bị thương. Các chiến binh quanh tôi cũng vậy.
Rồi tôi nghe tiếng tiền sát viên hét lên trong máy vô tuyến: Quỷ bắt, chận chúng lại, tấn công quá dữ. Nghe thế, Henri nhìn tôi, sửng sốt, miệng lắp bắp: Bob nè, tớ nghĩ rằng vì chuyện này đây mà bọn mình không tới nơi được đúng giờ. Đó là điều cuối cùng tôi muốn nghe, vì rằng hơn hẳn bất cứ người nào tôi biết, Henri rất lão luyện để đánh giá tình hình như vậy một cách bình tĩnh và chính xác. (Phóng viên Henri sinh tại Việt Nam, cha là người Pháp chủ đồn điền, mẹ là người Việt).
Vào đúng trong tình hình nguy kịch, tưởng rằng không còn điều gì tồi tệ hơn có thể xảy ra được, ấy thế mà nó xẩy ra: Trời bắt đầu đổ mưa. Điều đó có nghĩa là rất có thể không có không yểm, mà cũng chẳng có tiếp liệu bằng trực thăng vì rằng ở miền Trung Việt Nam, mưa vào thời gian đó thường rỉ rả ít nhất cả một hai ngày và luôn sau đó là sương mù dày dặc. Thế nhưng các chiến binh vẫn giữ thái độ bình tĩnh y như họ đang được huấn luyện trên thao trường, chứ không phải chiến đấu bỏ mạng trên trận địa.
Qua máy truyền tin, đại đội trưởng Sugdinnis ra lệnh cho các trung đội tấn công mạnh vào các căn hầm. Cả đại đội rất nhiều lần nỗ lực xung phong để cố kiểm soát được các dãy hầm đó, nhưng mỗi đợt tấn công đều bị đẩy lùi bởi hỏa lực các vũ khí nặng cũng nhẹ của địch quân đến ghê khiếp, AK 47 và RPG. Các trung đội khai triển đội hình bò tới những ngôi mộ nhô cao và những tường xây của nghĩa địa để ẩn núp, rồi từ đó tràn lên băng ào tới các dãy hầm, nhưng bị chận đứng ngay và bị đẩy lùi về lại nghĩa địa, để rồi từ đó, tái phối trí để tấn công nữa. Thế nhưng đó là những nỗ lực trong vô vọng. Trong tình hình quân số quá ít mà đại đội phải cố gắng chiếm lĩnh các vị trí súng nặng trong khi không có sự yểm trợ của Không quân và Pháo binh lại quá yếu. Hoạt động Không quân để yểm trợ không thể thực hiện được khi mưa đang rả rích và có thể lớn hơn ngay.
Cuối cùng, đại đội trưởng Sugdinnis phải hủy bỏ cuộc tấn công và điều động binh sĩ của mình co lại trong chu vi phòng thủ. Trong khi ấy, trung sĩ Reid Pike lại biểu thị một hành động can trường nổi bật khác mà trong ngày đồng đội của anh đã chứng kiến nhiều lần: Ba chiến binh bị thương đã cố tìm cách bò tới được sau ngôi cổ mộ, ở đó họ tương đối được an toàn hơn dưới hỏa lực địch từ các căn hầm. Nhưng chắc chắn rồi họ cũng chết đi nếu không có cứu thương. Trung sĩ Pike đã bò băng qua bãi đất trống dưới những làn đạn làm tung tóe đất cát và những loạt nổ của lựu đạn phóng tới. Anh cố lôi một đồng đội về và đẩy xuống hầm an toàn, ở đó Cole đã chờ sẵn để làm nhiệm vụ. Việc làm ấy đã khiến các chiến binh được chứng kiến đã reo hò vui sướng. Rồi tất cả lại lo âu khi Pike một lần nữa lại bò ra khoảng 25 mét tới ngôi mộ, lôi về đồng đội thứ hai. Rồi lại thêm một lần nữa cho người cuối cùng.
Trước khi màn đêm bủa xuống toàn vùng, các chiến binh đại đội A gỡ lấy hết tất cả đạn dược cùng lựu đạn của các đồng đội đã chết hoặc bị trọng thương. Tất cả hiểu rằng việc tái tiếp liệu bằng trực thăng là điều khó có được trong khi đạn dược của họ đã cạn dần…

Kỳ sau: Trận tử chiến của liên quân Việt Mỹ tại thung lũng Ia Drang, Quân khu 2.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.