Hôm nay,  

Cả Trăm Sv Tóc Bạc Lạy Từ Biệt Gs Nguyễn Đăng Thục

11/06/199900:00:00(Xem: 8663)
SÀI GÒN (Cao Sơn tổng hợp) - "Ảnh hưởng cơn bão ở khu vực Đông Bắc biển Đông tạo mưa bão trong suốt mấy ngày. Sáng ngày Chủ Nhật, 6/6/1999 gió bão mạnh cấp 10 và 11 kéo vào thành phố Sài Gòn và các vùng lân cận thế nhưng không ngăn cản hàng trăm môn đồ của người quá cố "chịu trận" với mưa to, gió lớn trong tinh thần "Tôn Sư Trọng Đạo" để cùng tang quyến đưa tiễn linh cửu của một nhà giáo lão thành đến địa điểm nhà hỏa táng." Đó là hình ảnh ghi nhận được tại buổi tang lễ của Cố Giáo Sư Khoa Trưởng Nguyễn Đăng Thục, vừa mới từ trần trong ngày qua.
Nguồn tin từ Việt Nam cho hay giáo sư Nguyễn đăng Thục, vừa mới từ trần ở Sài Gòn vào chiều ngày Thứ Tư mùng 2 tháng 6, 1999, tại nhà riêng.
Nguồn tin trên nói rằng cụ ra đi vào lúc 16 giờ chiều ngày 2-6-99 tại tư gia đường Nguyễn thị Huỳnh, phường 8 quận Phú Nhuận (nhằm ngày 19 tháng tư năm Kỷ Mão), hưởng thọ 92 tuổi.

* Tiểu sử người quá cố
Giáo sư - học giả Nguyễn đăng Thục sinh năm 1908 (Mậu Thân) tại làng Thổ Khối, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh; tự Thúc Thủy, hiệu là Vân Sơn; thụy là Phúc Đạo.
Giáo sư ra đời trong một gia đình có truyền thống nho học và khoa bảng. Thời niên thiếu, tiên sinh theo học ở trường làng. Lên ban trung học học ở trường Albert Sarraut, Hà Nội. Năm 19 tuổi (1927) sang du học tại Pháp, Bỉ và Thụy Sĩ. Năm 1928-1929 đậu tú tài II ban Triết và ban Toán với hạng cao ở Marseilles rồi theo học về kỹ nghệ và khoa học tại Ecole nationale des Arts ở Roubais, bắc Pháp Quốc và đậu kỹ sư hóa học.
Năm 1934, tiên sinh trở về nước viết báo và làm cho nhà máy dệt Nam Định. Khi du học, tiên sinh say mê môn triết học cả đông lẫn tây nên thường dự các lớp giảng về triết ở đại học Sorbonne. Khi làm việc tại Nam Định, tiên sinh quay qua nghiên cứu về triết lý đông phương. Lúc đó đã viết cuốn "Bình giải sách Đại Học" và cuốn "Tinh thần khoa học và đạo học".
Năm 1950 trường Đại Học Văn Khoa đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại Hà Nội và tiên sinh được mời về làm giảng sư môn Triết Học Đông Phương bên cạnh các hoạt động văn hóa và biên khảo báo chí.
Di cư vào Nam, tiên sinh tiếp tục giảng dạy rồi làm Khoa Trưởng trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn những năm từ 1960 đến 1964, đồng thời vẫn tiếp tục các hoạt động văn hóa tư tưởng.
Ngoài chức vụ giáo sư và khoa trưởng trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, cụ Nguyễn đăng Thục còn là giáo sư các trường đại học khác tại Việt Nam thời trước 1975 như Đại học Huế, Đà Lạt, Vạn Hạnh, ĐH Sư Phạm Sài Gòn. Cụ còn là Khoa Trưởng Khoa Nhân Văn của Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Tiên sinh là tác giả của một số sách biên khảo giá trị như "Triết lý nhân sinh Nguyễn công Trứ" (Hà Nội-1950), "Tinh thần khoa học và đạo học" (Hà Nội 1950), bộ "Lịch Sử Triết Học Đông Phương" (gồm 5 tập, Sài Gòn 1956-1960), "Tư Tưởng Việt Nam" (2 tập, Sài Gòn 1967-1979), "Thiền Học Việt Nam" (Sài Gòn 1967), "Thiền Học Trần Thái Tông" (Sài Gòn 1971), cùng một số sách viết bằng ngoại ngữ Anh, Pháp Văn viết về văn hóa tư tưởng Việt Nam.

* Một người thầy tận tâm với nghề nghiệp
Sinh thời, giáo sư Nguyễn đăng Thục là một người thầy tận tâm với nghề nghiệp và gần gũi với các thế hệ sinh viên. Phẩm chất nhà giáo đạo đức của giáo sư đã được học trò kính mến và biết ơn. Suốt thời gian sau 75, giáo sư sống ẩn dật, vui với sách vở, hoa cảnh vườn nhà, an bần lạc đạo.
Ngay khi cáo phó của gia đình được đăng tải trên báo chí trong nước, hàng trăm sinh viên Đại Học Văn Khoa cũ đã đến viếng linh cửu người thầy khả kính. Cựu sinh viên ban Việt Hán và Triết Học Đông Phương, Vũ Hiệp, người được xem như là trưởng tràng sau năm 1975, đã đại diện cho các cực sinh viên hiện diện đọc điếu văn chia buồn cùng tang gia.

* Để tang tập thể
Như tin từ bên Việt Nam gửi qua, cố giáo sư Nguyễn đăng Thục được an táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa thuộc ngoại ô Sài Gòn khu vực Hóc Môn trong ngày Chủ Nhật 6/6/1999, nhằm ngày 23 tháng tư năm Kỷ Mão.
Trong suốt những ngày linh cửu của cố Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục quàn tại tư gia, đã có hàng ngàn sinh viên thuộc Đại Học Văn Khoa Sài Gòn cũng như Đại Học Nhân Văn Vạn Hạnh tấp nập viếng thăm phúng điếu với gia đình. Những vòng hoa cườm được chất đầy căn nhà bé nhỏ của giáo sư, nằm trên con đường Nguyễn Thị Huỳnh là một con đường nhỏ ăn thông giữa hai dường Nguyễn Minh Chiếu và Cách Mạng 1.11.1963 thuộc Quận Phú Nhuận.
Ngoài ra, trong suốt mấy ngày, hàng trăm cú điện thoại, điện tín, thiệp chia buồn được gởi đến tới tấp mà phần đông là của những môn đồ người quá cố ở khắp nơi trên thế giới.
Vào sáng cuối cùng, mặc dầu các tin tức khí tượng đưa ra, thời tiết có nhiều mưa gió như đã nói trên, hàng trăm sinh viên cũng đã có mặt để tiễn đưa người thầy kính yêu của họ một lần chót.
Đặc biệt, tất cả Sinh Viên Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, nam thì mặc áo chemise trắng quần đen, thắt cà-vạt đen, nữ mặc áo dài trắng và…

* Một rừng tóc bạc


Những người tham dự đám tang ghi nhận, đây là đám tang chiếm kỷ lục người tiển đưa với một "rừng tóc bạc". Vì bởi người học trò trẻ nhất của Cố Giáo Sư Thục thì nay cũng đã "tròm trèm" ở cái tuổi "lục thập nhi nhĩ thuần" là Nguyễn Phương, 55 tuổi. Người già nhất là Giáo Sư Nguyễn Trí Tài, 73 tuổi, là học trò của "Thầy Thục" từ năm 1952-1954 ở Đại Học Văn Khoa Hà Nội, mà sau này cũng là giáo sư Đại Học Văn Khoa Saigon. Tất cả, đều thắt khăn tang.

* Đồng tế lạy "Thái Sơn Kỳ Đồi"
Một chi tiết đặc biệt khác được ghi nhận trong ngày di quan là hàng trăm cựu sinh viên Văn khoa sau khi làm lễ phát tang tập thể đã cung kính đặt trước linh cửu một một bức đại trướng chiều dài 1,8 mét, chiều ngang 1 mét trên nền vải đen với bốn chữ Hán thật lớn "Thái Sơn Kỳ Đồi Hồ!".
Theo một giáo sư vào bậc trưởng thượng thì 4 chữ này trích từ trong sách nói về Đức Khổng Phu Tử. 4 chữ này, được Đức Khổng Tử nói ra trước giờ phút lâm chung của một bậc hiền giả thời đó. Bốn chữ nói trên được trích từ trong sách Lễ Ký ở thiên Đàn Cung phần thượng. Theo Lễ Ký thì Đức Khổng Tử nói với thầy Tử Cống nguyên văn như sau:

"Thái Sơn Kỳ Đồi Hồ! (có thể dùng "Kỳ Tồi")
Lương Mộc Kỳ Triết Hồ!"

(Ghi chú của TS: Thái Sơn: bậc hiền giả, thánh hiền - Kỳ: ấy - Tồi hay Đồi: đổ sập, đổ - Hồ: ta thán, thương tiếc - Năm chữ "Thái Sơn Kỳ Đồi Hồ!" có nghĩa "Bậc Hiền giả, Thánh hiền ấy nay đã đổ sập rồi!")

* Cựu sinh viên Văn Khoa tại hải ngoại tổ chức truy điệu
Ngoài ra, tin tức cũng cho hay tại Quận Cam, một buổi lễ truy điệu để ghi nhớ công ơn vị thầy của nhiều lớp sinh viên các trường Đại Học Văn Khoa Việt Nam sẽ được tổ chức tại Phòng Sinh Hoạt nhật báo Người Việt, 14891 Moran St., Westminster, vào ngày Thứ Bảy 12-6 hồi 8 giờ tối do nhóm thân hữu văn khoa đứng ra tổ chức. Kính mời quí vị cựu giáo sư, cựu sinh viên các trường đại học Văn Khoa Việt Nam và thân hữu đến dự.
Trong lúc đó, các sinh viên Viện Đại Học Vạn Hạnh trong ngày qua cũng thành lập một phái đoàn để đến Nam Cali tham dự lễ truy điệu cố Gs Nguyễn Đăng Thục.

* Lễ mừng Đại Thọ
Tưởng cũng cần nhắc lại, cách đây hơn hai năm, sau chuyến về thăm gia đình ở Việt Nam, một cựu sinh viên Văn Khoa Sài Gòn, hay biết các bạn đồng trường đang chuẩn bị lễ mừng Đại Thọ 90 tuổi cho Gs Nguyễn Dăng Thục. Khi trở về Mỹ, sinh viên này thông báo sự kiện trên cho các bạn Văn khoa hải ngoại biết. Sau đó, với nổ lực vận động của Sv Phạm Tài Tấn và Nguyễn Văn Tấn, các cựu sinh viên Văn khoa tại hải ngoại đã cùng nhau đóng góp một số tiền nhỏ để gởi về tiếp tây với các bạn ở trong nước tở chức lễ chúc thọ và làm qua mừng thầy cô Thục. Được biết, ban tổ chức đã chúc thọ cả Thầy Cô cùng một lúc vì Cô Nguyễn Đăng Thục vào khi ấy đã thượng thọ 80 tuổi.
Lễ chúc thọ thầy cô Thục được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 2/3/1997 tại tư gia của giáo sư. Ngoài số 20 cựu sinh viên hai trường Văn Khoa và Sư Phạm Sài Gòn ở Sài Gòn và các vùng phụ cận đến chúc mừng, còn có một cựu nữ sinh viên Văn Khoa từ Mỹ về đại diện cho nhóm sinh viwên Văn Khoa tại Canada, Pháp, Úc, Nhật và Hoa Kỳ mang thư và hoa về đúng vào ngày khánh thọ.
Trong lễ chúc thọ, Gs Nguyên Tri Tài, 71 tuổi, với tư cach niên trưởng trong nhóm môn đồ đã lên chúc thọ thầy, cô và không quên ôn lại kỷ niệm xưa ở Đại Học Văn Khoa Hà Nội và Sài Gòn. Nữ Sv Tuyết Hoa, vào lúc đó đã ngoài 50 tuổi, từ hải ngoại về, đã đại diện cho các Sv Văn Khoa tại hải ngoại lên dâng lẵng hoa hồng đỏ, có hàng chữ "sinh viên Văn Khoa cũ ở hải ngoại kính mừng thầy cô" cùng một số tiền biếu thầy.
Riêng các sinh viên trong nước thì kính mừng thầy, cô một mâm trái cây lớn (ngũ quả), một hộp kính to đựng cái khánh vàng chữ Thọ và hai chai rượu, hai hộp trà và một hộp bánh.

* 90 tuổi còn giảng triết
Trong buổi lễ chúc thọ, Gs Nguyễn Đăng Thục tuy gầy gò nhưng còn mạnh khỏe. Ông đi lại không cần chống gậy. Giọng nói của ông vẫn con rõ ràng, mạch lạc. Hôm chúc thọ, Gs Thục đã nói lời nhắn nhủ dài suốt hơn 20 phút, y như Gs đang giảng một khóa Triết Đông trên giảng đường Văn Khoa ngày nào.
Cùng dạy ở Văn Khoa với Gs Thục, có Gs Nguyễn Khắc Hoạch, cũng là Khoa Trưởng sau Gs Thục, hiện ở Little Saigon và Gs Nguyễn Khắc Kham, hiện cư ngụ tại San Jose. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, Gs Nguyễn Khắc Kham có cùng tuổi với cố Gs Thục. Đối với Gs Thục thì Gs Kham là... "bạn thời để chổm." Lúc còn sinh tiền, mỗi lần phát hành một quyển sách nào, Gs Thục dành riêng một cuốn thuộc ấn bản đặc biệt và đề: "tặng bạn thời để chổm." Tóm lại giữa hai vị Gs được xem là "đại thụ" của đại học Văn Khoa Sài Gòn đã có tình cảm rất mật thiết.
Tiếp chuyện với chúng tôi khi đề cập đến việc ra đi của Gs Thục, Gs Nguyễn Khắc Kham đã không nén được sự xúc động.

Được biết thi hài Gs Thục sẽ được hỏa thiêu và sau đó sẽ được rải trên sông Sài Gòn theo di chúc của Gs luc còn sinh tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.