Hôm nay,  

Thương Chiến và Văng Miểng

09/06/201900:00:00(Xem: 3708)
Chiến tranh thương mãi căng thẳng hơn… có vẻ như vẫn chưa tới mức xài tới những chiêu sát thủ. Có thể vì chờ đợi thương thuyết? Bởi vì cả Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Chủ Tịch TQ Tập Cận Bình đều tin là sẽ cò kè mặc cả thêm được? Nghĩa là mọi chuyện sẽ còn kéo dài…

Trước tiên, nông dân Mỹ lo ngại. Tạp chí National Review kể rằng hồi năm 2013, thu nhập nông trại Hoa Kỳ là 123 tỷ đôla. Năm 2019, dự toán sẽ chưa tới 70 tỷ đôla. Nghĩa là, lợi tức nông nghiệp Hoa Kỳ lãnh đạn, giảm gần phân nửa. Thiệt hại sẽ lớn hơn, nếu tính ra ngoài nông sản, nghĩa là tính cả kỹ nghệ liên hệ nông nghiệp, hay các kinh doanh dịch vụ liên hệ.

Thí dụ, thành phố Sioux Falls, thuộc tiểu bang South Dakota, một trong các thành phố miền Trung Tây xinh đẹp, nơi phố chính là các quán rượu, các tiệm ăn nhỏ, các cửa tiệm tạp hóa hay tiệm bán kỷ vật cho du khách, các siêu thị… Thị trấn này cũng sống nhờ đậu nành và các nông sản khác. Bây giờ là ảm đạm, thê thảm, sau khi Trung Quốc không mua đậu nành nơi đây nữa.

Scott VanderWal, một nông dân có 4 thế hệ ở South Dakota và là phó chủ tịch hội American Farm Bureau Federation, nói rằng không chỉ thiệt hại cho các nông  trại, toàn bộ sinh hoạt các thị trấn nông nghiệp đều rung chuyển.

Bản tin CNBC ghi lời James McCormack, chủ tịch toàn cầu công ty lượng định trị gia tín dụng Fitch nói rằng ông sợ rằng trận thương chiến giữa Mỹ-TQ sẽ không kết thúc sớm. Ông thuyết trình trong hội nghị kinh tế quốc tế St. Petersburg International Economic Forum (SPIEF) tại Nga hôm Thứ Năm 6/6/2019 rằng hai bên kình nhau, và đang đẩy cả hai bên vào vị trí khó khăn hơn, và rồi kinh tê cả thế giới cũng sẽ suy giảm.

Bản tin khác của CNBC nói rằng nếu TQ ra  tay quyết liệt hơn, cấm bán iPhone trên lãnh thổ TQ, thì công ty Apple sẽ mất 1/3 trị giá. Nhưng chưa có vẻ gì như TQ muốn đánh tới cùng, vì thương thuyết sẽ là cách gỡ bế tắc.

Trong khi đó, trên báo Channel News Asia của Singapore, Khoa trưởng Khoa Kinh Tế Zhang Jun của Đại học Fudan University ở Thượng Hải, nói rằng nếu chỉ vì chênh lệch thương mại thì TQ sẵn sàng thương thuyết, nhưng có vẻ như là thương chiến Mỹ-TQ không hoàn toàn là chuyện cân bằng xuất nhập cảng hai nước, mà rõ ràng là bao gồm cả chiến tranh khoa học kỹ thuật để chiếm thị trường thế giới và tranh vị trí bá vương để khống chế các nước nhỏ. Như thế sẽ khó nhường nhau lắm.

Trong khi đó, Đài VOA  hôm Thứ Năm 6/6/2019 loan tin: Trung Quốc sẽ chiến đấu tới cùng nếu Mỹ quyết định leo thang căng thẳng thương mại, Bộ Thương mại Trung Quốc cảnh báo ngày 6/6 giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump lặp lại lời đe dọa đánh thuế lên thêm 300 tỷ đô la trị giá hàng Trung Quốc nữa.

Trước tiên, thấy rõ là kinh tế Việt Nam hưởng lợi. Bản tin từ thông tấn Nga Sputnik News ghi rằng: Giới đầu tư chuyển một phần vốn sang Việt Nam do thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc.

Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington dẫn đến việc một phần đầu tư từ Trung Quốc bắt đầu tràn vào Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết.

"Hiện tại, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các nhà đầu tư chuyển vốn khỏi Trung Quốc và bắt đầu đầu tư vào các nước Đông Á khác, trong đó có cả Việt Nam. Có vẻ như Việt Nam có lợi  từ việc này, nhưng điều này chỉ trong triển vọng ngắn hạn" - ông nói tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF).

Trong khi đó, tạp chí kinh tế The Leader nhận định: Thương chiến Mỹ-Trung có thể khiến GDP giảm 6.000 tỷ đồng trong 5 năm tới. Con số 6.000 tỷ đồng VN là tương đương 258 triệu đôla Mỹ trong 5 năm tới.  Trong khi đó, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ghi rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là một trong bốn đám mây bao phủ kinh tế thế giới. Nếu chiến tranh thương mại kéo dài sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 3,5% xuống 3,2%.

Mặt khác, thông tấn Nhật bản NHK ghi nhận: Hãng điện tử Sharp đang lên kế hoạch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam hoạt động sản xuất máy tính cá nhân xuất sang Mỹ. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một gia tăng.

Các nguồn tin cho đài NHK biết Sharp dự định tạm thời chuyển hoạt động sản xuất máy tính cá nhân sang Đài Loan, sau đó sẽ chuyển hoạt động chế tạo sang một nhà máy mới ở Việt Nam. Nhà máy này dự kiến bắt đầu hoạt động từ tháng 10.

Sharp ban đầu có dự định sản xuất linh kiện điện tử tại nhà máy ở Việt Nam. Tuy nhiên, hãng dường như đã thay đổi loại sản phẩm sẽ được sản xuất trong bối cảnh mâu thuẫn thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn.

Công ty cũng đang cân nhắc chuyển từ Trung Quốc sang Thái Lan hoạt động sản xuất thiết bị văn phòng đa chức năng xuất sang Mỹ.

Sharp cũng từng xem xét chọn Mexico làm nơi chế tạo mới cho bảng điện tử có màn hình tinh thể lỏng. Tuy nhiên, công ty đang cân nhắc lại kế hoạch này do chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ tăng thuế quan đối với Mexico.

Tuy nhiên, một số công ty TQ vẫn trụ vững vàng… Báo Lao Động kể về trường hợp: Huawei hé lộ "choáng váng" về hợp đồng 5G giữa thương chiến Mỹ - Trung.

Huawei giành được 46 hợp đồng triển khai 5G thương mại ở 30 nước trên thế giới. Huawei tuyên bố đã gửi đi hơn 100.000 trạm 5G, dẫn đầu trên thế giới về số lượng này. Hãng cũng khẳng định đã chuẩn bị tốt cho việc đưa 5G ở Trung Quốc vào sử dụng cho mục đích thương mại.

Trong khi đó, thông tấn  Pháp RFI kể: Cây bút xã luận Alain Frachon, trên báo Le Monde ngày 01/06/2019 mỉa mai nhận địn : Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đến giờ «tính sổ lẫn nhau».

RFI ghi rằng cử tri Mỹ ủng hộ Donald Trump và một bộ phận đảng Dân Chủ cho rằng 40 năm toàn cầu hóa theo xu hướng tân tự do được Ronald Reagan khởi xướng năm 1980, đã giúp cho Trung Quốc trỗi dậy nhưng lại nhấn chìm nước Mỹ xuống hố sâu. Do vậy cần phải «kềm hãm» Trung Quốc. Chiến lược này đã được bắt đầu dưới thời tổng thống Barack Obama.

Tổng thống thuộc Dân Chủ muốn ngăn chận các tham vọng của Trung Quốc trong vùng châu Á – Thái Bình Dương bằng dự án Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP : Một liên minh khu vực về kinh tế và chiến lược mà Trung Quốc không được mời dự. Ấy vậy mà ông Trump đã từ bỏ để rồi sau đó thú nhận lấy làm tiếc và khởi động lại cuộc đối đầu.

Một cách tự nhiên, cuộc đối đầu dần chuyển sang lĩnh vực công nghệ cao. Trung Quốc đang đe dọa – không biết đúng hay là sai – một trong những trụ cột của sức mạnh Hoa Kỳ : Khả năng sáng tạo tương lai. Vụ Hoa Vi thể hiện rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa công nghệ và an ninh quốc gia, giữa những bộ vi xử lý và các loại vũ khí hiện nay cũng như là trong tương lai. Do vậy, xung đột không còn là chuyện cán cân thương mại nữa mà là cân bằng chiến lược thế giới.

Mỹ còn một độc chiêu khác để chọc giận TQ: Đài Loan.

Bản tin RTI kể: Theo hãng thông tấn Reuters đưa tin, Mỹ định bán cho Đài Loan một lô vũ khí bao gồm 108 chiếc xe tăng Abrams M1A2, 1.240 hỏa tiễn TOW, 409 hỏa tiễn Javelin tự dẫn đến mục tiêu và 250 hỏa tiễn Stinger phòng không. Ngày 6-6 Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, 4 hạng mục vũ khí nằm trong dự án mua của Mỹ được nêu bên trên, Bộ Quốc phòng đã đề xuất “Thư yêu cầu chấp nhận một giá chào” (LOR for LOA), hiện nay đều chiếu theo trình tự liên quan của dự án bán vũ khí để chấp hành, có tiến độ bình thường. Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, Mỹ dựa trên “Luật Quan hệ Đài Loan” và “6 điều cam kết đối với Đài Loan”, tiếp tục cung cấp vũ khí phòng thủ quốc phòng cho Đài Loan, như vậy sẽ giúp ích trong việc nâng cao chiến lực quân đội và củng cố quan hệ đối tác an ninh Đài Loan – Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì ổn định hòa bình của khu vực.

Trong khi đó, kinh tế TQ suy yếu thì ngành du lịch VN cũng bị văng miểng. Theo tin từ Sputnik/The Leader, ngành du lịch VN mất đà tăng trưởng vì khách Trung Quốc. Sự phụ thuộc quá lớn vào khách du lịch Trung Quốc đang kéo đà tăng trưởng du lịch Việt Nam chậm lại đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm nay ước đạt gần 7,3 triệu lượt, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2018. Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn nhiều mức tăng của những năm trước khi 5 tháng đầu 2018, lượng khách quốc tế tăng tới 27,6% và con số của 5 tháng đầu 2017 là gần 30%.

Nghĩa là, nhiều lĩnh vực kinh tế VN bị văng miểng…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.