Hôm nay,  

Biển Đông: TQ Hút Dầu

02/06/201900:00:00(Xem: 3674)
Trần Khải

 

Tăng tốc hút dầu Biển Đông… công ty dầu quốc doanh Hoa Lục sẽ tăng tốc hút dầu Biển Đông… Tình hình đang căng thẳng sẽ nóng bỏng thêm nơi các vùng Biển Đông đang tranh chấp…

Theo tạp chí UpStream Online của kỹ nghệ dầu hỏa, công ty dầu khí quốc doanh CNOOC (China National Offshore Oil Corporation) của Trung Quốc thông báo sẽ tăng sản lượng dầu và khí đốt khai thác từ Biển Đông khoảng 60% trong vòng 6 năm tới, dự kiến thực hiện 6 dự án mới vào năm 2025.

Hiện chưa rõ các dự án mới sẽ lạm vào vùng biển nào của các nước láng giềng hay không. Nhưng thấy rõ là khi Biển Đông chật chội hơn, những xung đột dễ dàng bùng nổ hơn. Đó là chưa kể các điểm nóng khác.

Báo Anh quốc The Express cho biết Trung Quốc bày tỏ giận dữ rằng Mỹ đang “chơi với lửa” vì hỗ trợ cho một nước Đài Loan độc lập. Cảnh cáo từ Bắc Kinh đưa ra trước khi hai lãnh đạo hai nước lớn gặp nhau: Bộ Trưởng Quốc Phòng TQ Wei Fenghe sẽ họp với quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan.

Bản tin khác của báo The Express cũng ghi lời các quan chức TQ bày tỏ giận  dữ vì lời Úc châu tố cáo phi công Úc trong khi bay trên vùng Biển Đông đã nhiều lần bị  tia laser chiếu từ dưới các tàu biển của ngư dân TQ, cũng có thể hiểu là dân quân hải thuyền TQ, chiếu lên quấy rối.

Euan Graham, thuộc viện nghiên cứu chiến lược Australian Strategic Policy Institute, viết trên một trang blog của The Strategist  rằng ông có mặt trên chiếc chiến hạm mà từ đó một phi cơ Úc hoạt động và phi cơ này bị chiếu laser quấy rối. Ông không trực tiếp chứng kiến, nhưng được nhiều phi công Úc kể lại rằng họ nhiều lần bị tia laser chiếu lên quấy rối từ vùng Biển Đông. Lúc Graham có mặt trên tàu chiến HMAS Canberra, một trực thăng hạ cánh trên tàu nàu thuộc về Lực lượng Hải quân Hoàng gia Úc châu, trong khi tàu chiến này hoạt động trong một chiến dịch dài ba tháng trên hai vùng Biển Đông và Biển Đại Tây Dương; chiến dịch mới kết thúc tuần này.

Thường thì ngoài biển, ngư dân sử dụng tia laser để báo động cho nhau coi chừng đụng tàu để khỏi tới gần quá. Nhưng chuyện lấy tia laser chiếu lên quấy rối phi công thì hiển nhiên là vô lý.

 

Graham nói rằng dân quân biển Hoa Lục cố ý dùng tia laser chiếu lên quấy rối phic ông Úc, xem như vùng Biển Đông là của riêng TQ.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng TQ Wu Qian trong buổi họp báo thường kỳ lập tức nói rằng chính phủ Uc châu nên “tự xem lại mình” trước khi chỉa ngón tay vào các nước khác.

Sau khi tố cáo dân quân biển TQ  chiếu tia laser quấy rối, Bộ Quốc Phòng Úc châu nói rằng phi cơ trên vùng Biển Đông lại bị chiếu tia laser quấy rối nhiều hơn.

Bay giờ mọi người đang chờ đợi xem kết quả những gì xảy ra trong hội nghị Shangri-La tuần này tai Singapore, khi các viên chức cao cấp nhất của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và Hoa Lục đưa ra các viễn kiến về Châu Á, và cụ thể là về Biển Đông, theo tin của báo Bloomberg.

Người ta chờ đợi nghe hai bài diễn văn chính trong hội nghị của Bộ Trưởng Quốc Phòng TQ Wei Fenghe và quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan.

Hội nghị đó có tên là The Shangri-La Dialogue (Diễn Đàn Đối Thoại Shangri-La) – tổ chức bởi viện nghiên cứu International Institute for Strategic Studies.

Riêng phần Việt Nam, ai cũng biết sẽ giữ vị trí trung lập, hệt như truyền thống đu dây nhiều năm nay giữa Mỹ và TQ. Nhưng trong tình hình TQ tràn vào Biển Đông hút dầu, chưa rõ những gì có thể xảy ra, và do vậy chưa rõ VN sẽ phản ứng ra sao.

Trong khi đó, thông tấn NHK cho biết Nhật Bản và VN sẽ kết thân hơn: Hôm thứ Năm tuần qua, tại Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Kono Taro hội đàm với Phó Thủ tướng CSVN kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, trong đó thảo luận về nhiều lĩnh vực.

Hai bên tái khẳng định tăng cường quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng thông qua trao đổi các đoàn cấp cao, như chuyến thăm của Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka. Bộ trưởng hai nước cũng hoan nghênh việc Nhật Bản sẽ mở văn phòng lãnh sự tại Đà Nẵng vào tháng 1/2020.

Tại sao Đà Nẵng? Cần ghi nhớ rằng Đà Nẵng là nơi có huyện đảo Hoàng Sa, nhưng chỉ trên giấy bởi vì  Hải quân TQ đã chiếm Hoàng Sa từ năm 1974 rồi. Hay chỉ đơn giản vì có nhiều doanh nhân Nhật Bản tại Đà Nẵng? Hay mang ý nghĩa biểu tượng nhắn gửi về TQ thế nào đó?

Trong bối cảnh Việt Nam sẽ là Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, hai bộ trưởng Nhật-Việt đã trao đổi ý kiến về an ninh khu vực như vấn đề Bắc Triều Tiên và các vấn đề liên quan đến Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Hai bên nhất trí rằng cần phải tuân thủ hoàn toàn các nghị quyết của Liên Hợp Quốc về phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên.

Ông Kono đề nghị Việt Nam hiểu và hợp tác để giải quyết càng sớm càng tốt vấn đề công dân Nhật Bản bị Bắc Triều Tiên bắt cóc. Đáp lời, ông Phạm Bình Minh bày tỏ ủng hộ lập trường của Nhật Bản trong vấn đề này.

Trước khi cuộc gặp của hai bộ trưởng đã diễn ra hội nghị lần thứ 11 của ủy ban hợp tác Nhật Bản - Việt Nam. Tại hội nghị, hai bên đồng thuận đẩy mạnh trao đổi nhân lực giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực lao động, văn hóa và đào tạo tiếng Nhật.

Hai bên khẳng định tư cách lưu trú kỹ năng đặc định mới của Nhật Bản, bắt đầu từ tháng 4 vừa qua, sẽ góp phần quan trọng giúp tăng cường trao đổi nhân lực giữa 2 nước. Hai bên cũng đồng thuận tiếp tục hợp tác trong xử lý các công ty xuất khẩu lao động và nghiệp đoàn kém chất lượng.

Trong khi đó, có một tiên đoán rằng xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông, theo thông tấn RFI.

Trên trang mạng Asiatimes, ngày 22/05/2019, với bài viết có tựa «Xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông», Richard Javad Heydarian, nhà phân tích chính trị, ngoại giao khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã khẳng định như trên.

Richard Javad Heydarian, đồng thời là giảng viên khoa học chính trị tại đại học De La Salle và đại học Ateneo de Manila, Philippines. Ông cho rằng vào lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gia tăng cường độ, một mặt trận thứ hai với nguy cơ xung đột cao giữa hai cường quốc đang dần dần hình thành tại Biển Đông và có thể buộc những quốc gia trong khu vực phải tỏ rõ quan điểm địa chính trị của mình.

Trung tuần tháng Năm, một chiến hạm Mỹ được trang bị tên lửa dẫn đuờng đã đi tuần tra gần vùng bãi đá Scarborough, bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 2012 nhưng Philippines khẳng định có chủ quyền. Đây là lần thứ hai, trong vòng một tháng, tàu chiến Mỹ hoạt động tại vùng biển này, nhân danh tự do hàng hải và nhằm tỏ thái độ chống lại chính sách của Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ồ ạt các thực thể đang có tranh chấp tại Biển Đông.

Đầu tháng Năm, hải quân Mỹ-Philippines lần đầu tiên đã phối hợp luyện tập tìm kiếm và cứu hộ cũng gần bãi đá Scarborough. Cách đó chưa đầy 5 cây số, các tàu tuần duyên Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ cuộc luyện tập này.

RFI ghi rằng, theo tác giả Richard Javad Heydarian, Trung Quốc có lý do để lo ngại: Trong tháng Tư, hải quân Mỹ-Philippines đã tập trận chung với giả định giành lại quyền kiểm soát một hòn đảo bị chiếm giữ. Một số chuyên gia cho rằng các cuộc tập trận, luyện tập cho thấy trong tương lai, tuần dương Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng hơn tại vùng biển này.

Trong năm nay, Trung Quốc đã gia tăng triển khai lực lượng hải quân và bán quân sự tại Biển Đông, gây nhiều lo ngại về nguy cơ va chạm, xung đột với những quốc gia nhỏ bé hơn, có tranh chấp chủ quyền trong khu vực.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đẩy mạnh việc hợp tác với hải quân các đồng minh, đối tác. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ cùng với Nhật Bản, Ấn  Độ và Philippines, ngày 09/05, đã tiến hành tập trận chung trong khuôn khổ hoạt động tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải, thể hiện cam kết chung là «thúc đẩy hợp tác hàng hải trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa».

Các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với Philippines và các nước khác trong vùng đã làm dấy những phản ứng từ phía các nước phương Tây. Hồi tháng Tư, hải quân Pháp tự tiến hành chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải tại Biển Đông. Tàu chiến Pháp còn đi qua cả eo biển Đài Loan.

Chính phủ Việt Nam bề ngoài vẫn lặng lẽ như chưa hề thấy sóng gió.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.