Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả - Phần Ii

07/07/200100:00:00(Xem: 4159)
Những cái không tương xứng của một vài tên tuổi

Có thể những nhận xét sau đây của tôi sẽ làm cho độc giả khó chịu, vì tôi đã đi vào quá chi tiết. Mạnh mẽ hơn, không khéo sẽ có vị cho rằng tôi đã vạch lá quá kỹ để tìm những gì không cần thiết. Tuy biết thế, nhưng tôi lại nghĩ, nếu những dữ kiện nhỏ nhoi này đi đối với những người bộc trực bình thường khác, thì không chỉ riêng tôi, mà mọi người sẽ dễ dàng thông cảm và chả quan tâm làm gì! Hơn nữa, nhân loại nói chung, dễ mấy ai thường khi nhìn thấy rõ chính mình, nên sơ sót và lỗi lầm nếu có là chuyện đương nhiên. Nên tôi mạo muội nêu ra những suy nghĩ của cá nhân mình. Chỉ dám ước mong những người liên hệ rộng lòng thể nhận những khác biệt, để tên tuổi của quý vị là những điểm son trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do Hải Ngoại. Ít nhất cũng trong số kiếp, không thể chọn lựa này.

1. Ông Trịnh Nhật với bài "Thầy tôi: một giấc ngủ dài". Bài này đăng trong Văn Học số 179 (trang 44-49). Nội dung của bài viết nhằm ghi lại nhiều chi tiết liên quan đến những riêng tư, để tưởng niệm giáo sư Nguyễn Đình Hòa đã quá cố. Vì bài viết của ông Trịnh Nhật đã đăng trên báo chí, nên dĩ nhiên đối với công chúng, nó không còn mang một ý nghĩa kín đáo và riêng biệt như một "tư văn". Do đó độc giả có quyền đề cập đến, mà không sợ vi phạm những thể lệ dân chủ cần có khi nói những gì thuộc về cá nhân tác giả. Miễn không đào rộng ra ngoài những trình bày của bài viết.

Tôi xin thông qua những chi tiết riêng tư giữa ông Trịnh Nhật và cố giáo sư Nguyễn Đình Hòa, một vị thày uyên bác và khả kính đối với hàng ngàn môn sinh khắp đó đây. Tôi chỉ xin nhắc đến vài vấn đề chính, khiến cho tôi cảm thấy, những cái không tương xứng với danh vị khoa bảng mà ông Trịnh Nhật đã xưng tụng: "Phó tiến sĩ hạng ưu về ngữ học" (trang 48 hàng 12).

Có vẻ nghiêng về khảo luận hơn là tưởng niệm: Khi đọc xong bài viết của ông Trịnh Nhật, tôi bị choán ngộp bởi những phụ đề tiếng Anh, tràn ngập khắp các câu, các đoạn. Những danh từ rất thông thường mà ông cũng mở ngoặc cho tiếng Anh vào, biến chủ đích của nội dung lạc sang một bên, không khác gì một bài khảo cứu về một đề tài mới lạ, quá chuyên môn, cần phải có tiếng Anh đính kèm, để người đọc dễ dàng học hỏi thêm tiếng Anh. Ở đây trong khuôn khổ một bài tưởng niệm, tôi thiết nghĩ những đính kèm ấy không cần thiết, phải chi nó xuất hiện ở một trang dạy kèm tiếng Anh thì nó phù hợp với vị trí và vai trò của nó hơn. Hơn thế nữa ghi chú như thế dễ tạo ra một sự liên tưởng đến trình độ tổng quát của độc giả, một khía cạnh rất tế nhị cần có của một bài báo, nhất thiết phải lưu ý. Như nào là: máy nhắn tin (answering machine), suy tim (heart failure), chụp siêu âm (ultra sound), tâm thần học (psychiatrist), máy trợ sinh (life support), khu hồi sinh cấp cứu (intensive care unit)... và một chi tiết đặc biệt khác, khi ông dịch cái bằng MA ra thành phó tiến sĩ.

Một người như ông Nhật suốt đời sống với Quốc Gia, ăn cơm mòn răng với gạo miền Nam, được VNCH cho du học, ngay khi viết tin cho đài BBC cũng vui hưởng tự do. Không thấy có ngày nào học hỏi hay làm việc cho Việt Cộng, thế mà làm như ông không biết, đó là cái bằng cao học, đã có cử nhân và học thêm 2 năm thì có MA. Hay là tại người ta thấy có dính tới chữ Tiến Sĩ thì oai hơn"! Đồng ý MA thì bước thêm một bước nữa là Ph.D. Nhưng một bước nữa đó nó dài, cần học hỏi thêm nhiều lắm ông à!

Một số chữ viết lập dị: Tôi biết Việt Nam mình chưa có một Hàn Lâm Viện, cho nên chúng ta còn có những chữ viết chưa hoàn toàn thống nhất. Bởi thế có những người viết theo ý riêng của mình thì không có thể nào quả quyết cho là sai. Ở đây tôi không bàn tới các ông Nguyễn Hiến Lê hay Nguyễn Ngu Í, vì chưa bao giờ các ông ấy biểu mình như là một nhà ngôn ngữ học. Trường hợp ông Trịnh Nhật thì khác, là vì ông Trịnh Nhật đã là bậc thầy về ngôn ngữ. Ông đã theo đuổi ngành này ngay từ thời học đại học ở Việt Nam (văn khoa 1960). Mặc dù ngữ học của ông nặng về tiếng Anh, nhưng cũng có phần nghiên cứu "ngữ học Việt Nam" (hàng cuối trang 47). Vì vậy, chữ Việt của ông nhất định phải chính xác, phù hợp với đại đa số người Việt. Ngay từ thời tiểu học, viết chính tả là một cách tập cho học sinh viết đúng với những mẫu mực căn bản. Chắc ông Trịnh Nhật cũng phải trải qua mẫu mực này mới có được cái bằng tiểu học. Tôi chưa bao giờ thấy sách giáo khoa, có những chữ như ông đã cố tình viết ra, với danh vị một giáo sư tiếng Việt. Nếu dạy tiếng Việt cho sinh viên ngoại quốc thì lại càng tệ hại hơn, vì tiếng Việt của ông chỉ đúng với một thiểu số người Việt, đếm có thể chưa đầy 10 ngón tay"! Nếu so với dân số Việt Nam thì tỉ lệ quá nhỏ nhoi! Những chữ như: niên kỷ, tiếng Mĩ, nhiệm í, kì thị, hành lí, đắc í, hồi kí, Hoa kì. Nhưng có chỗ lại viết là: chữ Mỹ (trang 45 hàng 25), văn minh Mỹ (trang 48 hàng 1). Đúng là tiền hậu bất nhất!

Trên đây toàn là những chi tiết quá cặn kẽ, không liên quan gì đến đời sống thường nhật của chúng ta. Nhưng tôi cố trình bày một cách ngắn gọn và khái quát, không ngoài mục đích xin ông Nhật nhín chút thời giờ xem lại. Nhìn lại những phát biểu của ông có phần tự tin quá đáng chăng" Chắc chắn ông nhìn thấy mọi người đứng trước ông một cách dễ dàng, nhưng làm sao thoát ra khỏi mình, để nhìn thấy chính mình, cái đó hoàn toàn khó. Không hẳn có nhiều bằng cấp cao mà bảo đảm làm được. Nội một bài viết ngắn gọn thôi, nếu đem phân tích đủ mọi khía cạnh thì chúng ta sẽ nhận được nhiều ý kiến phê bình khác nhau. Càng soi rọi sẽ càng thấy nhiều hà tì, nhiều lỗi lầm; cuối cùng có thể ngần ngại không dám đưa ra cho báo chí đăng tải. Cá nhân tôi rất mong được học hỏi thêm những kiến thức sâu rộng mà ông đã cơ may thâu lượm được trên những bước đường rong ruổi, đi xa, đi nhiều của ông.

2. Ông Nguyễn Tư Thiếp"! Tôi không dám chắc ông có cái bút hiệu phân nửa tên thật của ông. Nhưng nếu đúng như thế thì năm xưa ông là một giáo sư dạy Việt Văn ở trường trung học Hoàng Diệu, tỉnh lỵ Sóc Trăng"! Sang đây tôi thấy văn phong của ông cũng có hơi hám như vị giáo sư nọ. Có người cho rằng những bài viết của ông thường quá dài dòng, chứa đựng những chi tiết từ chương xa xưa. Chứng tỏ những lý luận triết học nặng ký của ông, hãy còn nguyên vẹn sách vở học trò. Công nhận ông thuộc nhiều "cua triết" của một vài giáo sư tên tuổi thời bấy giờ. Nhưng độc giả kém cỏi như tôi có hơi thất vọng, vì nhận thấy những viết lách của ông chưa tiêu hóa nổi các chồng "cua" của mấy mươi năm về trước, hoàn toàn không có một suy nghĩ sáng tạo nào đi xa hơn sách vở một chút. Nhưng dù sao, những hồi tưởng chuyện này, chuyện kia của ông cũng chả gây thiệt thòi cho ai. Tuy nhiên, độc giả cũng cảm nhận lờ mờ được rằng, ông là người vẫn còn bất mãn với chuyện, ông phải nhập ngũ, phục vụ một thời gian trong quân đội. Qua ngòi bút của ông, thấy còn cay cú với các chuyện năm xưa. Nhất là chuyện có dính chút ít về địa danh Đà Lạt"! Hãy để nơi ấy bình yên, Diễm Xưa ướt át làm gì" Từ lâu tôi có cảm tưởng, ông là người có những suy tư nặng ảnh hưởng của những phe phái phản chiến, lãng mạn"

Bất chợt gần đây, thấy ông đứng ra tổ chức đêm văn nghệ hát nhạc Trịnh Công Sơn. Khi có người bình luận xa gần, thì ông lại nổi nóng. Ông đã ngang nhiên viết thành lời, cho rằng Việt Cộng tổ chức văn nghệ tùm lum, dán quảng cáo đầy đường. Sao không thấy ai phản đối" Câu hỏi của ông đã được trả lời minh bạch, tôi xin khỏi tốn kém lời lẽ ở đây. Tôi viết mấy chữ xa xôi này, vì đã vô cùng ngạc nhiên, không ngờ một người ít nhất cũng có trình độ, là một giáo sư trung học mà lại phát biểu một chút so sánh không tương xứng ấy. Ông không biết Trịnh Công Sơn đã vào bưng" Giống như Lê Công Giàu, Nguyễn Hữu Thái, Dương Văn Đầy, Đỗ Hữu Cảnh, Trần Thị Tuyết Hoa, Huỳnh Tấn Mẫm. Cho nên ngay từ phút đầu tiên Trịnh Công Sơn nối vòng tay lớn trên đài phát thanh thì chỉ là chuyện đương nhiên thôi! Riêng Nguyễn Hữu Thái, đầu thập niên 60 là Trưởng Tràng Kiến Trúc, đã từng là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn. Sau ngày 30 tháng 4, chính hắn trả lời và xác nhận với một ký giả cộng sản Ý, tổ đặc công nội thành của hắn đã ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông và đã tổ chức hai lần ám sát Trần Quốc Bửu, mà không thành. Bởi những sự kiện này mà gần đây Nguyễn Hữu Thái đã bị đồng bào ta tích cực chống đối, khiến cho chính phủ Hoa Kỳ không cho nhập cảnh, mặc dù nhóm phản chiến đã mời và yểm trợ tận lực.

3. Ông Nguyễn Thế Phong CT.CĐNVTD/VIC: Có rất nhiều người Việt chúng ta được chứng kiến chương trình INSIGHT của đài SBS vào tối thứ Năm 28.6.01. Ông Nguyễn Thế Phong đã tham dự hàng đầu, ngồi bên cạnh ông Tổng Trưởng Di Trú, cùng sự có mặt của nhiều người tai mắt, thuộc các cộng đồng khác. Chương trình nhằm phát biểu những ý kiến liên quan đến trại tạm giam, những người nhập cảnh bất hợp pháp, thuộc vùng Woomera, Tây Úc. Với tư thế đó, ông Phong đã làm vẻ vang người Việt không ít. Tiếng Anh của ông Phong có đủ tiêu chuẩn, để diễn đạt những gì ông muốn nói. Phần phát biểu lúc đầu khá êm xuôi, nhưng về sau khi ông nổi nóng, phải quay lại phía sau và phải dùng đến cử chỉ bằng tay để tỏ vẻ quyết liệt phản bác một ý kiến đượm màu chủ thuyết Úc da trắng. Ông Phong tức giận đặt câu hỏi: Chúng tôi không phải người Úc sao" Tôi đồng ý với ông Phong mình là người Úc, có giấy chứng nhận đàng hoàng. Nhưng nếu hiểu ngầm thì chỉ trên nguyên tắc thôi, còn thực tế thì chắc phải đợi đến vài thế hệ sau mới có thể có những ý nghĩ nguyên vẹn của nó"! Theo tôi ở tư thế của ông Phong, không nên tự cho phép mình phản ứng như lúc mình đi xem tranh giải thể thao. Hàng trăm ngàn người theo dõi chương trình ấy, nên sự hiện diện của người Việt mình, nếu giữ được thái độ ôn tồn, nhã nhặn, thì dễ thu hút được cảm tình quần chúng hơn. Mình ít có cơ hội để làm cho quần chúng hiểu và thông cảm với người Việt tỵ nạn chúng ta. Cho nên khôn khéo và tế nhị cần có lắm. Hôm ấy nếu ông Phong nhìn thấy vấn đề chính yếu và phát biểu rõ ràng thì hay biết mấy. Vấn đề trại tạm giam rất đơn giản, nếu chính phủ có thiện chí thì thanh lọc những người nhập cảnh bất hợp pháp càng nhanh càng tốt. Duy trì sự giam cầm lâu dài dù với bất cứ lý do gì đi nữa, cũng khó mà biện bạch, đối với một quốc gia có thừa dân chủ, tự do như nước Úc chúng ta.

Rất mong được sự quan tâm của ông chủ tịch trong những lần tham dự các buổi họp quan trọng sau. Vì đường còn xa lắm, sợ đi không đến nhá ông chủ tịch.

Lâm Hữu Xưa, Melbourne VIC

*
Sơ Sót Hay Cố Tình!

Kính gửi ban biên tập báo Sàigòn Times.

Tôi viết thư này cho qúy vị để trình bầy một số thắc mắc và nêu lên quan điểm của tôi quanh vấn đề ông Nguyễn Duy Cần, một người đã công khai mạ lỵ CĐNVTD qua việc gọi Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng là "chicken house". Tôi thì mê đọc báo và thường xuyên theo dõi sinh hoạt cộng đồng. Tôi đọc tất cả các báo Việt ngữ, nhờ vậy tôi rất ngạc nhiên khi thấy báo Sàigòn Times đã chậm trễ trong việc đăng Thông Báo của TTSHCĐ. Tức là mãi đến cuối tuần vừa rồi, Thứ Sáu 22.6 báo ST mới chịu đăng Thông Báo của Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng. Tôi không hiểu đây là sự sơ sót hay là sự cố tình dìm tin để bênh ông Nguyễn Duy Cần của báo Sàigòn Times"" Từ xưa đến nay, tôi rất tin tưởng vào sự công tâm và thái độ can đảm bảo vệ cộng đồng của Sàigòn Times. Nhưng lần này thì tôi thất vọng. Thú thực là như vậy.

Theo dõi các báo, tôi thấy báo Việt Luận đã đăng thông báo của TTSHCĐ ngay từ đầu tháng 6, Dân Việt cũng vậy. Bình thường việc các báo đăng thông báo hay loan tải tin tức trước sau là chuyện thường. Nhưng đây là việc quan trọng ảnh hưởng đến uy tín của BCHCĐ, thì đáng lẽ khi nhận được bản thông báo cùng một lúc, báo ST phải cho đăng ngay trong tuần đó hoặc chậm lắm là tuần sau. Đã nhận cùng một lúc với các báo, mà Sàigòn Times lại đăng chậm so với các báo khác tới 2, 3 tuần thì sự chậm trễ đó ắt phải có lý do. Nhất là trước đây, báo Sàigòn Times đã công khai viết bài bênh vực ông Nguyễn Duy Cần, thì cái sự chậm trễ này phải là sự cố ý chứ không thể nào là sự sai sót.

Đó là một chuyện. Chuyện thứ hai là chuyện ông Nguyễn Duy Cần, chúng tôi thấy việc cộng đồng kiện ông ta là rất đúng. Ông này suốt mấy năm nay cứ đi rỉ tai nói xấu hết người này đến người khác. Rỉ tai nói xấu đã mồm đã miệng, ông ta lại đi thưa cảnh sát, rồi lại gặp báo chí tiếng Anh, tiếng Việt cung cấp đủ thứ tin thất thiệt bôi nhọ cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi thấy việc báo Sàigòn Times bảo không nên kiện ông Nguyễn Duy Cần là không thể được. Nếu chúng ta không kiện ông Nguyễn Duy Cần thì tương lai những kẻ phá bĩnh trong cộng đồng cứ lũ lượt xếp hàng trước đồn cảnh sát, nay thưa chuyện này, mai thưa chuyện khác, thử hỏi làm sao BCH có thể rảnh rang lo việc an cư lạc nghiệp cho bà con cũng như làm sao có thể đối phó được với mưu mô phá rối cộng đồng của cộng sản" Theo tôi nghĩ, chuyện kiện ông Nguyễn Duy Cần thắng hay thua không quan trọng, mà quan trọng là làm cho ông ta bán nhà, bán cửa theo đuổi vụ kiện để làm cho những kẻ khác lấy đó làm bài học, từ nay đừng xía vô chuyện của cộng đồng. Đã ăn cơm nhà vác ngà voi mà còn bị bôi nhọ như vậy thì từ nay trở đi, ai dám dấn thân làm việc cộng đồng" Còn chuyện tiền bạc kiện tụng đâu có quan trọng. Cộng đồng chúng ta đông, thiếu gì người có nhiệt tâm bảo vệ danh dự của cộng đồng, sẵn sàng bỏ ra mỗi người một vài ngàn là dư sức để cho ông Cần theo đuổi vụ kiện đến tán gia bại sản, quần cộc cũng không có mặc cho coi. Ở Úc này là quốc gia tự do mà. Ai mà chả có quyền kiện ai nếu muốn và có tiền.

Nguyễn Đ.H. - Canley Vale NSW


Thưa ông Nguyễn ĐH... Về vấn đề TTSHCĐ, Sàigòn Times đã mạnh dạn trình bầy những suy nghĩ của mình. Những suy nghĩ đó có thể đúng, có thể sai, có thể phù hợp với quan điểm của người này, hoặc không phù hợp với quan điểm của người khác. Tuy nhiên, đó là những suy nghĩ chân thực của chúng tôi muốn được chia xẻ với qúy độc giả. Thâm tâm, chúng tôi không muốn đề cập đến chuyện ông Nguyễn Duy Cần nữa, nhưng vì tôn trọng ý kiến của ông Nguyễn, nên chúng tôi muốn minh bạch cùng ông một số điểm.

Thứ nhất, về sự chậm trễ: Giống ông Nguyễn, chiều Thứ Sáu, 8 tháng 6, một độc giả có gọi điện thoại cho Sàigòn Times cũng bầy tỏ sự ngạc nhiên, tại sao trên báo Việt Luận có đăng Thông Báo của TTSHCĐ mà báo Sàigòn Times lại không thấy đăng. Vị độc giả này cũng đưa ý kiến, đáng lẽ Sàigòn Times, với nhiều bài vở trình bầy về TTSHCĐ và ông Nguyễn Duy Cần thì khi có thông báo của TTSHCĐ về vấn đề này, Sàigòn Times càng phải có trách nhiệm đăng tải một cách sớm sủa mới phải. Ý kiến của vị độc giả đó và ý kiến của ông Nguyễn nêu trên rất hợp lý. Tuy nhiên qúy vị nên biết là quả thật, chúng tôi đã không nhận được bản Thông Báo của TTSHCĐ.

Hôm đó, sau khi trò chuyện với vị độc giả, ngay chiều Thứ Sáu chúng tôi có điện thoại hỏi báo Việt Luận thì được biết, người chịu trách nhiệm về bài vở không làm việc ngày Thứ Sáu. Mãi đến ngày Thứ Hai, nói chuyện với anh Phát, chúng tôi mới biết, quả thực báo Việt Luận có nhận được Thông Báo của TTSHCĐ. Sau này chúng tôi cũng được biết, báo Dân Việt cũng đã đăng tải thông báo đó. Riêng Sàigòn Times, không hiểu vì lý do gì, không hề nhận được bản Thông Báo.

Ở đây, quả thực báo Sàigòn Times không hề có sự sơ sót hay cố ý "dìm tin để bênh ông Nguyễn Duy Cần" như ông Nguyễn vội vã kết luận một cách vô căn cứ và không hợp lý. Chúng tôi được biết, Thông Báo đó của TTSHCĐ dài 3 trang, trong khi máy fax của Sàigòn Times có bộ phận riêng lưu trữ những tờ fax đã nhận, thì không thể có sự thất lạc cả 3 trang một lúc. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã in ra những số điện thoại, số fax tòa soạn đã nhận, nhưng tuyệt nhiên không thấy số fax của BCHCĐ.

Tôi có đem vấn đề này bàn với một số anh em thì mọi người đều cho rằng, có thể vì những tế nhị nhất định nên BCHCĐ không muốn Sàigòn Times đăng Thông Báo đó. Có mấy lý do hậu thuẫn cho quan điểm này. Thứ nhất, nếu BCHCĐ muốn Sàigòn Times đăng một Thông Báo quan trọng như vậy, sau khi fax đi, chắc chắn người gửi fax đã gọi điện thoại để bảo đảm Sàigòn Times nhận được bản Thông Báo. Thông thường, các Cha, các vị Hòa Thượng, hay Bác Sĩ Tiến, hoặc các chị trong hội phụ nữ, trước hoặc sau khi fax những thông báo quan trọng, đều gọi điện thoại để biết chắc Sàigòn Times nhận được bản thông báo. Điểm thứ hai, với một Thông Báo quan trọng như vậy, chắc chắn những vị có trách nhiệm đều lưu tâm theo dõi xem báo nào đăng và báo nào chưa đăng, để liên lạc, đốc thúc.

Phần không nhận được bất cứ sự thúc dục nào từ BCHCĐ, phần đinh ninh có những tế nhị nhất định khiến cộng đồng không gửi cho bản Thông Báo, nên chúng tôi đã không gọi điện thoại thắc mắc về vấn đề này. Thực tế, cho mãi đến tối 17 tháng 6, trong buổi tiệc kỷ niệm ngày thành lập QLVNCH, qua sự thắc mắc của Bác sĩ Vũ Ngọc Tấn và chúng tôi, Luật sư Nguyễn Văn Thân mới biết bản Thông Báo đã không đến tay Sàigòn Times. Sau đó, ngay buổi sáng Thứ Hai, 18 tháng 6, TTSHCĐ đã fax đến cho chúng tôi bản Thông Báo và lập tức ngay tuần đó, như qúy độc giả đã thấy, Sàigòn Times đã đăng bản Thông Báo đó.

Qua những trục trặc tuy nhỏ nhưng có thể gây ngộ nhận cho độc giả, nhất là những độc giả như ông Nguyễn ĐH, chúng tôi xin mạo muội đề nghị, khi qúy vị lãnh đạo các tôn giáo, các hội đoàn, đoàn thể, gửi đi các bản thông báo quan trọng qua máy fax, xin qúy vị vui lòng gọi điện thoại cho tòa soạn, để bảo đảm chúng tôi đã nhận được. Sau đó, nếu vì lý do gì Sàigòn Times chưa đăng, xin qúy vị vui lòng liên lạc cho chúng tôi biết ngay. Trong trường hợp thông báo quan trọng được gửi qua email, xin qúy vị nhớ chọn phần "Return Receipt" để biết chắc chúng tôi đã nhận được thông báo đó.

Thứ hai, về ông Nguyễn Duy Cần: Thưa ông Nguyễn ĐH, việc cộng đồng kiện ông Cần là nên hay không nên, tùy theo quan điểm của mỗi người. Mạnh dạn và tự do nêu quan điểm của mình không có nghĩa chúng tôi có ý buộc người khác phải theo mình. Chúng tôi đồng ý với ông, ở đây là xứ sở tự do, ai cũng có quyền thưa kiện người khác, miễn sao có tiền để kiện. Tuy nhiên, trước khi kiện tụng một ai, dù ta có tiền, ta cũng phải cân nhắc xem việc kiện tụng đó có chính đáng hay không, và hậu quả của việc kiện tụng đó có thuận lợi hay không. Nếu quả thực ông Cần chuyên đi nói xấu hết người này đến người khác như lời ông Nguyễn cáo buộc, thì những người bị ông nói xấu có thể kiện ông Cần về tội phỉ báng. Còn việc ông Cần thực tâm nghi ngờ cộng đồng trong việc xây cất TTSHCĐ, để rồi đem sự nghi ngờ của mình trình với cảnh sát hay trình cho báo chí thì đó là việc làm chính đáng, chúng ta không thể kiện ông ta.

Còn như ông Nguyễn viết, "Chuyện kiện ông Nguyễn Duy Cần thắng hay thua không quan trọng, mà quan trọng là làm cho ông ta bán nhà, bán cửa theo đuổi vụ kiện để làm những kẻ khác lấy đó làm bài học, từ nay hết xía vô chuyện của cộng đồng". Hay ông Nguyễn cho rằng, "cộng đồng mình đông người, mỗi người một vài ngàn đóng góp đủ để ông Cần tán gia bại sản theo đuổi vụ kiện." Ông Nguyễn quan niệm như vậy là hết sức sai lầm. Quan niệm đó không những đe dọa đến tương lai phát triển sức mạnh của cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến cả khả năng phát huy tinh thần tự do dân chủ của mỗi người dân Việt trên đất Úc. Ông Nguyễn nghĩ thử coi, nếu ai cũng nghĩ như ông thì quả thực ông Cần chỉ vì trình bầy sự nghi ngờ của mình cho cảnh sát và báo chí mà rồi chính ông bị kiện, phải bán nhà, bán xe trả tiền luật sư và án phí, thì thử hỏi trong tương lai, trong cộng đồng người Việt tại Úc, còn có ai dám gặp cảnh sát hay báo chí trình bầy sự nghi ngờ chính đáng của mình" Ở đây, trong môi trường tự do dân chủ mà ông còn cổ võ cho việc "lấy thịt đè người" bị miệng tự do dân chủ, thử hỏi làm sao ông có thể có đủ can đảm nói đến chuyện đấu tranh đòi tự do dân chủ cho Việt Nam"

Chúng tôi nghĩ, chuyện người Việt xếp hàng trước đồn cảnh sát, nay thưa chuyện này, mai thưa chuyện khác, không phải là điều đáng để ông Nguyễn hay cộng đồng lo ngại mà đó là điều đáng mừng vì nó chứng tỏ, tinh thần dân chủ của mỗi thành viên trong cộng đồng người Việt tại Úc đã lên cao. Điều đáng lo là cảnh sát cũng như báo chí có đủ khả năng và sự sáng suốt để điều tra những gì dân chúng tố cáo hay không.

Hy vọng, qua những gì vừa được chúng tôi trình bầy, ông Nguyễn cùng qúy độc giả sẽ thông cảm hơn với quan điểm của Sàigòn Times quanh vấn đề này.

Trân trọng

Hữu Nguyên - Bankstown NSW

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.