Hôm nay,  

Công An Liên Tục Quấy Nhiễu Các Vị Sư

02/04/200100:00:00(Xem: 3466)
QUẢNG TRỊ (VB) – Công an vẫn liên tục quấy nhiễu các vị sư thuộc Giáo Hội Phật Giáo VNTN. Dưới đây là bản Tường Trình của Thượng Tọa Hải Tạng từ Quảng Trị gửi lên Hòa Thượng Quảng Độ, kể chuyện công an quấy nhiễu.

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

CHÙA LONG AN
Xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. ĐT 053-828257.

BẢN TƯỜNG TRÌNH
Trích yếu v/v Chính Quyền Cọng Sản Tỉnh Quảng Trị vi phạm tự do tín ngưỡng.
Kính đệ: - Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Hòa Thượng.
Cũng như hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, tại Quảng Trị, Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước chỉ là một tổ chức "hữu danh vô thực". Mọi quyền hạn đều nằm trong tay Ban Tôn Giáo - Công An và Mặt Trận chỉ đạo, điều hành. Tuy không xuất đầu lộ diện một cách công khai, nhưng hình ảnh của họ như một bóng ma luôn luôn bám sát mọi việc, có mặt khắp mọi nơi đối với những "Phật sự" của Ban Trị Sự. Chư Tăng Ni trong Ban Trị Sự ở Quảng Trị tuy chẳng có mấy người, nhưng dần dần đều bị đưa vào thế phải ôm Đảng, gắn bó với Đảng gần như một mất, một còn. Phần lớn các vị Giáo phẩm này hoặc đã ở vào thế "nạp mạng", hoặc đã tự "bán rẻ linh hồn"…. Người thì già yếu tật bệnh, nên không đáp ứng được niềm tin và nhu cầu chính đáng của quần chúng Phật tử. Họ cứ để Đạo Pháp mặc trôi theo dòng đời đen bạc, miễn được yên thân!

Trong khi đó thì tại Quảng Trị, giới tu sĩ chỉ có một mình con là chấp nhận đối mặt với ngoại đạo, ác Đảng, ác ma; nguyện sống đúng theo phẩm hạnh của người Tỳ Kheo: Bố ma - phá ác - khất thực; Thẳng thừng khước từ, tránh né chiếc "vòng kim cô" oan nghiệt, noi gương quý ÔÂng, quý Thầy dấn thân phụng sự Chánh Pháp. Do đó, Chính Quyền Cọng Sản tại đây đã phối hợp với tay chân là Ban Trị Sự, tập trung đàn áp, bao vây, cô lập con một cách thẳng tay, không khoan thứ. Vì họ biết rõ, trong bối cảnh hiện nay, nếu để con được hoạt động Phật sự tự do,thì tức khắc sẽ ảnh hưởng, lôi cuốn một số đông quần chúng theo con công khai ủng hộ GHPGVNTN, tiến tới phục hồi GHPGVNTN, điều mà họ đã thường xuyên lo sợ suốt 20 năm qua.

Kính bạch Hòa Thượng,
Trước đây, ngày 15/09/2000, con đã kính đệ lên Hòa Thượng một tờ trình, có đính kèm theo "Đơn Trình và Kiến Nghị" của con gởi cho các vị lãnh đạo Đảng, Chính Quyền, Mặt Trận tỉnh Quảng Trị. Từ đó đến nay, Chính Quyền Tỉnh Quảng Trị không hề giải quyết những kiến nghị bức thiết của con, nhưng mức độ đàn áp, khủng bố nhắm vào con và các tín đồ Phật tử quanh con thì không thay đổi. Thậm chí còn có phần bực tức và hằn học hơn. Cụ thể là:

- Suốt hơn một tuần lễ, từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 11 năm 2000, vào dịp Tổng Thống Mỹ sang thăm Việt Nam, Công an chìm, Công an nổi chia nhau nhiều trạm chốt chặt chùa Long An. Lại có ông Hồ Ngọc Ân và Nguyễn Hữu Văn, Trưởng và Phó Công an xã Triệu Thượng vào chùa trực tiếp yêu cầu con không được rời khỏi chùa, họ còn bảo rằng con có ý định rời chùa để tìm gặp phái đoàn nước ngoài. Cũng trong thời gian ấy, điện thoại của con bị cắt mất.

- Hiện nay, chúng điệu sống với con tại chùa Long An chỉ còn có bốn người, nhưng Chính Quyền không cho nhập hộ khẩu, không cho đăng ký tạm trú; để gây nên một tâm lý thường trực bất an, rằng họ có thể bị đuổi ra khỏi chùa bất cứ lúc nào, vì họ là những người cư trú bất hợp pháp. Điều đó chứng tỏ rằng, những vị tu sĩ này không được luật pháp che chở, chỉ vì họ tu học tại chùa Long An, một ngôi chùa nằm trong hệ thống tổ chức GHPGVNTN.

- Những tín đồ, Phật tử đến tu học tại chùa Long An thường bị mời đến Ủy Ban, hoặc công an đến tận nhà "nhắc nhở", khiến cho nhiều người phải bỏ chùa hoặc bị hoang mang, lo sợ.

- Điện thoại của con thường bị cắt tùy tiện, nhiều cuộc điện đàm nửa chừng thì bị cúp hoặc bị trở ngại, nhằm bưng bít thông tin và cô lập liên lạc.

- Công an tỉnh Quảng Trị còn bày trò kết nghĩa với thanh niên trong làng Xuân An nhằm tạo cơ sở tuyên truyền vận động bà con đừng theo chùa, đừng ủng hộ con, để cô lập thật sự.

- Ngày 26 tháng 10 năm Canh Thìn (21/11/2000), tại nhà ông Lê Công Thí ở làng Đại Hòa, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, Quảng Trị, có ngày giỗ cụ thân sinh của ông, ông mời con về hành lễ kỳ siêu, thì bị Chính quyền, Công an, Mặt trận xã đến buộc gia đình phải làm đơn xin phép, rồi còn đến gây trở ngại và nói ông Thí tổ chức kỵ giỗ không theo đúng chỉ đạo của Chính quyền (vì họ chỉ đạo là không được mời con). Việc con đến hành lễ là vi phạm Pháp luật. Trong gia đình rất bất bình và phản đối việc can thiệp thô bạo ấy của địa phương. Lời qua tiếng lại, không khí ngày kỵ trở nên sôi nổi và căng thẳng. Khi ấy con mới nói với các cán bộ công an rằng: "Ngày kỵ giỗ là một truyền thống tâm linh, hiếu đạo của người Việt Nam. Không những nó thể hiêïn được niềm tin và tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ… mà còn thể hiện được mối quan hệ gắn bó tốt đẹp trong tình làng nghĩa xóm và bà con nội ngoại thân thuộc với nhau, việc Chính quyền gây trở ngại như thế này là một xúc phạm đến tín ngưỡng và tình cảm của nhân dân. Tôi đề nghị quý ông nên để cho bà con ăn uống xong đã. Vì bây giờ là 12h30' rồi. Xong có tội gì hãy xét, tôi xin chịu". Các ông cán bộ bàn bạc với nhau rồi chấp nhận đề nghị của con. Họ đứng dậy ra về và căn dặn: "Ăn xong mời ông (Tức con: Thích Hải Tạng) và chủ nhà ra trụ sở Ủy Ban để làm việc". Con nói: "Được, tôi ăn cơm, anh về viết giấy mời, khi nào có giấy tới tôi sẽ đi". Họ không nói gì cứ chào mọi người mà đi. Con gọi vặn anh trưởng Công An và nhắc lại: "Anh nhớ nhé, nếu không có giấy mời là tôi không đến đâu". Anh gật đầu đồng ý: "Đúng một giờ chúng tôi trở lại". Cơm nước xong, ngồi nói chuyện với mọi người đợi đến gần 14 giờ, nhưng chẳng ai mang giấy đến cả. Con mới trở về chùa. Sự việc ngày 21/11/2000 là như vậy, mà họ đã tung tin với quần chúng, xuyên tạc là con "bỏ chạy"!

- Ngày 02/11 Canh Thìn (27/11/2000), tại nhà ông Lê Chiến ở xã Triệu Trung, Triệu Phong, Quảng Trị, mời con về cúng lễ an vị Phật và cầu an cho gia đình, thì Chính quyền xã Triệu Trung tới mời con đến trụ sở Ủy Ban để làm việc. Con không chịu đi và nói: "Chính quyền muốn mời tôi về việc gì, thì phải có giấy hẳn hoi, thậm chí giấy mời phải gởi trước vài ngày để tôi còn xếp đặt thời gian nữa. Chứ còn các anh tổ chức lực lượng đến thế này thì sao không nói đến bắt mà nói mời, mời cái kiểu gì vậy" (Vì bấy giờ có xã đội trưởng và một số người khác đứng ở ngoài sân, chỉ có phó Công an và hai Cán bộ khác vào nhà gặp con). Nếu bắt thì các anh trói lại mà dắt đi!". Sau lời nói ấy của con thì họ bèn ra sân hội ý một hồi, xong trở vào lại nói rằng: "Nếu ông không đi thì làm việc tại chỗ". Họ bèn đem giấy bút ra lập biên bản. Đáng lưu ý là biên bản đã được viết sẵn ở trong cặp đem ra đọc, có hai điểm chính:

1. Gia đình tổ chức lễ không xin phép chính quyền.
2.Việc con đi hành lễ như vậy là vi phạm nghị định 26.

Họ vừa đọc rồi giải thích xong, bảo con và chủ nhà ký vào. Con nói: "Tôi đề nghị các anh phải viết thêm: Biên bản này được lập thành ba bản, chính quyền giữ một bản và chúng tôi mỗi người một bản, thì chúng tôi mới cùng ký". Con còn nói tiếp: "Theo tôi, việc làm của các anh là bất công, có tính kỳ thị, bức hiếp dân lành, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. tôi sẽ khiếu nại việc nầy với các cơ quan pháp luật, nên cần có chứng cớ. Nếu không có biên bản cho tôi, thì tôi không ký".

Thế là họ cạn lý và ra ngoài sân hội ý một hồi nữa, rồi trở vô chào về.

- Ngày 30 tháng Giêng năm Tân Tỵ (22/02/2001), tại nhà ông Nguyễn Lạc ở thôn Xuân Dương, Xã Triệu Trung, có ngày húy nhật thân mẫu của ông, ông Lạc mời con đến để cúng giỗ. Khi phần nghi lễ xong, vào lúc 12 giờ, thì ông Hoàng Công Thuẩn trưởng Công An Xã và các ông Cán bộ khác đến. Ông Thuẩn mời con và ông Lạc lại nói rằng: "Việc tổ chức kỵ giỗ thế này tại sao không xin phép" Tại sao không mời Thầy Thích Chánh Huyền (Hiện là Ủy Viên HĐND huyện Triệu Phong, thành viên UBMT huyện và các chánh đại diện GHPG nhà nước huyện) mà mời Thầy Hải Tạng là sai với pháp luật. Việc này ông Lạc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm". Ông Lạc nói: "Vâng, hôm nay là ngày kỵ của mẹ tôi, tôi có mời Thầy Hải Tạng và bà con nội ngoại đến dự, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này".

Ông Thuẩn nói: "Tôi đến nảy giờ, nhưng tế nhị, nên không vào ngăn cản, đợi cúng xong tôi mới vào làm việc". Ông quay về phía con: "Ông không được về địa phương tôi để cúng, ông làm như vậy là vi phạm nghị định 26. Tôi đã nhắc nhở nhiều lần rồi, sao ông không chấp hành""

Con trả lời: "Ngồi đây có quý cụ, quý bác đã trên tám mươi tuổi, từng sống qua nhiều chế độ khác nhau, nhưng chắc ai cũng thừa nhận rằng, chưa có chế độ nào kỵ cha giỗ mẹ mà phải xin phép chính quyền, ngay cả khi dân tộc ta còn bị nô lệ bởi ách thống trị của ngoại bang cũng không có luật lệ khắt khe như vậy. Trong thời đại ngày nay, đối với luật pháp của một Nhà nước văn minh, lại càng không có đâu như vậy, còn nếu các ông xử dụng luật rừng thì tôi không nói. Nhưng ông đã bảo ông biết tế nhị, thì xin ông nên tế nhị thêm một tí nữa, cho bà con ăn uống xong đã, vì đây là ngày giỗ. Xong rồi, vi phạm như thế nào ông cứ xử, chắc cũng không muộn."

Ông Thuẩn nói: "Vậy ăn xong mời Thầy lên Ủy Ban làm việc."
Con trả lời: "Vâng, ông cứ về viết giấy, hoặc là đến đây dắt tôi lên, tôi sẽ đi."

Cũng như lần trước, chờ mãi đến 14 giờ thì con về.

- Ngày 06 tháng Giêng năm Tân Tỵ (28.02.2001), tại nhà anh Nguyễn Phước Đỉnh, cũng thuộc về xã Triệu Trung, khi con đến làm lễ cầu an cho gia đình anh Đỉnh, thì có ông Tuyến - Công an huyện Triệu Phong, cùng với một số lực lượng đứng ngoài ngõ, ông Thuẩn - Trưởng công an xã, ông Quang phó công an xãvà vài ba cán bộ khác chạy xông vào nhà anh Đỉnh, vừa tìm, vừa nạt lớn: "Ông Hoa đâu rồi" Ông Hoa đâu rồi""

Nghe tiếng to nhưng chưa rõ chuyện gì, khi thấy mặt ông Thuẩn, con mới nhớ lại Hoa là tên của con (con tục danh Nguyễn Đình Hoa). Đối mặt với con, khi ấy đang chuẩn bị hành lễ, ông Thuẩn quát lớn:
- Mời ông lên Ủy Ban làm việc.

Con hỏi lại: Ông mời tôi hả"

Ông Thuẩn lặp lại: Mời ông Hoa ngay bây giờ lên Ủy Ban làm việc.

- Ông mời tôi thì tôi xin cám ơn, nhưng bây giờ tôi đương bận, không đi được, xin hẹn ông khi khác.
- Ông không đi thì chúng tôi yêu cầu ông phải đi.
- Ông yêu cầu, tôi cũng không đi.
- Ông là một công nhân, ông đến đây thì phải chấp hành theo Chính quyền tại đây.


- Tôi không phải công nhân, tôi là thầy tu, là tu sĩ.
- Thầy tu cũng là công nhân, thầy tu muốn làm gì thì làm à.

Ông Thuẩn quát lớn và dằn mạnh từng tiếng một, con bèn hạ giọng ra vẻ năn nỉ: Tôi có làm gì đâu mà ông bảo tôi là công nhân, tôi nói tôi là tu sĩ kia mà.

Ông Thuẩn tiếp: Sao không phải công nhân" Tất cả mọi người trên đất nước này đều là công nhân. Thầy tu cũng là công nhân, phải chấp hành pháp luật.

Khi ấy, con không kềm chế được nữa, nên nhìn thẳng vào mặt Thuẩn, con nói:
- Nè, ông đừng có dốt, chỉ có những người dốt như ông mới bảo Thầy tu là công nhân!

Ông Thuẩn giận tái mặt lầm lầm xông tới con, khi ấy một anh Phật tử đứng gần con đính chính giúp: "Công dân chứ sao nói là công nhân". Mọi người đứng xung quanh rất đông cùng cười vang như để chế nhạo, Thuẩn vừa đỏ mặt, vừa quê, bèn chống đỡ:
- Yêu cầu ông cho chúng tôi kiểm tra giấy tờ.

Con lấy thẻ CMND đưa cho ông Thuẩn, xem xông lại quát:
- Yêu cầu ông lên Ủy Ban làm việc.
- Tôi không đi. Con trả lời dứt khoát.
- Không đi thì bắt cổ kéo đi.

Con liền đưa hai tay đến trước mặt ông Thuẩn và nói:
- Đây, tay tôi đây, ông cứ đọc lệnh xong thì trói lại mà kéo đi.
- Không cần lệnh lạc gì hết. Yêu cầu đi, không đi thì kéo cổ đi.

Rồi Thuẩn nhìn ra sân hô lớn: - "Anh em đâu, vô bắt cổ kéo đi!" Con hỏi lại ông Thuẩn: - Ông là công an hay là tướng cướp" Muốn bắt ai thì cứ khoát tay cho đàn em vào bắt, không cần lệnh, không cần luật. Hay ông định xử dụng luật rừng" Nếu là công an sao ông không biết khẩu hiệu của nhà nước: Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật" Lẽ ra cán bộ phải gương mẩu trong việc thi hành hiến pháp và pháp luật mới phải chứ" Tôi đã từng bị bắt, bị tù bốn năm dưới chế độ này rồi, chỉ cần có đủ các văn bản pháp luật, có Viện kiểm sát chứng kiến, đọc lệnh xong, tôi đi ngay, nhẹ nhàng lắm, cần gì phải quát nạt lắm lời. Tôi nói cho ông biết: nếu không có lệnh, đề nghị ông không được động đến người tôi. Bây giờ là xuân Tân Tỵ rồi, chứ đâu phải là xuân Mậu Thân, muốn bắt ai là dẫn lực lượng xông vào nhà, kéo cổ bắt đi!"

Bất chấp lời con, ông Thuẩn quay lại bảo ông Quang- phó công an xã ra ngoài gọi lực lượng xông vào. Ngay khi ấy, anh Đỉnh cùng người nhà liền chận lại cửa không cho vào, còn bà con Phật tử và gia đình lập tức không ai bảo ai đứng thành vòng vây giữ con ở giữa. Khi ấy không khí cực kỳ căng thẳng, sự phẩn uất của mọi người đã thành tiếng, nhắm vào trưởng công an xã. Lý sự có, oán thán có, nguyền rủa có và khóc lóc cũng có… Sự xô xát và ẩu đả chỉ còn trong gang tấc! Thuẩn quay qua bắt đầu đấu miệng với mọi người.

Thấy vậy, con lại lên tiếng kêu gọi mọi người trong gia đình và bà con Phật tử bình tĩnh rằng : "Nên nhiếp tâm thanh tịnh mà cầu nguyện. Chúng ta chỉ biết cầu nguyện và cầu nguyện trước ác ma và bạo lực mà thôi". Quay về phía ông Thuẩn con nói tiếp: "Ông trưởng công an ạ ! Bắt tôi không đơn giản như ông nghĩ đâu, ông nên bàn bạc lại, tôi đợi ông mười phút, nếu ông không đủ nguyên tắc pháp luật cho phép, có nghĩa là không có lệnh để bắt tôi, thì tôi xin mời ông ra khỏi nhà để cho chúng tôi làm lễ". Thấy con cứng rắn, còn ông Thuẩn thì hơi lúng túng, mọi người lại tiếp tục lên tiếng đả kích hành động hách dịch của ông Trưởng công an. Mặc cho mọi người lời qua tiếng lại, con ngồi yên lặng theo dõi hơi thở, mặt hướng về bàn thờ đức Thế Tôn. Mười phút trôi qua, con thỉnh chuông hành lễ. Lời kinh được các Phật tử tụng to vang như là một thứ vũ khí duy nhất được các Phật tử sử dụng với tất cả tâm nguyện chí thành. Con hết sức cảm động và sực nhớ lại lời thơ thật thống thiết như là để tự nhủ với chính mình :

Đã lòng nguyện với non sông
Quyết đem Chánh pháp đọ cùng quỷ ma.

Trong khi con và mọi người đang hướng về Tam Bảo thì ông Thuẩn và lực lượng của ông cũng kéo đi tự khi nào không ai để ý cả. Lạy Phật, Phật Pháp nhiệm mầu!

*

Cũng trong thời gian qua, khi tại tổ đình Từ Hiếu có tổ chức Tuần lễ cầu nguyện Thiên Niên Kỷ mới thì tại Quảng Trị ngày 17 tháng giêng (tức 09.2.2001) ông Nguyễn Văn Thuận - Chủ tịch UBND xã Triệu Thượng và ông Hồ Ngọc Ân - Trưởng công an xã, đến chùa Long An tìm con nhưng không gặp. Đến 7 giờ tối thì ông Ân gặp lại nói với con là ngày mai mời Thầy ở nhà để anh Thuận - Chủ tịch xã gặp để bàn một số công việc. Con nói ngày mai tôi bận đi Huế, xin hẹn các anh vui lòng ngày khác.

Ông Ân nói: -Ngày mai Thầy không nên đi Huế.
Con hỏi: - Vì sao"
- Hiện nay tình hình an ninh ở Huế không đảm bảo, Nhà nước đang tập trung bảo vệ, Thầy vào không có lợi.
- Có chi mà lợi với hại. Ngày mai Tôi phải đi Huế để vào chùa Linh Mụ có ngày kỵ giỗ; đồng thời, anh đã bảo vậy Tôi cũng tò mò vào xem cho biết tình hình sao mà căng lắm vậy. Nếu vào mà chính quyền Thừa Thiên Huế đuổi thì Tôi sẽ trở lui.

Nói chuyện một lúc, con vẫn cương quyết là ngày mai đi Huế chứ không nghe lời họ, ông Ân bực mình không nói nữa.

Đến 9h30' tối, ông Ân điện đến hỏi lại con:
- Như vậy là ngày mai Thầy vẫn quyết định đi Huế phải không"
- Vâng, Tôi sẽ đi, chắc chắn!
- Tôi đã nói tình cảm để khuyên như vậy mà sao thầy vẫn không nghe chính quyền địa phương, Thầy phải chấp hành theo chính quyền địa phương chứ.
- Vâng, cảm ơn anh, mong anh thông cảm, Tôi không thể chấp hành một cách vô lý như vậy được.
- Nếu Thầy đi, ngày mai chính quyền sẽ có biện pháp ngăn chận.
- Tốt lắm, 4-5 năm nay tôi chưa có dịp ngồi đường, ngồi sá lần nào; ngày mai tôi đi anh cứ chận.

Thế rồi sáng 18 tháng giêng năm Tân Tỵ (10. 2. 2001) từ chùa Long An con đi thẳng vào chùa Linh Mụ Huế, sau đó qua chùa Từ Hiếu và ở lại đây cho đến hết ngày 19 tháng Giêng (11.2. 2001) để góp phần cầu nguyện trong Đại lễ lịch sử nầy.

Khung cảnh của Tổ đình Từ Hiếu vốn đã trầm lắng, cổ kính, nay thêm đàn tràng lộng lẫy, trang nghiêm, càng làm cho quang cảnh Đại lễ thêm linh thiêng huyền bí rất có tác động lòng người. Dường như ai đã vào đây, tại Đạo tràng nầy, họ đều hướng lòng đến một năng lực cao siêu, mầu nhiệm của Tam Bảo, của Tổ Tiên, của hồn thiêng sông núi; không chỉ để cầu nguyện cho quê hương, Dân tộc, Đạo pháp, quần sinh.. Mà còn như để được tiếp thêm năng lực, để cảm thấy mình vững chãi hơn mà đủ sức chống đỡ với một áp lực đầy trĩu nặng đang sẵn sàng đổ xuống trong đầu họ, trên thân phận của những người con Phật đến chùa để dâng lễ nguyện cầu. Tất cả không ai nói gì, chỉ nhìn nhau, nhưng trong ánh mắt ấy, người ta đã cảm nhận được sự gần gũi, thân thương, cảm thông và tin tưởng.

Theo ghi nhận của con, từ chương trình được niêm yết, qua thực tế những buổi lễ đã được diễn ra mà con đã chứng kiến, cũng như qua trao đổi tìm hiểu với quý Ôông, quý Thầy, thì từ đầu đến cuối, Tuần lễ cầu nguyện không có một chi tiết nào khác thường ngoài những nghi lễ Tôn giáo truyền thống của đạo Phật. Thế mà bên ngoài xã hội, thì công an Nhà nước đã tung tin xuyên tạc, vu khống đủ điều, gây xáo trộn hoang mang lo sợ trong quần chúng.

Về lại chùa tại Quảng Trị, con lần lượt nghe bà con Phật tử từ nhiều nơi phản ảnh là trong những ngày qua phần lớn các vị đại diện Niệm Phật đường, các cán bộ cơ sở của Phật giáo đều được Ủy ban xã mời đến làm việc để thông báo cho biết, là quý Thầy ở chùa Từ Hiếu - Huế tổ chức Liên Tôn, tập trung biểu tình, chống đối, âm mưu lật đổ Chính quyền. Chùa Từ Hiếu hiện đã bị bao vây rất chặt chẽ, một số quý Thầy đã bị bắt, thầy Hải Tạng cũng đã bị bắt, tình hình ở Huế rất căng, nên yêu cầu không ai được đi Huế. Còn nếu vào Huế mà bị bắt thì Chính quyền ngoài Quảng Trị không bảo lãnh. Ngoài ra, cán bộ công an huyện, xã, thôn còn chia nhau đến từng nhà Phật tử cũng để dọa dẫm và khủng bố như vậy. Thế mới biết những người nào thiếu tu tập, tâm không an tịnh thì điên đảo vọng tưởng thật không lường!

Ngày 11.2. 2001, đoạn đường từ Quảng Trị và Huế, công an bố trí 5 đến 7 trạm kiểm soát để chận xe soát xét mọi người. Công an giao thông kiểm tra giấy xe và kể cả giấy người, không phải chỉ người điều khiển xe mà cả người được chở. Kiểm tra giấy chưa đủ còn hạch hỏi: Làm nghề gì" ở đâu" đi đâu"… Gây khó dễ và phiền hà khiến cho một số đông Phật tử ngày ấy đi Huế phải trở lui, chỉ vào Huế được một số ít khoảng 50 đến 70 người!

Thực tế thì tại Huế cho đến hôm nay, vẫn chưa có Thầy nào bị bắt, chưa có Phật tử nào bị giam; nhưng không khí bắt bớ thì đã lan tràn do họ tung ra. Ở đâu cũng nghe nói bắt và dọa bắt! Sự dọa dẫm khủng bố tùy tiện ấy đã khiến cho người Phật tử hiền lành, quê mùa suốt đời khổ nhọc ở nơi đây, luôn luôn phải lo sợ và thường xuyên bị ức hiếp! Thực tế ấy lại làm cho chúng con cảm nhận được những lời kêu gọi tự do, dân chủ, cởi trói cho Tôn giáo.. Được Giáo hội khởi xướng và quý Ôông, quý Thầy cùng những người có lương tâm ở khắp xa gần cất tiếng đồng thanh, thật là bức thiết và có ý nghĩa biết dường nào!

Kính bạch Hoà Thượng,

Trên đây là một số sự kiện đã xẩy ra tại Quảng Trị trong thời gian qua với chủ trương của Chính quyền nhằm phá hoại Tuần lễ Cầu nguyện Thiên niên kỷ mới được tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu Huế, và nhằm để đàn áp, khủng bố và cô lập con trong kế hoạch chặt đứt tay chân để triệt hạ GHPGVNTN. Đó là một chủ trương thù địch mà họ đã kiên trì thực hiện suốt mấy chục năm qua. Tuy vậy, hiện nay tại chùa Long An cứ vào mỗi rằm và mồng một hằng tháng, con có tổ chức cho tín đồ tu học trọn ngày, quy tụ khoảng hơn 50 Phật tử trung kiên, có tín tâm rất kiên cố và thiện chí rất đáng ngợi khen. Đây là những người đã gắn bó với con, với chùa Long An qua bao chặng đường đầy thử thách trong một hoàn cảnh bi thương của quê hương và Đạo pháp. Con cung kính trình lên để Hoà Thượng thẩm tường, cầu xin Hoà Thượng chứng minh và chỉ dạy cho con. Và, có thể có cách can thiệp, hỗ trợ cho con đang phải đương đầu một cách khó khăn và gay gắt trong một tỉnh lẻ xa xôi như hiện tại. Cùng với tờ trình này con xin thành kính dâng lên Hoà Thượng lòng tin tưởng, sự cung kính và ngưỡng mộ vô biên. Con nguyện luôn luôn đặt mình dưới sự chỉ đạo của Hoà Thượng.

Kính bái trình
Quảng Trị, ngày 04 tháng 3 năm 2001
Đặc trách Phật sự của GHPGVNTN tại Quảng Trị.
Trụ trì chùa Long An.
Thích Hải Tạng

Bản sao kính gởi:
- Đức Hoà Thượng Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống.
- Đức Hoà Thượng Cố vấn Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo.
- Văn phòng Tổng thư ký Viện Hoá Đạo.
"Để kính trình"
- Ban lãnh đạo tăng đoàn Thừa Thiên Huế và chư Tăng, Phật tử xa gần:
"Để kính tường và cầu mong hộ niệm"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.