Hôm nay,  

Tưởng Niệm Tháng Tư: Ngày 23/4/1975

23/04/200100:00:00(Xem: 4358)
* Sự kiện chính trong ngày 23/4/1975
Đại tướng Cao Văn Viên muốn thôi giữ chức Tổng tham mưu trưởng, nội các Nguyễn Bá Cẩn từ chức, Cộng quân tiến sát Sài Gòn. Trong tình thế rất bất lợi cho VNCH, một số tướng lãnh đề nghị Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn bắt một số người Mỹ làm con tin, để buộc Mỹ phải can thiệp, chận đứng cuộc xâm lược miền Nam của Cộng sản Hà Nội.

* Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn từ chức
Sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/19975, và sau cuộc rút quân khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn Viên không còn thiết tha với chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, ông muốn từ chức và ra khỏi quân đội. Trong khi đó, tân Tổng thống Trần Văn Hương lại muốn bổ nhiệm Đại tướng Viên làm Tổng tư lệnh Quân đội với đầy đủ quyền hạn, so với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng mà tướng Viên đã nắm giữ từ tháng 10/1965.
Trong khi chưa tìm ra một người để giao trọng trách tổng chỉ huy Quân đội VNCH trong giai đoạn cam go nhất của lịch sử thì ngày 23 tháng 4/1975. nội các do ông Nguyễn Bá Cẩn làm thủ tướng nộp đơn lên Tổng thống Trần Văn Hương xin từ chức. Tổng thống Trần Văn Hương đã yêu cầu Thủ tướng Cẩn và các thành viên nội các tiếp tục xử lý thường vụ cho đến khi có nội các mới được thành lập.

* 15 sư đoàn Cộng quân đang bao vây Sài Gòn-Biên Hòa
Để ổn định tình thế, 6 giờ chiều ngày 23/4/1975, với chức danh là Xử lý thường vụ Tổng trưởng Quốc phòng, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn đã họp các tướng tại Văn phòng Tổng tham mưu trưởng. Tại buổi họp này, cựu Trung tướng Đôn nói “Dù có thương thuyết để đình chiến, chúng ta cũng cố giữ những gì chúng ta có”. Vị tổng trưởng Quốc phòng yêu cầu Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, sắp xếp lại tuyến phòng thủ để bảo vệ Sài Gòn và đoạn đường từ Sài Gòn. Tính đến ngày 23/4/1975, ngoài các sư đoàn chính quy của CSBV, quanh Sài Gòn có có các sư đoàn 5, sư đoàn 7, sư đoàn 9 từ lâu là lực lượng trừ bị của CSBV cũng đang có mặt quanh vòng đai Sài Gòn và Biên Hòa. Bộ tư lệnh Quân đoàn 3, phi trường Biên Hòa đều nằm trong tầm pháo của Cộng quân.

Vương Hồng Anh tổng hợp

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.