Hôm nay,  

Hàng Vn Sẽ Ồ Aït Vô Mỹ Ngay Khi Thương Ước Hiệu Lực

10/09/200100:00:00(Xem: 3502)
HANOI - Thương ước Việt Mỹ vừa được Hạ Viện Mỹ thông qua đang chờ thêm Thượng Viện biểu quyết và TT Bush ban hành. Từ lâu, các tổ chức thương mại Mỹ đã cử “cố vấn” sang huấn luyện các công ty VN thủ tục đóng gói và hành chánh thuế má để đưa hàng VN ồ ạt vào Mỹ ngay khi thương ước có hiệu lực.

Với tựa đề “Để hàng Việt vào chợ Mỹ” báo trong nước SGTT vừa có bài ghi nhận và phân tích như sau:

Thị trường Mỹ tiêu thụ rất nhiều mặt hàng mà Việt Nam có thể cung cấp. Người ta bán từ dóng mía, quả dừa với giá 0,99 USD, quả cà pháo, trái me, mớ rau muống, rau thơm, mùi tàu, rau húng đến nước mắm, mắm tôm, bánh phở, bánh tráng..., những đôi dép nhựa cho đến những bộ đồ da đắt tiền.

Với số người Việt định cư tại Mỹ lên tới hơn 1 triệu, tập trung nhiều nhất ở quận Cam, San Jose (California), Houston (Texas), Virginia - vùng phụ cận Washington, Philadelphia (Pennsylvania), Seattle (Washington), Portland (Oregon) và rải rác ở hầu hết các bang, các thành phố lớn trên khắp đất Mỹ, ở nhiều khu đã hình thành "chợ Việt", do người Việt hoặc người Việt gốc Hoa đứng ra mợ

Hàng hóa ở đây, tương tự như ở "chợ Tàu", phần lớn được sản xuất ở Trung Quốc, Thái Lan, Mỵ chỉ có rất ít hàng Việt Nam.

Một số mặt hàng Việt Nam đã len lỏi vào được thị trường Mỹ. Trên quầy hàng một số siêu thị đã thấy có mặt giày dép Bitis, mì Vifon, phở ăn liền, cháo ăn liền, các loại bột gia vị, bánh phở, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, các loại chè Kim Anh, các loại chậu hoa mang dòng chữ "sản xuất tại Việt Nam".

Cách đây 5 năm, mặt hàng bánh phồng tôm Sa Giang bị Thái Lan lấy mất bản quyền. Nay không chỉ Thái Lan mà còn nhiều nước khác như Trung Quốc, Colombia và ngay cả cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Mỹ cũng sản xuất những mặt hàng mang nhãn mác bằng tiếng Việt.

Thương hiệu và quyền tác giả là vấn đề nhạy cảm trong đàm phán thương mại của Mỹ với bất cứ nước nào, ấy thế mà, chuyện nhãn mác thương hiệu, quyền tác giả của Việt Nam cũng đang bị vi phạm tại Mỹ. Người ta vẫn đang thu băng và bán rộng rãi các chương trình có các bài hát của các nhạc sĩ trong nước mới sáng tác trong những năm gần đây, và giới thiệu là "khuyết danh" dù họ thừa biết là các nhạc sĩ này vẫn đang sống và đang sáng tác ở Việt Nam.

Hỏi ra mới biết, các doanh nghiệp củaVN phần vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu, nhãn mác, phần nữa vì thủ tục cho việc này lại rườm rà, tốn kém. Các tác giả Việt Nam lại không quan tâm việc đang bị nước ngoài vi phạm bản quyền, mới chỉ kiện tụng một vài vụ trong nước, nhiều khi tiền đền chẳng bù nổi các chi phí theo kiện.
Đối thủ cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam tại Mỹ hiện nay và có thể sau này vẫn là Trung Quốc, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á, những nước có "gam" hàng giống VN. Hàng Trung Quốc bán tại Mỹ hiện có nhiều loại mang nhãn hiệu Mỹ nổi tiếng nhưng lại có dòng chữ "sản xuất tại Trung Quốc".

Rõ ràng, cạnh tranh không phải chỉ là mang hàng của mình tự sản xuất ra bán tại nước ngoài, mà còn là gọi được nước ngoài vào đầu tư , để rồi đưa hàng hóa có chất lượng và giá trị gia tăng cao đi bán ngược lại sang thị trường đó với thương hiệu đã có chỗ đứng sẵn trên thị trường... Bài toán phải lựa chọn ở đây là: Giữa con đường phải đầu tư lớn cho việc tiếp thị hàng hóa của mình vào thị trường mới, với con đường "hy sinh" thương hiệu của mình để đưa được hàng hóa vào thị trường đó với thương hiệu đã nổi tiếng ở nước sở tại, rồi tính tiếp các bước đi saụ

Muốn bán hàng ở Mỹ không phải là dễ, hai yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng và thời gian. Ở Việt Nam, mua xe ôtô mới cũng chỉ được bảo hành 1 năm và không quá 10.000 km, còn ở Mỹ con số đó là 10 năm và 100.000 dặm (160.000 km), mặc dù hiếm ai ở Mỹ lại chạy một chiếc xe tới 10 năm. Người bán hàng phải làm sao cho khách mua hàng của mình mà không trả lại.

Mỹ không phải đơn thuần là một thị trường lớn về dân số (280 triệu dân), một thị trường giàu (với GDP 7.000 tỷ USD), thu nhập bình quân cao (37.000 USD) mà là nhiều thị trường. Bởi lẽ, về hành chính, họ có 50 tiểu bang, ngoài luật liên bang họ còn có luật tiểu bang, thuế má cũng khác nhau. Mỹ có nhiều vùng khí hậu, dân nhập cư từ nhiều nước khác nhau, họ mang theo tập quán, văn hóa khác nhau và đương nhiên nhu cầu tiêu dùng cũng khác nhaụ Lại nữa, không phải tất cả người Mỹ đều giàu, vậy cũng phải cân nhắc hàng của mình thâm nhập vào giới có mức thu nhập nào là chính.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.