Hôm nay,  

Biển Đông: Cả Thế Giới Chống TC

20/04/201900:00:00(Xem: 4478)
Vi Anh

 

TC đã đang làm ngang, nói ngược gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới từ Á,  Âu, Mỹ đều chống TC.

Tin VOA ngày 9/04/2019 loan tải các nhà ngoại giao cao cấp  của các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới trong tổ chức G7 - Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italia và Canada - tham dự cuộc họp hôm 6/4/19 ra thông cáo chung bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình trên Biển Đông, nhất là chuyện quân sự hóa vùng lãnh hải tranh chấp này, dù không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng ai cũng biết đó là TC. Thông cáo lên tiếng rằng, “Chúng tôi nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động đơn phương nào gây leo thang căng thẳng và làm suy yếu ổn định khu vực và trật tự hàng hải theo luật lệ quốc tế, như việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, việc lấn biển quy mô lớn và việc phát triển các tiền đồn cũng như việc sử dụng chúng cho các mục đích quân sự”, các nhà ngoại giao hàng đầu của nhóm gồm ra tuyên bố hôm 6/4, sau hai ngày họp ở Pháp. Quí vị này cũng nhắc tới việc phải “tuân thủ” Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Việt Nam từng nhiều lần nêu lên trong khi ra các tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp với nhiều nước. Ngoài ra, các ngoại trưởng nhóm G7 còn “thúc giục các bên theo đuổi việc phi quân sự hóa” những nơi tranh chấp để “bảo đảm ổn định khu vực và cho phép các nước thực thi các quyền của mình theo luật quốc tế.”

Các nhà ngoại giao cũng nhắc lại Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc 3 năm trước đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh “không có cơ sở pháp lý” để đòi hỏi chủ quyền với đường đứt khúc chín đoạn, hay còn gọi là “đường lưỡi bò”, trên Biển Đông. Phán quyết ngày 12/7/2016  ấy là “một cột mốc quan trọng và cơ sở hữu ích để giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông”. Tuy nhiên, TC nói phán quyết đó “không có giá trị” nên “không chấp nhận”.

Tuyên bố bày tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông của ngoại trưởng nhóm G7 được đưa ra một ngày trước khi báo chí Trung Quốc đưa tin rằng một giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai của nước này sẽ được kéo vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông ngày 10/4 và dự trù sẽ đi vào hoạt động vào tháng Sáu. Theo Tân Hoa Xã, giàn nổi có tên gọi Dongfang 13-2 CEPB nặng 17.247 tấn, tương đương với 10 nghìn chiếc xe ôtô thông thường và rộng bằng một sân bóng đá.

Năm 2014, quan hệ giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng phương bắc rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào khu vực Hoàng Sa mà Hà Nội nói là vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Một diễn biến quan trọng khác của đối phương của TC. Mỹ giúp Phi cho tàu đổ bộ tấn công của Mỹ tập trận chung với Philippines. Tin RFI của Pháp ngày 10-04-2019 cho biết “Trong bối cảnh Biển Đông vẫn sôi sục vì xung đột chủ quyền, Hoa Kỳ đưa một chiến hạm đa năng và chiến đấu cơ tàng hình F-35B tham gia tập trận với đồng minh Philippines gần bãi đá Scarborough, nơi bị Trung Quốc chiếm đoạt từ năm 2012. Hành động này được xem là một tín hiệu cảnh báo Bắc Kinh.”


 Mỹ còn tích cực tham gia cuộc tập trận chung với quân đội Phi, có tên là Balikatan kéo dài trong 12 ngày kể từ 01/04. Hải quân Mỹ đưa chiến hạm đa năng USS Wabs vào vùng Scarborough. Còn Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ lần đầu tiên đem tàu đổ bộ tấn công có trang bị F-35B lên thẳng tham gia tập trận với Philippines được xem là một cử chỉ ủng hộ đồng minh và cũng là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với Trung Quốc. Cuộc tập trận đổ bộ Balikatan huy động 7.000 binh sĩ Philippines và Hoa Kỳ.

Phi luật tân mạnh dạn tố cáo hơn 200 tàu đánh cá Trung Quốc áp sát đảo Thị Tứ, một điểm nóng khác tại Trường Sa, để hù dọa tinh thần người dân hải đảo và binh sĩ Philippines trấn thủ. Tổng thống Duterte của Phi lần đầu tiên phản ứng được xem là khá dứt khoát, kêu gọi Bắc Kinh triệt thoái đoàn «dân quân biển» nếu không ông sẽ bảo vệ chủ quyền bằng hành động quân sự, “tử chiến” với quân TC.

Còn dân chúng biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng. Hôm thứ Ba 09/04, dân chúng Phi tại thủ đô Manila biểu tình chống Trung Quốc, cả 1.000 người cầm cờ Philippines tuần hành đến sứ quán Trung Quốc với biểu ngữ «Bảo vệ chủ quyền», «Trung Quốc cút đi». Nhiều người biểu tình trách cứ tổng thống Duterte thiếu cương quyết trước hành động «xâm lăng» của Trung Quốc, theo tường thuật của thông tấn xã Pháp.

Và VNCS dù ý thức hệ CS với TC cũng tức nước bể bờ trước tin giàn khoan Đông Phương (Dongfang) 13-2 CEPB của Trung Quốc đang hoạt động ở Biển Đông. Tin VOA ngày 11-04, “VN: ‘đang xác minh thông tin giàn khoan TQ Đông Phương 13-2 CEPB.”

Mới đây, tin VOA ngày 17-04 cho biết “Đô đốc Mỹ Davidson thăm VN: “Tàu sân bay sẽ đến Khánh Hòa vào tháng 9”. Ông là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương  của Mỹ đã đến thăm tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, Ông  tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng rằng hàng không mẫu hạm cùng lực lượng Hải quân Mỹ sẽ đến thăm Khánh Hòa vào tháng 9 tới, nhằm tăng cường quan hệ song phương.” Trước đây hồi tháng 3/2018, HKMH USS Carl Vinson và hai chiến hạm cùng lực lượng Hải quân Mỹ đã ghé qua Đà Nẵng trong chuyến thăm bốn ngày.

VOA cho biết, “ôm 16/4, tại Hà Nội, Đô đốc Davidson đã có cuộc gặp với Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Báo Quân đội Nhân dân trích lời ông Ngô Xuân Lịch nói tại cuộc gặp: “Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, hợp tác quốc phòng giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, thể hiện qua một số lĩnh vực hợp tác như trao đổi đoàn, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và khắc phục hậu quả chiến tranh...”

Thượng tướng Phan Văn Giang cũng nhấn mạnh chuyến thăm của Đô đốc Philip Davidson diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có hợp tác quốc phòng, đang phát triển tốt đẹp.

“Đô đốc Philip Davidson lưu ý đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông, và ông bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ quốc phòng song phương sẽ ngày càng phát triển.

“Truyền thông trong nước tường thuật rằng hai bên đồng ý thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương trong thời gian tới”./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.