Hôm nay,  

Anh Hùng Tử Đạo Anrê Phú Yên Là Tiêu Biểu Hơn Cho Khối Đa Số Tử Đạo Vô Danh Của Người Công Giáo Việt Nam - Phần Ii

29/01/200000:00:00(Xem: 6643)
Một gương mẫu phải noi theo

Khi nói đến lịch sử khởi công xây dựng Giáo Hội tại Việt Nam, người ta có thói quen đưa ra một vài nhân vật lịch sử lớn, đặc biệt là nhân vật Đắc Lộ. Điều nầy không có gì cần phải cải chính. Nhưng lịch sử của Anrê còn chứng tỏ rằng Giáo Hội cũng đã được xây đắp nhờ vào những nỗ lực của số đông giáo dân Việt Nam thuộc những thế hệ đầu tiên. Ở vào thời của Anrê, thừa sai chỉ thỉnh thoảng mới có thể đến, và không thể sống thường xuyên ở trong nước. Chính vì lý do nầy mà những thầy giảng phải lên phiên thay thế họ.

Anrê là tiêu biểu cho tất cả những thừa sai Việt Nam vô danh nầy, là những anh hùng trong cuộc sống trước khi tỏ ra anh hùng trong khi chết. Người ta không thể không nghĩ rằng chính họ là những thừa sai thực sự, vì chỉ có họ mới đủ sức bảo đảm cho sự liên tục và sự tiến triển của cộng đồng công giáo. Thử hỏi tình trạng nầy không phải là giống như tình trạng ngày nay tại nhiều nơi mà sự lui tới của linh mục bị hạn chế đó sao" Chính ở điểm nầy mà Anrê là một gương mẫu của đời sống công giáo rất thích hợp cho thời nay. Thực thế, thật khó mà chọn Đắc Lộ làm gương mẫu để noi theo, nếu không muốn nói là một cách gián tiếp. Ngài đại diện cho một thời đại vẻ vang, nhưng đã qua, của sứ mạng truyền giáo. Nhưng thời đại của Anrê, thời đại nầy, không bao giờ là không có.

Là một tín đồ công giáo gương mẫu, Anrê nêu gương về nhiều mặt. Chính thầy đã tuyên bố với quan tòa rằng thầy ở với vị thừa sai "để có dịp học hỏi và tìm hiểu cho thấu đáo đức tin Kitô giáo của mình". Tất cả những ngôn từ kể lại về thầy chứng tỏ thầy đã đạt đến một trình độ cao thâm trong sự hiểu biết và thực hành đời sống công giáo. Thầy đã tóm gọn trong một câu: "Đi theo Thầy Giêsu của tôi cho đến chết".

Anrê còn là một gương mẫu có tính cách rộng lớn hơn nữa. Thầy chết có những người công giáo thuộc nhiều nước vây quanh, tất cả đều một lòng ngưỡng mộ và tôn kính thầy. Thi hài thầy đến Macao đã đem lại cho thành phố nầy một sự hoà giải rộng rãi, trong lúc tại đây đang có những tranh cãi đau buồn từng chia rẽ tín hữu công giáo từ nhiều năm qua. Như thế, chàng tuổi trẻ Anrê không thể biểu hiện cho sự bình an và sự hòa hợp mà chúng ta hằng cầu mong có được trong Giáo Hội và giữa nhiều dân tộc sống trên địa cầu đó sao"

Tại sao phải đợi quá lâu để tôn phong cho Anrê"

Khi Anrê bị giam, những người đến thăm quá xúc động, xin thầy cầu nguyện cho họ, Anrê trả lời họ rằng chính thầy là người tội lỗi đáng thương, và lẽ ra họ phải cầu nguyện cho thầy, để thầy được trung thành cho đến cùng. Đức khiêm tốn sâu thẳm nầy có thể nói được là số mệnh của Anrê. Số mệnh nầy chắc cũng đã đeo theo vụ án của thầy khiến phải tụt lại đằng sau vụ án của các vị tử đạo khác của thời rất gần đây hơn...

Ngay từ năm Anrê vừa qua đời, người ta đã hăm hở tiến hành ngay hồ sơ xin phong chân phước. Nhưng chẳng may diễn tiến công việc vướng mắc vào những cạm bẫy của lịch sử. Vào năm 1649, vụ án đã đến Rôma, và đã được Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin đứng ra bảo trợ. Nhưng luật Giáo Hội qui định phải có một bản điều tra thứ hai, tiên liệu việc thẩm cứu các nhân chứng, hình như chủ yếu phải là người Việt Nam, về những câu hỏi do Tòa Thánh đặt ra. Do những cuộc bách hại, nên phúc trình thứ hai nầy đã không bao giờ được kết thúc. Lúc bấy giờ chỉ nghe được ở một nhân chứng: chính con trai của người đứng đầu cộng đoàn công giáo, cùng bị giam với Anrê, nhưng đã được ân xá vì đã 73 tuổi.

Cũng phải nói thêm rằng, một mặt các nhân chứng trực tiếp lần lượt mất đi, mặt khác cộng đồng công giáo Việt Nam thì bị xâu xé bởi những chia rẽ trầm trọng do đó mà nguyện vọng của dân Chúa muốn tôn vinh tử đạo cho Anrê dĩ nhiên cũng bớt phần tha thiết... Vụ án Anrê được xúc tiến tại Rôma do các cha Dòng Tên, Dòng của cha Đắc Lộ. Và rủi thay, vào thời kỳ đó, các cha Dòng Tên ở Việt Nam bị phê bình nghiêm khắc tại Rôma, thậm chí bị lên án về nhiều việc, trong đó có vấn đề "lễ nghi Trung hoa". Do đó không còn ai sốt sắng bênh vực cho vụ án do các cha nầy trình lên, dẫu Anrê không có điểm nào đáng chê trách, thầy đã chết vẽ vang trước khi xảy ra tất cả những khó khăn nầy.

Vào cuối thế kỷ 19, và một lần nữa, trong thời gian họp Công đồng Vaticanô II, vụ án đưọc xúc tiến trở lại. Nhưng lúc bấy giờ lại có quyết định phải có những cuộc sưu tra thật chính xác và lâu dài. Những công việc nầy đã không hoàn tất, bởi lẽ những sử gia được chỉ định đã chết hoặc đã gặp trở ngại. Đến năm 1996, vụ án đã được mở lại: một ủy ban sử gia mới đã được chỉ định, và cuối cùng thì các công việc nghiên cứu của họ đã đạt được kết quả theo ý nguyện. Bấy giờ Tòa Thánh giao cho một chuyên gia để soạn thảo bản tường trình dài chính thức, để được Thánh Bộ Phong Thánh sớm cứu xét, một bản tường trình rất thuận lợi.

Phải tin rằng Thiên Chúa đã dành để cho thế hệ chúng ta được nhận thấy rõ ràng sự cao cả của vị tử đạo tiên khởi của Việt Nam và dạy chúng ta phải học hỏi với ngài. Ngài đã được gọi để nên mẫu mực cho tất cả những ai ngày nay đang dấn thân vào công việc làm chứng Tin Mừng, và cách riêng cho giới trẻ công giáo Việt Nam. Diễn tiến chậm trễ của hồ sơ xin tôn vinh chân phước thầy Anrê qua nhiều thế kỷ làm cho chúng ta tin rằng đó có thể là do thánh ý của Thiên Chúa.

Con đường còn lại phải vượt qua

Tuy nhiên, trước khi tôn vinh thầy Anrê Phú Yên lên trên các bàn thờ, còn một chặng đường nữa phải vượt qua, chắc chắn là ngắn hơn chặng đường trước. Công trình nghiên cứu lịch sử thực hiện theo lời yêu cầu của các giám mục Việt Nam sẽ được nghiên cứu và thẩm định bởi một ủy ban sử gia do Toà Thánh chỉ định: bởi lẽ, Giáo hội không muốn kể vào số các thánh, những người, dù cho xứng đáng, một khi những hoàn cảnh (chẳng hạn như về mặt chính trị) của đời sống và của cái chết của các vị nầy chưa được làm sáng tỏ.

Sau đó, một ủy ban các nhà thần học cũng do Toà Thánh chỉ định, sẽ xem xét giá trị làm chứng đức tin nơi cái chết của thầy Anrê, và sẽ phán quyết xem thầy có thực sự là một vị tử đạo không, nghĩa là một người bị xử tử do sự thù ghét đức tin và đã chấp nhận cái chết vì lòng mến Chúa và yêu thương anh em mình.

Nếu sự phán quyết của hai ủy ban đầu thuận lợi thì đến lượt một ủy ban thứ ba, gồm các hồng y, sẽ làm một phúc trình cho Đức Giáo Hoàng về hoàn cảnh thích hợp để phong chân phước. Đức Giáo Hoàng sẽ lấy quyết định tối hậu và tuyên bố thầy Anrê là vị chân phước. Sau cuộc tôn vinh chân phước, nếu có được một phép lạ nhờ sự cầu bàu của thầy và được công nhận thì thầy Anrê có thể được đề nghị trực tiếp tôn phong hiễn thánh, như 117 vị tử đạo khác đã bước theo con đường của thầy.

Tất cả những cuộc vận động nầy có thể mất nhiều thời gian, thông thường thì trong nhiều năm, bởi vì Giáo Hội làm nảy sinh nhiều hoa quả thánh thiện và hiện nay còn nhiều trường hợp đang chờ đợi. Nhưng nếu Đức Giáo Hoàng muốn thì mọi việc có thể tiến hành mau hơn. Chúng ta có quyền hy vọng Anrê sẽ được phong chân phước trong năm đại Toàn Xá 2000. Đó là điều đã được công khai bày tỏ trước phái đoàn các giám mục Việt Nam và cử tọa các linh mục, tu sĩ nam nữ tại Rôma trong thánh lễ trọng thể ngày 26 tháng 4 năm 1998.

Một sự kiện trọng đại cho Việt Nam

Và đến đây, các giám mục Việt Nam bắt đầu ước mơ. Đức Giáo Hoàng thích cử hành lễ phong chân phước tại các nước mà ngài thăm viếng. Dù nếu ngài không thể thăm viếng Việt Nam trong tương lai gần, thì chắc chắn ngài cũng có thể phái một Đặc sứ đại diện cho ngài, để cho ngày đại lễ mừng Anrê được cử hành hết sức trọng thể như mọi người mong ước, trong đất nước mà thầy đã sống, và ngay tại vùng đất mà thầy đã hy sinh tính mạng, trước sự hiện diện đầy hân hoan của đông đảo tín hữu công giáo Việt Nam.

Các giám mục Việt Nam, trong khi chuẩn bị tham dự cuộc họp Thượng Hội Đồng về Châu Á, đã cầu xin cho Giáo Hội của các ngài quay trở về nguồn. Điều nầy cũng có nghĩa là người ta phải học hỏi thời kỳ đầu tiên của việc rao giảng Tin Mừng ở Việt Nam. Như vậy, việc phong chân phước cho thầy Anrê sẽ đến đúng lúc: nó sẽ tạo cơ hội cho mọi người nhận biết rõ ràng hơn những thế hệ đầu tiên của người công giáo Việt Nam, và biết noi gương họ nhiều hơn.

Anrê chắc chắn sẽ gây được nguồn cảm hứng cho đồng bào của mình về một sự đổi mới thật sự trong đời sống tâm linh và sự can cảm trong việc làm chứng nhân trong những tình huống khó khăn mà họ đang trải qua. Khi thầy giảng trẻ tuổi nầy hy sinh mạng sống tại Quảng Nam, thì đời sống công giáo còn khó khăn hơn nhiều. Nhưng thầy đã biết đi cho đến cùng theo sự xác tín của mình, trong niềm hân hoan và sự can đảm. Thầy là người anh cả của mọi người. Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy cung kính dành cho thầy một chỗ xứng đáng trong trái tim của chúng ta, và đừng ngại kêu cầu với thầy như là vị bổn mạng của chúng ta.

Linh Mục Dương Hữu Nhân, O.M.I.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.