Hôm nay,  

Xin Lỗi Và Tiếc Uổng

22/04/200100:00:00(Xem: 4123)
Chìa khóa mở cửa thả phi hành đoàn 24 người trên phi cơ thám thính Mỹ dường như do cách hiểu và cách dùng hai chữ xin lỗi và tiếc uổng. Trung quốc đòi hỏi Mỹ phải xin lỗi về tội thám thính, đụng máy bay gây chết người, và đáp bất hợïp pháp xuống Đảo Hải Nam, lãnh thổ Trung quốc. Mỹ bày tỏ tiếc uổng về cái chết của người phi công Trung quốc và việc máy bay Mỹ đáp không có phép. Bên ngoài có vẻ như thế. Nhưng thực chất bên trong, cả đôi bên thấy không có có lợi gì, không có gì để ăn hay thua nữa trong căng thẳng ngoại giao nếu theo sát tiến trình giải quyết nội vụ của hai bên.

Ngay sau khi biến cố xảy ra, trước sau như một, TT Bush kiên quyết tách rời ra khỏi vòng bàn bạc hai vấn đề: bán vũ khí cho Đài loan và không thám canh chừng Trung quốc. Đó lại là hai vấn đề Trung quốc muốn "tranh thủ" khi nắm được trong tay lá bài chủ là 24 người Mỹ con tin và chiếc phi cơ chứa nhiều máy móc tân kỳ và dữ kiện bí mật.

Thời gian là yếu tố quan trọng. Trung quốc cần thời gian để khai thác bí mật sáng chế, khai thác con tin, và khám phá các dữ kiện để xem Mỹ muốn tìm hiểu cái gì về Trung quốc. Thời gian còn có lợi cho Trung quốc trong việc thương lượng. Giữ con tin càng lâu, Mỹ càng bị áp lực của gia đình nạn nhân, của quần chúng nên dễ nhượng bộ trước đòi hỏi của Trung quốc trong hai vấn đề cốt tử hai bên đều không nói ra nhưng đều đặt nặng. TT Bush ngay từ đầu đã vạch một lằn đỏ trước hai vấn đề ấy. Vì vậy TT Bush chỉ tuyên bố như tối hậu thư, thả phi công hay quan hệ ngoại giao Mỹ Trung bị ảnh hưởng. Lúc này lợi thế thời gian lại nghiêng về phía Mỹ. Mũi dùi dư luận chung của Mỹ tiếp sức cho Tổng thống, chỉ trích Trung quốc bắt giữ và đối xửû những người con ưu tú của Tổ quốc Mỹ như những con tin và tìm cách gỡ gạc, trục lợi chánh trị. Nhiều nghị sĩ chỉ trích thẳng thừng và đề nghị biện pháp không lợi cho Trung quốc. Nhiều công dân trương bích chương, biểu ngữ trước nhà, tiệm, quán đòi trả lại phi công Mỹ. Riêng TT Bush cũng cần Trung quốc có thì giờ để hiểu biết tầm quan trọng của lời tuyên bố tối hậu của Ông. Một viên chức có liên quan nhiều trong quá trình giải quyết biến cố cho biết, " Chiến lược[ của TT] là làm rõ những gì Mỹ muốn và, kế đó để cho Trung quốc có thời gian hiểu rõ." Sau lời tuyên bố tối hậu, áp lực quần chúng chỉa vào Trung quốc và lợi thế thời gian nghiêng về Mỹ.

Và không bao lâu sau, Trung quốc thấy không gỡ gạc gì được trong vấn đề cốt tử, vấn đề xin lỗi hay tiếc uổng được đặt ra đồng thời với việc cho Đại diện Mỹ tiếp xúc với 24 người bị cầm giữ. Độ căng thẳng của quả bóng ngoại giao xì bớt. Và thỏa hiệp về cách dùng, cách hiểu chữ sorry bắt đầu, để giữ mặt mày cho Trung quốc, vốn là một nước đã từng bị các sứ thần Tây phương phản đối vì buộc họ phải " khấu đầu quỳ lạy khi triều kiến Thiên nhan."

Trong các nước thuộc văn minh Tây phương, có lẽ Mỹ là nước ít hay xem nhẹ lễ nghi nhứt. Giáo sư, bác sĩ nếu cần vẫn có thể mang dép đi biển vào giảng đường, vào bịnh viện. Người nghèo hay giàu, mặc áo bỏ ngoài, hay áo lớn, có chuyện vào công sở cũng chẳng ai chú ý chê khen, làm khó dễ gì. Trái lại người Mỹ rất hào phóng trong việc dùng chữ sorry. Đi vượt lên một người, không cọ quẹt, không lỗi phải gì, cũng cứ sorry. Trả lời một số cú điện thoại kêu lộn số, lẽ ra trách người kêu lộn, lại tỉnh bơ sorry, wrong number. Nhưng vị tướng tài danh Powell của Chiến thắng Trung đông, đang nắm Bộ Ngoại giao Mỹ, người đóng vai trò trung tâm trong cuộc thỏa hiệp và dự thảo thư sorry Trung quốc, rất thận trọng khi dùng chữ ấy. Thận trọng như khi Ông duyệt kế hoạch cuộc Hành quân Lá chắn Sa mạc, mỗi một chữ, mỗi một câu trong kế hoạch, mỗi một ly trên phóng đồ, đều dính líu đến sự sống, cái chết của quân nhân, những người con ưu tú của Mỹ quốc. Oâng là người đầu tiên công khai dùng chữ sorry và sorrow và biến nó thành chìa khoá mở cửa để 24 người trong phi hành đoàn tự do trở về đất mẹ an toàn " Những chữ, lấy làm tiếc uổng, rất tiếc uổng liên quan đến những việc rõ ràng,". Đó là cái chết của người phi công Trung quốc, việc đáp khẩn cấp xuống lãnh thổ Trung quốc không có phép. "Cái chết cuả ai cũng làm chúng ta bị mất mát nên chúng ta bày tỏ sự tiếc uổng, rất tiếc uổng về cái chết [của người ấy]."

Cách hiểu và cách dùng hai chữ xin lỗi và lấy làm tiếc uổng của hai bên dính líu đến danh dự, phương diện quốc gia, và tự do của 24 quân nhân Mỹ được dàn xếp. Nó làm xì quả bóng căng thẳng. Không phải hai nước trong cuộc mới thở phào nhẹ nhỏm mà các nước khác, nhứt là của Vùng Á châu Thái bình dương cũng mừng lây vì hết sợ bị văn miểng. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản ngừng khi 24 quân nhân được trở về đất mẹ. Còn hai vấn đề gay góc nữa. Thứ nhứt, chiếc phi cơ đang nằm ở Đảo Hải Nam. Tuy các máy móc tân kỳ, dữ kiện bí mật, phi hành đoàn theo điều lịnh bảo mật lúc lâm nguy đã được phá hủy, việc bảo mật coi như đã bảo đảm. Nhưng theo Đô Đốc Craig Quigley, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh, "Đó là tài sản của Mỹ, và chúng tôi muốn nó phải được đem về."Thứ hai, việc tiếp tục không thám bờ biển Trung quốc, Đô Đốc Dennis C. Blair, tư lịnh Lực lượng Mỹ ở Thái bình dương nói, "Một, chúng tôi có quyền làm, và hai, chúng tôi cần làm để đề phòng những bất trắc và hiểu rõ hơn sự phát triển quân lực của Trung quốc."

Người Mỹ quốc gia cực đoan mấy, khó tánh mấy trong việc dùng từ, dùng chữ regret, sorrow, sorry, nếu có trách TT Bush đi hơi quá xa trong việc bày tỏ sự tiếc uổng đối với Trung quốc, cũng tự nhũ dù sao TT mình cũng không lùi một bước trong chiến lược đối với Trung quốc trước hai vấn đề cốt tử: bán vũ khí cho Đài loan và không thám duyên hải Trung quốc vì đó là vấn đề liên quan đến quyền lợi quốc gia, an ninh của nhân dân Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.