Hôm nay,  

Mỹ Hứa Giúp Phi Nếu Bị TQ Tấn Công

3/2/201900:00:00(View: 3479)
BIỂN ĐÔNG -- Hoa Kỳ cam kết sẽ giúp Philippines tự vệ nếu bị tấn công trên Biển Đông.

Bản tin RFI và VOA ghi như trên hôm Thứ Sáu.

Mỹ cam kết giúp Philippines tự vệ nếu bị tấn công trên Biển Đông.

Trong một lời cảnh cáo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay nhắm vào đích danh Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay 01/03/2019 khẳng định Washington sẽ giúp Manila tự vệ trước bất kỳ một «cuộc tấn công vũ trang» nào ở Biển Đông. Ngay lập tức, Bắc Kinh đã đả kích Pompeo, xem đấy là một hành vi cố tình khiêu khích Trung Quốc.

Nhân chuyến ghé thăm Philippines ngay sau khi tháp tùng tổng thống Mỹ Donald Trump dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có buổi hội kiến với tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào hôm nay.

Sau cuộc gặp, ngoại trưởng Mỹ đã có một cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Philippines Teodoro Locsin tại Manila, trong đó ông xác định rằng các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại vùng Biển Đông mà Bắc Kinh đang tranh chấp với các láng giềng là một mối đe dọa.

RFI ghi rằng khi ra trước báo giới, ông Pompeo không ngần ngại khẳng định: (1) «Biển Đông thuộc vùng Thái Bình Dương» và (2) «việc bồi đắp đảo nhân tạo và các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông đe dọa chủ quyền, an ninh, và qua đó là đời sống kinh tế của Philippines cũng như của Hoa Kỳ.»

Trên cơ sở đó, ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh: «Bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào lực lượng Philippines, vào máy bay hoặc tàu bè của Nhà Nước Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt các nghĩa vụ bảo vệ lẫn nhau được quy định trong Điều 4 của Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương (Mỹ-Philippines)».

Hiệp Ước này là một văn kiện được Mỹ và Philippines ký kết vào năm 1951, quy định là hai nước phải giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp xẩy ra «một cuộc tấn công vũ trang ở Thái Bình Dương».

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp của Mỹ công khai xác nhận việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh của mình ở vùng Biển Đông, nơi đang có những tranh chấp chủ quyền được cho là dễ bùng nổ nhất trên thế giới hiện nay.

Trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của chính phủ Philippines thường xuyên yêu cầu Hoa Kỳ nói rõ phạm vi áp dụng của Hiệp Ước Phòng Thủ Mỹ-Philippines, xác định xem Biển Đông có nằm trong khu vực «Thái Bình Dương» được đề cập đến trong hiệp ước hay không.

Cho đến nay, Trung Quốc luôn viện cớ «chủ quyền lịch sử» để đòi làm chủ hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, và bất chấp phán quyết của Tòa Thường Trực Quốc Tế La Haye theo đó yêu sách lịch sử của Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý. Trên biển, Bắc Kinh không ngần ngại dùng biện pháp mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.

Phản ứng trước tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng vào hôm nay đã nêu đích danh Hoa Kỳ để chỉ trích, cho rằng «một quốc gia bên ngoài khu vực, chẳng hạn như Hoa Kỳ, nếu thực sự quan tâm đến hòa bình, ổn định và hạnh phúc của các dân tộc trong khu vực, thì nên tránh mọi hành động cố tình khiêu khích và gây rối».

Theo giới phân tích, trên đây là lập trường cố hữu của Bắc Kinh vốn không muốn quốc tế can thiệp vào vấn đề Biển Đông để Trung Quốc dễ chèn ép các nước nhỏ trong khu vực.

RFI cũng ghi thêm rằng:

“Ngược lại, Hoa Kỳ nhân danh nguyên tắc tự do hàng hải để cho tàu chiến qua lại trong vùng, và không ngần ngại áp sát những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc kiểm soát để thách thức các yêu sách chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh.”

Bản tin VOA ghi nhận về dè dặt của Tổng Thống Philippines:

“Mặc dù không còn sự hiện diện thường trực của quân sự Mỹ ở Philippines, các cuộc tập trận chung, trao đổi thông tin tình báo và chuyển giao phần cứng diễn ra thường xuyên theo nhiều thỏa thuận khác nhau.

Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không phải là một người hâm mộ điều này và ông tin rằng liên minh với Mỹ làm cho đất nước của ông trở thành mục tiêu tiềm năng của Trung Quốc, nơi ông muốn có mối quan hệ kinh doanh mạnh mẽ hơn.

Tổng thống Duterte đã nhiều lần đặt câu hỏi về cam kết của Hoa Kỳ, khi lưu ý rằng họ không làm gì để ngăn Trung Quốc biến các rạn san hô thành các đảo được trang bị radar, pin tên lửa và nhà chứa máy bay chiến đấu và trong khoảng cách bắn tới Philippines.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100.
Trong khi cuộc chiến vì tự do dân chủ tại Hồng Kông ngày một suy yếu, hai chính phủ Trung Quốc và Nam Hàn bắt tay nhau về quốc phòng, gây lo ngại TQ sẽ dễ dàng hơn trong việc ức hiếp Việt Nam và Đài Loan.
ROME - Giáo hoàng Francis đã đến Thái Lan, trên đường Á du. Cuộc tông du tại Thái Lan và Nhật bắt đầu ngày Thứ Tư 20-11.
CAIRO - Liên đoàn Arap định họp khẩn cấp về chuyển hướng chính sách của chính quyền Trump để ủng hộ chương trình định cư của Israel, sau 40 năm không công nhận.
TEHRAN - Hàng chục người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bị đàn áp từ hôm Thứ Sáu 15/11.
GENEVA - Bất đồng mậu dịch giữa 2 nước đông Á chưa thể san bằng sau vòng đàm phán thứ nhì tại bản doanh Geneva của “tổ chức mậu dịch thế giới - WTO” trong ngày 19/11.
Heliogen tận dụng phần mềm để điều khiển gương phản chiếu ánh nắng Mặt trời nhắm đến mục tiêu, tạo nguồn nhiệt gấp 3 lần các hệ thống pin Mặt trời thương mại trước đây.
CHICAGO - Giám thị cảnh sát loan báo 1 cậu 15 tuổi tập đàn piano và 1 nhân viên cảnh sát trúng đạn, khi cướp ngân hàng dẫn đầu 1 cuộc rượt đuổi gay cấn trên công lộ.
SAN FRANCISCO - Mặc cho thời tiết đã vào đến giai đoạn cuối thu trong tháng 11, vì nhu cầu phòng ngừa cháy rừng, công ty điện PG&E vẫn phải thực hiện 1 kế hoạch cắt điện tại các khu vực dễ cháy tại các quận trồng nho làm rượu phía bắc Vịnh San Francisco là Sonoma và Napa từ 7 giờ sáng Thứ Tư 20/11.
CHATAM COUNTY - Tượng người lính Nam quân (là phe Confederate thời nội chiến Nam-Bắc Mỹ) đã bị di chuyển khỏi pháp đình là di tích lịch sử tại quận Chatam (North Carolina).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.