Hôm nay,  

Trump, Kim Hẹn Hò Tình Tứ

26/02/201900:00:00(Xem: 3905)
Trần Khải

 

Vậy là gặp nhau lần nữa... Lần này ở Hà Nội. Thế là, hình ảnh chính phủ CSVN từ một anh độc tài đảng trị, chuyên chính bàn tay sắt với nhân quyền, bỗng nhiên trở thành một nơi cho các lãnh tụ tới, gặp gỡ để thương lượng hòa bình thế giới.

Cũng là khi vai trò nhà nước CSVN bỗng nhiên lên đỉnh cao, nơi Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc sẽ đứng giữa, nắm tay hai chàng Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnht 5u Bắc Hàn Kim Jong Un và rủ vào một quán cà phê Hà Nội...

Khéo nhé ông Phúc, đừng nói câu tiếng Anh nào nhé. Vì phóng viên truyền hình khắp nơi đây. Cứ nói tiếng Việt thôi, rồi sẽ có người thông ngôn snag tiếng Anh. Chớ còn biểu diễn một câu “ma dzê in Việt Nam” thì người xem TV khắp thế giới sẽ cười bể bụng.

Trong khi đó, Kim chơi bảng... Trong lúc lãnh tụ Kim Jong-un đang di chuyển bằng xe lửa quá cảnh Hoa Lục để tới Việnam dự đối thoại thượng đỉnh thứ nhì, Bắc Hàn khuyến cáo TT Trump chớ nghe những tiếng nói chỉ trích muốn gây gián đoạn nỗ lực cải tiến quan hệ với Pyongyang.

Hồi 8 tháng trước, 2 nguyên thủ hội kiến lần đầu tiên tại Singapore và thỏa thuận cùng tìm kiếm phi nguyên tử tại bán đảo Hàn. Nhưng, Thông Cáo Chung mơ hồ không đem lại bao nhiêu kết quả khiến cac giới an ninh và lập pháp DC nhắc nhở TT Trump chớ nhân nhượng mà không buộc Kim hành động cụ thể về phi nguyên tử.

Thông tấn chính thức KCNA nhấn mạnh : các phê bình có ý nghĩa gây gián đoạn và lạc hướng – chớ bỏ lỡ cơ hội lịch sử hiếm hoi này. 1 tuần trước ngày tái ngộ Kim, TT Trump nói “Muốn có thể giảm hay giải tỏa trừng phạt nếu có tiến bộ trong đàm phán phi nguyên tử”. Ông xác nhận “Không vội – không định thúc ép”. Trong các điều trần gần đây, các giới chức an ninh tình báo khẳng định “Không bao giờ Bắc Hàn từ bỏ hoàn toàn vũ khí nguyên tử”.

Bản tin BBC tóm lược câu chuyện Trump-Kim hẹn hò như sau:

“Ông Kim rời Bình Nhưỡng đi Việt Nam vào chiều thứ Bảy 23/2, đi qua lãnh thổ Trung Quốc

Cuộc họp lần thứ hai giữa lãnh đạo Kim Jong-un của Bắc Hàn và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump diễn ra trong ngày 27-28/2/2019 tại Hà Nội, tám tháng sau cuộc họp lịch sử hồi 6/2018 tại Singapore.

Kỳ họp được trông đợi sẽ cho kết quả cụ thể, hoặc ít nhất là nêu lộ trình cho mục tiêu giải trừ hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên

Bắc Hàn cũng muốn được đảm bảo về an ninh và đạt việc chính thức chấm dứt Cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953

Truyền thông Bắc Hàn tuyên bố nếu hai bên không đạt thỏa thuận nào, “dân Mỹ sẽ không bao giờ thoát khỏi các đe dọa an ninh khiến họ hoảng sợ”...”

Bản tin VOA cho biết: Tàu chở Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un tới ga Đồng Đăng trên biên giới Việt - Trung sáng 26/2 (giờ Hà Nội) và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã lên xe đi Hà Nội trong sự bảo vệ dày đặc của các cận vệ.

Theo các đoạn video phát trực tiếp đăng trên mạng xã hội, ông Kim đã được nhiều người cầm quốc kỳ Việt Nam và Triều Tiên chào đón.

Trước khi chiếc xe lăn bánh về thủ đô Việt Nam, ông Kim đã vẫy chào nhiều người đứng bên đường qua cửa kính mở.

Đứng dọc hai bên ôtô chở nguyên thủ Bắc Hàn là hơn một chục cận vệ mặc trang phục giống hệt nhau.

Trong khi đó, bản tin NHK ghi lời Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại rằng ông không nóng vội trong vấn đề phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ phát biểu như trên tại Bạch Ốc vào Chủ Nhật, trước khi lên đường tới Hà Nội, Việt Nam, để tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2.

Ông Trump nói đã gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và quan hệ giữa hai bên "rất, rất tốt đẹp". Ông cho biết ông rất vui nếu Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục ngừng thử hạt nhân và tên lửa. Ông nói ông không nóng vội cũng như không để ai làm ảnh hưởng đến thỏa thuận hạt nhân, ngụ ý rằng sẽ cần thời gian để đạt được phi hạt nhân hóa.

Một số nghị sĩ Mỹ lên tiếng bày tỏ quan ngại rằng sức ép đối với Bắc Triều Tiên có thể bị giảm bớt mà không đạt được tiến triển đáng kể về phi hạt nhân hóa tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.

Từ Seoul, bản tin KBS ghi lời người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyum trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Hai (25/2) để ngỏ khả năng vấn đề tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai ở Hà Nội, Việt Nam.

Ông Kim nhấn mạnh việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên khác với Hiệp định hòa bình, mang ý nghĩa căn bản là nhằm thúc đẩy phi hạt nhân hóa miền Bắc. Hàn Quốc và Mỹ đều đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Hai miền Nam-Bắc trên thực tế đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh và bất khả xâm phạm qua hai lần Hội nghị thượng đỉnh liên Triều và "Biên bản nhất trí thực thi Tuyên bố Bàn Môn Điếm ở lĩnh vực quân sự" ngày 19/9 năm ngoái. Do đó, giờ đây chỉ còn lại vấn đề giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên.

Phát ngôn viên Kim khẳng định Chính phủ Hàn Quốc hoan nghênh việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên dù dưới bất kỳ phương thức nào, giữa 4 bên Hàn-Triều-Mỹ-Trung, ba bên Hàn-Triều-Mỹ, hay hai bên Mỹ-Triều.

Đặc biệt, ông Kim cho rằng nếu Mỹ và Bắc Triều Tiên đồng thuận về việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh, thì chỉ cần hai bên đưa ra tuyên bố là đủ. Điều quan trọng hơn lúc này là phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh sớm để đẩy nhanh tốc độ phi hạt nhân hóa miền Bắc.

Bản tin RFI ghi nhận khía cạnh khác: phía Hoa Kỳ chỉ mong diễn ra kịch bản «có qua có lại», để họ có thể khẳng định thượng đỉnh Hà Nội «thành công». Ví dụ như phía Bình Nhưỡng chấp nhận đình chỉ hoạt động các cơ sở thử nghiệm tên lửa và hạt nhân và phá hủy một số cơ sở đó, đặc biệt là Yongbyon.

Nhưng thật ra, theo chuyên gia Jung Pak, điều mà Washington mong muốn nhất đó là Kim Jong Un chấp nhận cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế vào thanh ra các cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Đổi lại, Hoa Kỳ có thể thể mở một văn phòng liên lạc ở Bình Nhưỡng, một bước để tiến tới thiết lập bang giao giữa hai nước, thậm chí tuyên bố chấm dứt chiến tranh.

Vấn đề là phía Bắc Triều Tiên vẫn đòi bãi bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt đối với nước này, thế mà chính quyền Trump cho tới nay không chấp nhận điều này trước khi Bình Nhưỡng thực hiện phi hạt nhân hóa. Cho nên, theo AFP, có thể là cuối cùng thì phía Mỹ chắc sẽ phải chấp nhận đình chỉ một số trừng phạt với điều kiện Bình Nhưỡng chứng tỏ là họ sẽ làm đúng theo các cam kết về phi hạt nhân hóa.

Bản tin RFA nhìn một góc nhân quyền: Như đã thành lệ, mỗi khi có sự kiện gì liên quan đến quốc tế diễn ra ở Việt Nam, tư gia của một số nhà hoạt động … lại bị theo dõi, canh chặn, thậm chí chủ nhân bị yêu cầu không được ra khỏi nhà. Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn ở Hà Nội lần này không là ngoại lệ.

Trên mạng xã hội mấy hôm nay bắt đầu xuất hiện những status về việc an ninh, công an khu vực đến nhà “tò mò” về chuyện riêng của gia đình họ. Vợ luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết sáng 25/2, công an khu vực tới nhà hỏi “tối qua chồng chị có ngủ ở nhà không?”

RFA ghi lời anh Ngô Duy Quyền, chồng của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, hiện đang ở Hà Nội thì cho biết từ sáng 25/2 họ đã án ngữ tận tầng 3, đi chợ thì họ kè kè đi theo, cách chỉ khoảng 3m.

Ông Tô Oanh, hiện ở Bắc Giang, người từng sang Hoa Kỳ dự buổi điều trần về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam năm 2014 cũng cho biết “Ngoài 2 camera trước cửa, tôi được sĩ quan an ninh vào nhà tuyên bố không được đi đâu từ chiều nay cho hết hội nghị Thượng đỉnh nào đó ! Chắc tôi có tên trong danh sách tổ chức khủng bố chăng?”

Bản tin Zing nghĩ tới chuyện các cơ sở kinh doanh hốt bạc: Nhiều doanh nghiệp miễn phí tour, xe và khách sạn cho nhà báo quốc tế...

Ngoài 2 đơn vị được chỉ định cung cấp các tour miễn phí, nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam cũng ngỏ ý miễn phí tour, xe và khách sạn cho nhà báo quốc tế khám phá Việt Nam.

Trao đổi với báo chí, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chỉ định 2 doanh nghiệp lữ hành là Hanoitourist và Saigontourist làm đơn vị cung cấp các tour miễn phí cho nhà báo quốc tế tác nghiệp tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2.

Các tour gồm tham quan nội thành Hà Nội, chụp ảnh các di tích lịch sử ở thủ đô, trải nghiệm cà phê Hà Nội, khám phá bảo tàng, tìm hiểu làng nghề Bát Tràng, khám phá làng cổ Đường Lâm, đến Hạ Long (Quảng Ninh), tham quan Bái Đính và Tràng An (Ninh Bình).

Vậy là, Trump và Kim hẹn hò tình tứ nhé... Bá vai thì OK, bắt tay thì OK, nhưng nhớ nhắc anh Nguyễn Xuân Phúc là đừng nói câu tiếng Anh nào, hãy để Trump nói trong khi Phúc chỉ cầnc ười trước ống kính TV là thành công tuyệt vời rồi.

Hôm qua Trump cảm ơn Tập Cận Bình, vài ngày nữa Trump sẽ cảm ơn Nguyễn Xuân Phúc... tuyệt vời nhé. Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc và CNXH Việt Nam thắng lớn phải không? Bởi vậy, Kim mới sang VN, xin học và gọi Nguyễn Phú Trọng là sư phụ?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.