Hôm nay,  

Đàm Phán Với CS Bắc Hàn: Lợi và Hại

25/02/201900:00:00(Xem: 3900)
Vi Anh

 

Đàm phán với CS cái hại trước nhứt là mất thì giờ. Thì giờ của tổng thổng Mỹ vô cùng quí giá vì bao nhiêu việc nước, chuyện dân Mỹ đang chờ ý kiến và quyết định của Ông. Đàm phán với Kim Jong un, TT Trump phải mất hai chuyến, hết Singapore tới Hà nội, mà việc giải trừ nguyên tử và hoả tiễn Bắc Hàn chắc cũng vẫn dậm chân một chỗ.

Trong chánh trị, ngoại giao quyền lợi là cứu cánh tối thượng, không ai ăn cơm nhà, hưởng lộc nước đi làm công chuyện cho quyền lợi nước khác. TT Trump của Mỹ đã đàm phán thượng đỉnh với Kim Jong un lần 1 vào năm ngoái, năm nay sắp đàm phán lần 2 vào hai ngày 27 và 28 tháng Hai Dương lịch. Đề tài cốt lõi các chuyên gia dự đoán cũng sẽ là  giải trừ hoả tiễn và nguyên tử của Bắc Hàn, mà ba đời nhà họ Kim coi là điều kiện sống chết của chế độ khép kín nhứt và chỉ có TC là đồng minh kinh tế duy nhứt. Và CS Bắc Hàn sẽ đòi gỡ bỏ mọi trừng phạt đối với CS Bắc Hàn để cứu vãn kinh tế Bắc Hàn đang trên đà phá sản.

Chưa chi đã có tin vui đầu cho phía CS. Tin RFI ngày 21/2 của Pháp, “AFP dẫn lời các nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc cho biết là Việt Nam đã yêu cầu miễn trừng phạt một số quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên, cho phép họ đến Hà Nội để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên. Đề nghị này đã được cả 15 thành viên Hội Đồng Bảo An chấp thuận. Hãng tin Pháp nhắc lại là trong khuôn khổ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc nhắm vào Bắc Triều Tiên, một số quan chức cao cấp của nước này đã bị đưa vào danh sách đen cấm ra nước ngoài và cấm các nước khác cấp visa nhập cảnh.

Nên không có gì khó hiểu khi thấy TC có nhiều vận động ngoại giao tích cực nhứt cho cuộc đàm phán này, nhiều hơn của Mỹ trong việc chuẩn bị cho TT Trump đi đàm phán. Trong cuộc đàm phán thượng đỉnh Trump-Kim đầu tiên, theo phân tích của Reuters, bản tuyên bố chỉ gồm 4 cam kết chung chung, đại khái: sẽ thiết lập “những quan hệ mới” cho hòa bình và thịnh vượng; sẽ cùng làm việc với nhau để xây dựng “một chế độ hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên”; Bắc Triều Tiên cam kết “nỗ lực tiến đến phi nguyên tử hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”; hai nước sẽ tìm lại và hồi hương hài cốt tử sĩ chiến tranh Triều Tiên 1950-53. Nhưng Bắc Hàn hứa 10 mà làm chưa  được 3 nữa, còn làm thì chỉ làm lấy có mà thôi.

Mỹ cũng không phải tay vừa vẫn kiên trì giữ lịnh trừng phạt Bắc Hàn. Ô. Stephen Biegun, đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên, xác định là phần lớn các cuộc thảo luận gần đây nhất với Bắc Triều Tiên đều xoay quanh vấn đề hậu cần của thượng đỉnh. Thực tế lúc này là: Bắc Triều Tiên vẫn nắm giữ vũ khí nguyên tử, còn Washington vẫn tiếp tục trừng phạt Bình Nhưỡng. Bắc Triều Tiên đã đề nghị bãi bỏ trừng phạt, khởi động lại một số đề án kinh tế, mở một văn phòng liên lạc Mỹ ở Bình Nhưỡng, và ký một văn bản để chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh “kỹ thuật” vẫn tồn tại từ cuộc chiến 1950-53.

Phải nói trong hai cuộc găp gỡ, Chủ Tịch Tập cận Bình của TC ‘vô nước’ tối đa cho con gà của mình. Trong một năm Kim Jong un được Chủ Tịch Tập cận Bình của TC đích thân mời và tiếp Kim Jong un long trọng như một ông vua tại Đại Lễ Đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Còn trong chuyến đi Singapore thì TC cấp máy bay, và đi Hà nội thì cũng TC dành ưu tiên giờ giấc, lộ trình, an ninh cho Kim.


Báo Pháp ngoài cuộc, ít nhậy cảm hơn trong thời sự này. Nhưng đa số nói Kim Jong un tìm cách củng cố vị thế bằng cách dựa vào người láng giềng khổng lồ, người đồng chí CS, người đồng minh kinh tế duy nhứt là Trung Quốc này đấy.

Còn Tập Cận Bình đã khéo léo thành công đặt mình vào trung tâm ván bài ngoại giao về hồ sơ nguyên tử bắc Triều Tiên và «Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc để bảo vệ lợi ích chiến lược của mình». Báo Les Echos cũng của Pháp còn dùng chữ của CS, nói các cuộc gặp long trọng này cho thấy Bắc Kinh đang lập lại «mối liên minh ‘thần thánh’ đối phó với Trump». TC dùng lại lá bài hoả tiễn nguyên tử của CS Bắc Hàn để đối phó với Mỹ.

Triêu Tiên là khu vực mà Trung Hoa ngày xưa đã thống lĩnh trong nhiều thế kỷ và bây giờ Ô. Tập cận Bình của TC muốn tái hiện lại giấc mộng Trung Hoa. Nhưng Mỹ chuyển trục quân sự để bảo vệ tự do hàng hải trong vùng biển Á châu Thái bình dương. Trước việc trở lại của Mỹ như có lá chắn, một số nước trong vùng đứng lên bảo vệ biển đảo của mình, khiến giấc mộng Trung Hoa đang trên đà thành ác mộng cho TC.

Thử xem lợi, hại nhiều thuộc về ai trong cuộc đàm phán Trump Kim này? Thông thường ngoại giao, thương lượng giữa nước lớn và nước nhỏ, lý của kẻ mạnh thường thắng. Nhưng đằng sau kẻ yếu Bắc Hàn là quan thầy TC. TC và CS Bắc Hàn lợi nhứt. Hai chế độ CS này làm lành lại. CSVN cũng ăn ké được đối với phía CS lẫn phía Mỹ. Lợi kế là CS Bắc Hàn dùng đàm phán để câu giờ để chạy đua võ trang, để cứu nền kinh tế lâm nguy. Không bao giờ CS Bắc Hàn thực tâm phi nguyên tử hoá như Mỹ yêu cầu vì đó là niềm tin, là lẽ sống, lý do sống còn qua ba đời vua CS Bắc Hàn. Bình Nhưỡng vẫn lý giải rằng kho vũ khí nguyên tử và hoả tiễn đạn đạo là phương tiện đáp trả chiến lược trước mối «đe dọa» của Hoa Kỳ. Việc giải trừ vũ khí chỉ có thể khi mà các kẻ thù của họ tức là Mỹ cũng làm tương tự. Nên CS Bắc Hàn sợ Mỹ tấn công khi đàm phán thất bại. Nếu Mỹ tấn công Bắc Hàn, chỉ có TC hậu thuẫn, can thiệp thì điều tệ hại ấy cho Bắc Hàn ít xảy ra.

Cái lợi kế tiếp của CS Bắc Hàn là hy vọng sẽ ly gián, chia rẽ Mỹ và Hàn quốc khi bàn về Liên Triều. CS Bắc Hàn thế nào cũng chống Mỹ đóng quân ở Nam Hàn, chống Mỹ bao vây ngoài biển. Trước mắt, Bình Nhưỡng muốn Hoa Kỳ bỏ thỏa thuận liên minh quân sự với Hàn Quốc và rút 38 ngàn quân ra khỏi khu vực bán đảo Triều Tiên. Nhìn chung là còn rất nhiều điều mà Washington khó có thể, không có thể chấp nhận được.

Còn Mỹ cũng có lợi trong loại chiến tranh khác. Mỹ có thể cho đoàn quân thầm lặng, không tên, tình báo, gián điệp vào tạo thêm nỗi sợ không rời trong lòng Kim Jong un là sợ bị CIA hay quân đội Bắc Hàn được Mỹ móc nối tính sổ. Đầu tư, hàng hoá Mỹ có thể nhập vào Bắc Hàn, một quyền lực mềm của tự do, dân chủ Mỹ, tạo thành “diễn biến hoà bình” của tự do, dân chủ là khắc tinh của chế độ CS.

Còn TT Trump cũng có lợi, được coi là vị tổng thống thành công trong việc gặp gỡ, đàm phán với một chế độ khép kín nhứt hành tinh, âu cũng có lợi cho cuộc tái tranh cử của Ông. Nhưng Ông biết không thể dứt điểm với CS Bắc Hàn về hồ sơ nguyên tử và hỏa tiễn, nên TT Trump có tuyên bố «Tôi không nghĩ rằng đây sẽ là cuộc gặp cuối cùng», như RFI đã loan tải./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.