Hôm nay,  

Bai Du Thi So 3 : Cuoc Vuot Bien Cuoi Mua Ty Nan

01/07/200000:00:00(Xem: 5899)
BAI DU THI SO 3 CUA TRAN NHU KHOA – SINH VIEN LUAT TAI DAI HOC TASMANIA

***

Tuần này, Sàigòn Times hân hạnh giới thiệu cùng qúy độc giả bài dự thi số 3 của anh Trần Như Khoa. Qua thư của anh Trần Như Khôi, em ruột anh Trần Như Khoa, thì cả hai anh em tuổi mới trên dưới 20, lên đường vượt biển tỵ nạn cùng với cha khi mới lên 9, lên 10, đặt chân tới Úc mới hơn 7 năm. Vậy mà trong thời gian ngắn ngủi vừa học vừa làm việc, cả hai anh em hiện đều là sinh viên tại viện đại học Tasmania. Nhưng điều đáng ngạc nhiên và đáng khâm phục hơn, chính là khả năng diễn tả bằng tiếng Việt của cả hai anh Trần Như Khoa và Trần Như Khôi đều rất trôi chảy, trong sáng và duyên dáng như một người cầm viết lâu năm mặc dù anh Trần Như Khôi xác nhận, “xưa nay chưa viết văn bao giờ, và không bao giờ dám có tham vọng trở thành nhà văn”. Theo lời đề nghị của anh Trần Như Khôi, toàn bộ bài viết của hai anh được chia làm ba bài: Bài một, Cuộc vượt biển cuối mùa, ghi lại những kỷ niệm lênh đênh cả tháng trời trên biển cả khi vượt biên; Bài hai, Những gian nguy thử thách; Bài 3, Tại sao cháu học luật, trình bầy những truyện vui buồn của hai anh trong những ngày tháng sống trên nước Úc. Qua bài viết của hai anh em Trần Như Khoa và Trần Như Khôi, qúy độc giả sẽ có dịp sống lại những kỷ niệm trên đường vượt biển tìm tự do, đồng thời có được cơ hội thấy được những suy tư, thao thức rất chân thành, rất cảm động của thế hệ trẻ Việt Nam. Hy vọng, qua những suy tư, thao thức của Khoa và Khôi, qúy độc giả đáng tuổi cha chú, cô bác sẽ có dịp hiểu rõ hơn, thông cảm hơn đối với thế hệ trẻ Việt Nam trên đất Úc, trong đó có chính con em của qúy vị. Sàigòn Times chân thành cảm ơn hai anh Khoa và Khôi, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu bài viết “Cuộc vượt biên cuối mùa tỵ nạn” của Trần Như Khoa.


Tôi rời Việt Nam vào lúc vừa tròn 18 tuổi đời. Cái tuổi còn rất thơ dại sống hạnh phúc êm đềm trong vòng tay thương yêu cuœa bố mẹ. Học hành vui đùa hồn nhiên với sách vơœ, với bạn bè. Vào một buổi sáng sớm, mẹ tôi đánh thức tôi thật sớm, chiên cơm cho tôi ăn, mặc quần áo thật mới - mẹ tôi nói khẽ vào tai tôi: “Hai con đi vượt biên với bố”. Hai chữ vượt biên đối với tôi lúc ấy thật là kỳ lạ. Tôi tươœng tượng sẽ được lên tầu ăn ngon, nguœ giường đệm và tha hồ ngắm biển xanh.

Trước khi lên xe đò về một nơi với bao niềm mơ ước, mẹ tôi dặn dò “con đi nhớ ngoan và học gioœi”. Mẹ và tôi vội vã quay nhanh giấu đi vài giọt nước mắt lau vội. Tôi chỉ nhớ mang máng, ba cha con tôi đi qua nhiều tầu lớn (và bây giờ tôi biết đó là phà) và tới một chiếc tầu nhoœ... chạy đến 6 giờ chiều thì chết máy ơœ một vùng mà mọi người gọi là La Dung. Đến tối khi trăng lên, hôm đó trời thật sáng. Trăng rằm thật đẹp, ngày đó là ngày 15.10 âm lịch năm 1989. Tất caœ vào khoaœng 20 người, chúng tôi được hai ghe nhoœ đưa thẳng sang tầu lớn. Nằm ngưœa nhìn trăng, gió nhè nhẹ thổi, lúc đó tôi caœm thấy, “vượt biên cũng thích lắm chứ”.

Giấc mộng chợt tan khi gặp tầu lớn, bố tôi phaœi cố hết sức ôm chặt anh em tôi và lọt vào trong khoang hầm than. Tôi không nhớ và không hiểu chiếc tầu lớn cỡ nào nhưng với số người tổng cộng, là 305 người, chắc phaœi là vĩ đại lắm, lúc đó tôi mới biết thế nào nóng, thế nào là hoœa ngục. Bố tôi cố dùng tà áo quạt cho hai anh em tôi và tôi chỉ nói với bố tôi được một câu: “Bố ơi con nhớ nhà quá”, và rồi tôi thiếp đi không biết gì nữa.

Tôi tỉnh dậy vào lúc một giờ sáng và chợt nhận ra tôi đã được cột chặt với bố tôi tự lúc nào. Ba cha con đều đeo phao cá nhân vào người. Đầu trùm áo mưa ngồi dựa vào thành tầu. Trời mưa lớn, biển động mạnh. Tất caœ mọi người đều lên hết trên boong. Những cơn sóng lớn đánh trùm lên đầu. Tôi và anh tôi, nó chỉ hơn tôi một tuổi, dựa vào ngực bố tôi, không hiểu sao tôi không thấy sợ mà còn thấy thích nữa. Tới sáng thì biển lặng, con tầu vẫn đi vào nơi vô định vì tài công chỉ là người chạy đường sông. Tôi rất đỗi kinh ngạc khi thấy mặt biển đen như mực, những rừng sứa nhoœ li ti, có tới caœ tỉ con. Những con rắn biển đuœ màu sắc bơi theo tầu và đẹp nhất là những đàn cá heo nhào lộn như trong gánh xiếc. Tôi lấy làm lạ, có những con cá bay caœ trăm mét. Đang mơ ước như trong chuyện thần tiên, thì được các chú bác báo động. Đàn bà con nít xuống ngay hầm tầu. Thanh niên vũ khí trong tay dàn hai bên hông. Tầu haœi tặc Thái Lan. Bố tôi dẫn tôi xuống và nói cho biết có 4 tầu haœi tặc đang tiến về phía mình.

Tôi thấy trước mắt 4 người thuœ bốn góc đều cầm AK 47. Một thùng đạn M 26. Theo lời kể cuœa bố tôi sau này, thì tầu này là tầu sắt chơœ than từ Haœi Phòng vào thành phố Sài Gòn, được ban tổ chức mua 500 lượng vàng. Tầu chơœ được 320 người và do haœi quân đưa ra haœi phận quốc tế. Sau khi tới đaœo mới phaœi traœ tiền. ƠŒ nhà mẹ tôi bán nhà được 10 lượng vàng và traœ cho người dắt độ 6 lượng. Trên tầu được trang bị 2 khẩu đại bác loại nhoœ. Súng được trùm mền ngụy trang không ai biết.

Đợi 4 tầu Thái Lan tới gần sát tầu. Các bác, các chú mới kéo tấm mền phuœ súng ra và quay súng vào phía họ. Đạn AK bắn chỉ thiên nghe như pháo tết... cóc... cóc...cóc... 4 tầu Thái Lan đều dơ khăn trắng đầu hàng và họ cho biết là gặp tầu tÿ nạn muốn tiếp cứu chứ không có ý nào khác. Nước, gạo, cá khô được khuân sang tới tấp. Sau độ một tiếng đồng hồ, họ xin phép được rút lui... Thế là hú vía, chút xíu nữa là máu đổ. Mà thực ra hai khẩu đại bác đó hư từ lâu rồi, chỉ để làm kiểng thôi.

Tầu chạy ven haœi phận Thái được một tuần... mỗi người một ngày được một nắm cơm với cá khô. Nước uống tự do, thỉnh thoaœng còn được vài cuœ sắn ăn cho mát. Sang ngày thứ tám thì gặp biên phòng haœi quân Mã Lai, haœi quân Mã móc giây cáp vào tầu và kéo đi không cho biết lý do. Anh em trên tầu boœ hết súng và lựu đạn xuống biển. Kéo được một ngày tới một đaœo hoang. Họ neo tầu tại đây, và kêu thêm hai chiếc khác tới khám xét thật kỹ lưỡng. Sau khi biết súng đại bác đã hư, họ kêu làm danh sách và cho biết sẽ quay lại nhận lệnh cuœa chính phuœ Mã Lai.

3 ngày trên đaœo thần tiên... đồ hộp được haœi quân Mã Lai tiếp tế ăn không hết. Ban ngày câu cá. Những con cá rô biển được tôi nướng trên lưœa ăn ngon lạ lùng, mà sao cá chỗ này nhiều thế, chỉ một hạt cơm, tí mồi trùng, cá cũng đớp. Cá rô này rất lạ, màu xanh biếc mà thịt thì trắng ngần. Bọn nhóc tụi tôi lang thang trên hòn đaœo nhoœ, bắt gặp caœ những bao thuốc còn đầy, tuy đã hết mùi, mang về cho các chú... Những cái tên lạ được khắc trên cây.

Tới ngày 26.10.1989, được lệnh trơœ lại tầu nhưng không phaœi tầu cũ mà là hai tầu gỗ lớn được Haœi Quân Mã Lai kéo theo sau. Nhân số caœ cũ lẫn mới gần 400 người. Đúng 8 giờ tối khơœi hành, ai cũng mừng thầm là sắp sưœa về Bidong. Tàu Mã Lai dần dần tăng tốc độ, hai cái đuôi ngaœ ngaœ nghiêng nghiêng. Tới 12giờ 30 đêm, đoạn thừng nối ghe cuœa tôi và ghe kia bị đứt. Thế là tầu nghiêng, từ từ chìm. Hỗn loạn điên cuồng xẩy ra, mạnh ai nấy chụp, giựt với bất cứ cái gì bám được. Phao cuœa ba cha con tôi được kèm theo 6 người: 4 phụ nữ và 2 thằng bạn thân cuœa tôi (Thông và Đạt, buồn thay nó đã bị traœ về VN). Bố tôi đẩy một tấm ván làm điểm tựa phía dưới. Thế là cái phao nổi 9 người trôi lềnh bềnh. Có lẽ số 9 là số hên nên không ai phaœi uống nước nhiều và cũng nhờ biển lặng nên số tổn thất không đáng kể.

Một giờ sau tầu Mã Lai mới trơœ lại vớt và cho chúng tôi lên tầu haœi quân. Ai cũng rét run. Tôi không biết bao nhiêu người làm mồi cho cá nhưng khi sang đến tầu Haœi quân Mã Lai tôi thấy vơi đi nhiều. Chúng tôi được uống sữa nóng và ăn bánh mì sandwich. Tầu chạy đến 10 giờ trưa hôm sau thì cặp một caœng không tên. Chúng tôi được dồn lên 6 xe bus và chạy về một đồi không tên. Xe bít bùng, không thấy gì bên ngoài. Tôi đặt tên cho ngọn đồi này là đồi Điều. Đồi trồng điều bạt ngàn. Tôi xin ghi thêm một điều do ba tôi kể lại, dân số trên tầu tạp nham vô cùng: du đãng, đĩ điếm, dân quê, bộ đội đào ngũ, tham nhũng, lường gạt, trốn nợ, sinh viên, binh sĩ quân lực VNCH, công chức, Việt cộng... đuœ caœ. Tất caœ ào xuống chiếm chỗ đồi tốt, đánh nhau, chưœi nhau chí chóe.

Một lúc sau thì một trung đội thuœy quân lục chiến vũ khí cùng mình được điều đến. Một ông đeo kiếng có hai bệt trắng trên vai lại hoœi chúng tôi: “Who is the leader" Không ai dám ra nhận. Cuối cùng cha tôi khập khễnh dơ tay đứng lên. Ông bị đánh hai bạt tai, họ hoœi tại sao để loạn như vậy. Bố tôi bị kẹp hai tay đưa vào lều chỉ huy. Tội cho ông, ông nào có quen ai trên tầu. Vì nổi máu anh hùng rơm nên bị ăn đòn. Với vốn liếng tiếng Anh lớp 10, ông cố trình bày cho họ hiểu và nhờ vào tấm hình Biệt Động Quân chụp lúc ông nằm quân y viện Cộng Hòa. Họ đã thương và hiểu toàn bộ hoàn caœnh mọi người trên tầu. Ông được chỉ định làm đại diện toàn tầu và dù với cấp bậc nhoœ bé Hạ sĩ nhất phế binh loại 3. Ông phân chia làm 6 đại đội, mỗi đại đội gồm 3 trung đội. Cũng đầy đuœ trươœng, phó như ai. Tôi thấy hãnh diện với bố tôi vô cùng vì lần đầu tiên ông được làm quan.

Tôi còn nhớ ông nói trước 300 người bên cạnh vị đại úy Mã Lai, và không biết ông có phịa thêm không: “Lệnh cuœa ông Diệp là lệnh cuœa chính phuœ Mã Lai, ai bất tuân và vi phạm kyœ luật sẽ bị nhốt vào trại kyœ luật và không được đi định cư.” Nhờ vậy mà trật tự được vãn hồi, không còn đánh nhau. Cha tôi là lính nên ông thông caœm cho cái khổ rất nhanh. Nhận đồ ăn, thực phẩm, chia hết cho 6 đại đội trươœng và ông đại đội trươœng cuœa bố tôi giữ phần cho 3 cha con tôi. Ông không hút thuốc, được chia gói nào là chia đều làm 6. Tất caœ mọi người đều mến và thương ông. Ông nói năng lúc nào cũng nhoœ nhẹ (ông đâu có là sĩ quan mà la hét được). Theo tôi, lúc đó ông phạm phaœi một lỗi lầm, quý vị có biết sao không" Phần sữa và kẹo dành cho đàn bà và treœ em dưới 16 tuổi, ông tuyên bố phần này chỉ dành cho treœ em dưới 16 tuổi mà thôi. Chuyện này đâu ai biết. Thế là tụi tôi có sữa, kẹo ăn phuœ phê trong 2 tuần ơœ đây.

Chúng tôi được phát lều, nồi, gạo và chăn mền. Nước thì lấy nước vũng ơœ trên đồi. “Ôi những vũng nước kinh sợ. Trên mặt nước bông súng nơœ thật đẹp, nhưng vừa đặt chân xuống, mặt nước nổi sóng, từng đàn đỉa trâu ào lên phóng vào chân. Bị một lần là không bao giờ tôi dám đến chỗ này nữa. Thiếu rau, bố tôi ngắt đọt điều về ăn sống. Hai ngày được đi tắm bằng nước vũng một lần. Ngày qua ngày lang thang trên đồi điều, bắt dế đá, dế cuœa Mã Lai to hơn dế VN nhưng nhát lắm, quay hoài bằng sợi tóc, con nào cũng một hiệp là chạy làng.

Một buổi sáng trời thật đẹp, chúng tôi được ăn một bữa thật ngon, nào thịt hộp, cá tươi và có caœ trái cây. Sau đó mọi người được lệnh traœ đồ, gom mền, nồi niêu soong chaœo... Và mọi người lên xe - ai cũng hân hoan vui mừng, đợi về Bidong. Ai cũng hãnh diện vì không vi phạm kyœ luật. Ông Đại úy Mã tặng bố tôi một túi thuốc 10 gói và nói với bố tôi rằng: “Hãy cầu thượng đế ban ơn, chúc may mắn”. Những chiếc xe bus cuối mùa tÿ nạn này, tôi còn đọc thấy viết bằng tiếng Việt “Lối ra”, “Lối xuống” đưa chúng tôi ra cầu tầu thay vì về Bidong.

Mọi người ngỡ ngàng. Mỗi đại đội được dồn lên một chiếc tầu nhoœ. Trên đó có lương thực, nước uống có thể dùng trong 3 ngày. Ngày còn trên tầu lớn, chỉ có một tài công đường sông. Nay dồn suống 6 tầu nhoœ, tài công tìm đâu ra. Trong đám 58 người cuœa chúng tôi, may mắn có một anh thợ máy Nguyễn Văn Lộc (nay ơœ Canada). Haœi quân Mã kéo chúng tôi tới 3 giờ chiều. Sau đó cắt dây, thẩy cho chúng tôi một miếng giấy, vẽ hướng 360 độ là tới Indonesia. Vừa cắt giây xong là sóng đánh, 6 tầu nhoœ đi về 6 hướng. Bấp bênh trôi nổi không biết quay đầu chạy về hướng nào. Bố tôi cố hướng mũi theo tọa độ 360 và cố áp dụng những kinh nghiệm ông hành quân trong rừng núi, để anh thợ máy lái đúng hướng. Chạy được hai tiếng, nhìn thấy dạng núi xa xa ai cũng mừng. Bất chợt tầu bị chết máy. Trên tầu chỉ có 8 đàn ông, còn lại toàn là đàn bà và con nít. Keœ khoœe mạnh nhất, không ngờ lại là bố tôi, anh thợ máy và võ sĩ thiếu lâm người Hoa tên Trần Tươi.

100 phần trăm chắc là chết! Biển lại động mạnh. Bố tôi kêu mọi người mang phao (tầu được trang bị 60 cái phao) và cấm di chuyển vì sợ lật. Sau đó mọi người gom quần áo cũ đốt cầu cứu - lấy vaœi trắng viết chữ SOS dơ lên cao. Một chiếc tầu lớn đi qua, hai ba cái đi lại, ai cũng hờ hững quay mặt khi nghe những tiếng gào bằng tiếng Anh bồi lạc lõng cuœa chúng tôi “Let help me go, Sir”. Giữa rừng già, cơ hội sống sót cũng còn 10%, nay biết trông cậy vào ai - và kinh hãi làm sao, chung quanh chiếc tầu nhoœ cuœa chúng tôi, có mấy cái phao vô chuœ nổi bồng bềnh, vài đôi dép màu đen và ngay cạnh một tấm ván đen nổi lên. Nhìn kỹ thì ra là cá mập. Các bà các cô lo niệm Phật, còn bố tôi trầm tư ôm hai đứa tôi vào lòng, mắt thật buồn nhìn đại dương xa thẳm. Sau này tôi có hoœi bố tôi lúc đó bố tôi có cầu nguyện không" Bố tôi traœ lời “mình là chiến sĩ Biệt Động Quân, lúc nào cũng phaœi bình tĩnh trước nguy hiểm và bố có hứa mỗi ngày đọc 50 kinh nếu thoát nạn”. Không biết bố tôi có còn nhớ lời hứa cũ hay không"

Khi hạnh phúc tột cùng ta phaœi biết tai họa sắp xaœy đến. Tôi học được điều này trong cuốn “less miserable” lúc ông ba má nuôi cuœa cậu bé khốn khổ đang ăn mừng vườn hồng kiếng sắp đến ngày cắt bán thì bỗng chốc trời mưa đá. Bao hy vọng tan như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao... Biển còn rất sáng, tôi không nhớ là mấy giờ, thì có một chiếc tầu nhoœ chạy về phía chúng tôi. Tầu anh Mười tài công. Anh kể lại, nhìn từ rất xa, anh biết chúng tôi chết máy và trơœ lại cứu. Phần bố tôi là leader nên anh muốn nương nhờ khi gặp tầu ngoại quốc. Anh cho chúng tôi mượn bình xạc máy, còn dầu nhưng hết nhớt. Các chú đổ dầu cặn làm nhớt và cho máy nổ trơœ lại. Chúng tôi chạy trong đêm tối được một tiếng thì lạc nhau. Bố tôi nhìn đèn haœi đăng chạy tới... Tới một lúc nghe rẹt..rẹt, tàu mắc cạn. Không còn cách nào khác, bố tôi thaœ neo nằm nguœ chờ sáng. Anh em tôi nguœ li bì không biết gì hết. Chỉ còn riêng bố tôi và võ sĩ Trần Tươi tát nước suốt đêm cũng như bít mấy lỗ thuœng nhoœ. Đợi tới sáng nước thuœy triều lên, anh em đẩy ghe ra biển, chúng tôi không thấy ghe anh Mười đâu. Chạy độ một tiếng, chúng tôi gặp ghe đánh cá Indo. Lúc này vận may đã tới, người tài công Indo lai Âu Châu nói tiếng Anh rất gioœi. Iccin là tên anh ta. Anh ngoœ ý muốn đưa chúng tôi về làng anh, anh sẽ điện cho Cao UŒy Liên Hiệp Quốc ơœ Galang đến rước chúng tôi, chỉ với một điều kiện là cho anh ta toàn bộ đồ đạc trên tầu, ngoại trừ đồ cá nhân. Chúng tôi quá mừng, cuœa được không thì biếu không mất gì.

Chúng tôi được hướng dẫn về làng Kairat, một làng đánh cá Indo rất trù phú và thân thiện. Mọi người đón chúng tôi như đón một người thân xa nhà. Họ cho quần áo, kẹo bánh và sai ngay một đàn khỉ leo lên rừng dừa chặt xuống caœ trăm trái. Mọi người ca hát nhaœy múa, tôi tươœng như được lạc vào thời Trung cổ. Bố tôi gặp trươœng làng, một kỹ sư được du học ơœ Pháp gốc người Hoa. Ông ta sang đây từ thời Minh mạt, dân số 1/3 là gốc Hoa. Chúng tôi được ơœ trong một phòng họp cuœa một trường tiểu học. Riêng bố tôi được ăn huœ tiếu và uống cà phê với trươœng làng. Tôi thấy mà thèm muốn chết. Anh em tôi được các cô giáo mang cho hai đĩa cơm cá chiên, ăn no không hết. Chúng tôi ùa nhau đi hái mận, hái dừa.

Phong caœnh ơœ đây giống hệt VN làm tôi nhớ mẹ tôi quá. Bước vào sâu trong đaœo là rừng dừa bạt ngàn. Dừa khô rụng xuống đất không biết bao nhiêu mà kể. Đến tối được đi xem nhẩy đầm. Làng này rất giầu. Baœy ngày trong tuần là lễ hội. Có lẽ những ngày này là những ngày đẹp nhất trong đời tôi. Cô bé lai Diah Sulizati con ông trươœng đaœo hơn tôi 2 tuổi, lúc nào cũng bắt tôi ăn. Dành nhau bắt cua, tôi chỉ bắt được hai con cua đá, lên tới bờ nó cho tôi hết. Chiều nó dẫn anh em tôi về nhà nó ăn bánh đậu xanh. Hai ngày sau đó, bố tôi đi với trươœng làng ra đón ghe anh Mười. Sau hai ngày lạc nhau, bây giờ mới dạt tới đây.

Ngày vui chóng tàn. 11 giờ đêm tàu Cao UŒy tới rước. Ôi cuộc chia ly sao mà buồn quá vậy. Ơn cứu tưœ, tình caœm nồng nàn dành cho người tha hương. Và cho tới bây giờ tôi vẫn còn một thắc mắc mà không sao giaœi đáp được: “Tại sao người khác giống nòi lại thương ta hơn là người mình thương mình"” Những mẹ nuôi, con nuôi, chị nuôi ôm nhau khóc. Những gói quần áo mới, bánh kẹo, trái cây chúng tôi mang không hết. Tầu xa bến, những cái vẫy tay dần dần mờ nhạt. Tôi cố nhìn chiếc váy mầu đoœ khuất dần và quên bẵng đi gói quà. Con Diah ném cho tôi, ngoài bánh kẹo còn thêm cuốn hình bằng tranh vẽ toàn khỉ mà tôi còn giữ tới bây giờ. Những kyœ niệm vui, buồn, sợ hãi... từ từ quay lại trong trí nhớ tôi... Những giây phút hãi hùng khi lạc vào đền Hồi Giáo giữa đaœo không tìm được lối ra... Tiếng hát trầm buồn cuœa bố tôi làm mọi người thổn thức. Lời ca tôi còn nhớ lõm bõm mà chẳng biết là bài gì: “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước... em đến tôi một lần”. Tôi nguœ thiếp đi không biết gì nữa.

Tầu Cao UŒy cặp cầu tầu Đồng Hổ chỉ 4 giờ ngày 26.11.1989

Trần Như Khoa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.