Hôm nay,  

TQ Xây 15 Nhà Máy Điện Than Ở VN Phun Khói Độc Mịt Mù

27/01/201900:00:00(Xem: 1925)
z-coal-mine-truck-working-usa

Than mịt mù.

 
HANOI -- Than, than... sẽ khói mịt mù ngợp trời  tại Việt Nam.

Tổng cộng, các công ty EPC của Trung Quốc đã xây dựng 15 nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam. Nghĩa là, khói than mịt mù.

Báo Đất Việt cho biết Trung Quốc có độc chiêu: Trung Quốc đổ 3,6 tỷ USD vào điện than ở Việt Nam.

Bản tin báo này kể rằng bản Báo cáo của IEEFA cho thấy, Trung Quốc đã đề xuất tài trợ 3,6 tỷ USD để phát triển 13.280 MW nhiệt điện than tại Việt Nam.

Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) có trụ sở ở Mỹ vừa công bố báo cáo "Trung Quốc ở ngã tư đường: Hỗ trợ liên tục cho điện than làm suy yếu vai trò lãnh đạo năng lượng sạch của Trung Quốc".

Báo cáo chỉ ra rằng, trong khi các tổ chức tài chính trên thế giới đang dần rút khỏi nhiệt điện than để hạn chế rủi ro thì Trung Quốc, quốc gia đi đầu trong phát triển năng lượng tái tạo trong nước, đang tài trợ cho 1/4 các nhà máy điện than ở nước ngoài (27 quốc gia).

Theo báo cáo của IEEFA, các tổ chức tài chính Trung Quốc, gồm hai ngân hàng chính sách của Trung Quốc (Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc) cùng các ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc (Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc) đã cam kết hoặc cung cấp tài trợ cho hơn 1/4, tương đương 102 GW trong tổng số 399 GW nhà máy điện than hiện đang phát triển bên ngoài Trung Quốc, bao gồm cả đầu tư vào xuất khẩu mỏ than, nhà máy nhiệt điện than và cơ sở hạ tầng đường sắt, cảng.

Báo Đất Việt cho biết rằng theo chương trình đầu tư tại Việt Nam, Trung Quốc đưa ra đề xuất tài trợ để phát triển 13.389 MW điện than với tổng trị giá 3,6 tỷ USD. Trong số đó, 4.800MW đang được xây dựng, 3.000MW được phép và 5.580MW đã cam kết tài trợ.


Theo IEEFA, các ngân hàng Trung Quốc đã xây dựng và tài trợ xong cho một số nhà máy than Việt Nam. Tổng cộng, các công ty EPC của Trung Quốc đã xây dựng 15 nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam. Nhiều đề xuất dự án than hiện tại là giai đoạn bổ sung cho các nhà máy đã hoàn thành.

Báo cáo của IEEFA cũng cho thấy, các đề xuất tài trợ xây dựng nhiệt điện than ở Việt Nam của Trung Quốc chủ yếu là hợp đồng EPC hoặc chuyển nhượng xây dựng.

Đáng lưu ý, các hợp đồng EPC có thể yêu cầu sử dụng một lực lượng lao động chiếm ưu thế hoặc hoàn toàn của Trung Quốc, hạn chế lợi ích kinh tế địa phương. Theo các hợp đồng này, tài trợ của các doanh nghiệp thường thay đổi theo thời gian.

Đồng tác giả của báo cáo, Melissa Brown, chuyên gia tư vấn tài chính năng lượng của IEEFA cho biết, việc tài trợ các dự án nhà máy điện than khiến Trung Quốc và 27 quốc gia vay vốn của Trung Quốc làm điện than ngày càng phải đối mặt với kết quả kinh tế tồi tệ khi các quốc gia xa rời than.

IEEFA lưu ý rằng việc xây dựng rất nhiều nhà máy than dựa trên than nhập khẩu sẽ kéo dài phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi thời điểm giá năng lượng mặt trời, điện gió được dự đoán sẽ sớm thấp hơn điện than.

Báo cáo cũng dẫn cảnh báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) rằng, điện than sẽ đẩy các nước phải nhập khẩu than vào rủi ro khi giá than quay vòng khiến họ không chắc chắn về giá điện. Ngược lại, năng lượng tái tạo đang được hưởng lợi từ những cải tiến công nghệ khổng lồ và giúp giá điện giảm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.