SAIGON -- Báo động... Báo Đảng CSVN báo động: Tốc độ già hóa dân số Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới.
Bản tin ghi rằng Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng cao nhất thế giới. Điều này sẽ đặt ra nhiều thách thức cho việc đảm bảo hạ tầng và an sinh xã hội để đáp ứng đủ nhu cầu của một xã hội già hóa dân số nhanh chóng.
Đây là vấn đề được các đại biểu bàn luận tại Hội thảo “Công tác xã hội thích ứng với bối cảnh già hóa dân số” do Tạp chí Lao động Xã hội phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 17/1 tại Hải Dương.
Bản tin ghi rằng Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của quá trình già hóa dân số nhanh chóng. Tuổi thọ trung bình của nước ta đã tăng từ 68,6 tuổi (năm 1999) lên 73,2 tuổi (năm 2014) và dự báo sẽ tăng lên tới 78 tuổi (2030) và 80,4 tuổi vào năm 2050. Tính đến hết năm 2017, cả nước có trên 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số. Trong đó, có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên.
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, từ năm 2014, Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hóa dân số. Dự báo, nước ta sẽ chỉ mất không tới 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% tổng dân số, tức là chuyển từ giai đoạn “đang già” sang “già” – một tốc độ thuộc hàng cao nhất thế giới, thậm chí đến năm 2038, nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20% tổng dân số.
Trao đổi thêm về tốc độ già hóa dân số, TS Nguyễn Ngọc Quỳnh, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam đưa ra con số: năm 2017, trên thế giới cứ 8 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên, còn ở Việt Nam cứ 9 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Nhưng dự báo, đến năm 2030, khi trên thế giới cứ 6 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên thì ở Việt Nam cũng cứ 6 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Thậm chí, dự báo đến năm 2050, khi thế giới cứ 5 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên thì ở Việt Nam cứ 4 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên (khoảng 27 triệu người).
TS Nguyễn Ngọc Quỳnh nhấn mạnh thêm, dự báo người cao tuổi già (75+) sẽ tăng gấp đôi, đạt 5 triệu người vào năm 2035. Đến năm 2050, Việt Nam sẽ tương đương với các nước có dân số già nhất như Nhật Bản, Nam Hàn.
Bà cũng đưa ra dự báo, trong khoảng thời gian đến 2035, tỷ lệ nữ trong dân số cao tuổi và trong nhóm người cao tuổi già ở Việt Nam cao nhất trong các nước ASEAN. Điều này cần được quan tâm đặc biệt, bởi phụ nữ lớn tuổi dễ bị tổn thương hơn: đối mặt với phân biệt giới tính nhiều hơn; phụ thuộc nhiều hơn về mặt tài chính; có tỷ lệ bệnh tật và khuyết tật cao hơn...
Bản tin ghi rằng Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng cao nhất thế giới. Điều này sẽ đặt ra nhiều thách thức cho việc đảm bảo hạ tầng và an sinh xã hội để đáp ứng đủ nhu cầu của một xã hội già hóa dân số nhanh chóng.
Đây là vấn đề được các đại biểu bàn luận tại Hội thảo “Công tác xã hội thích ứng với bối cảnh già hóa dân số” do Tạp chí Lao động Xã hội phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 17/1 tại Hải Dương.
Bản tin ghi rằng Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của quá trình già hóa dân số nhanh chóng. Tuổi thọ trung bình của nước ta đã tăng từ 68,6 tuổi (năm 1999) lên 73,2 tuổi (năm 2014) và dự báo sẽ tăng lên tới 78 tuổi (2030) và 80,4 tuổi vào năm 2050. Tính đến hết năm 2017, cả nước có trên 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số. Trong đó, có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên.
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, từ năm 2014, Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hóa dân số. Dự báo, nước ta sẽ chỉ mất không tới 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% tổng dân số, tức là chuyển từ giai đoạn “đang già” sang “già” – một tốc độ thuộc hàng cao nhất thế giới, thậm chí đến năm 2038, nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20% tổng dân số.
Trao đổi thêm về tốc độ già hóa dân số, TS Nguyễn Ngọc Quỳnh, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam đưa ra con số: năm 2017, trên thế giới cứ 8 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên, còn ở Việt Nam cứ 9 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Nhưng dự báo, đến năm 2030, khi trên thế giới cứ 6 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên thì ở Việt Nam cũng cứ 6 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Thậm chí, dự báo đến năm 2050, khi thế giới cứ 5 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên thì ở Việt Nam cứ 4 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên (khoảng 27 triệu người).
TS Nguyễn Ngọc Quỳnh nhấn mạnh thêm, dự báo người cao tuổi già (75+) sẽ tăng gấp đôi, đạt 5 triệu người vào năm 2035. Đến năm 2050, Việt Nam sẽ tương đương với các nước có dân số già nhất như Nhật Bản, Nam Hàn.
Bà cũng đưa ra dự báo, trong khoảng thời gian đến 2035, tỷ lệ nữ trong dân số cao tuổi và trong nhóm người cao tuổi già ở Việt Nam cao nhất trong các nước ASEAN. Điều này cần được quan tâm đặc biệt, bởi phụ nữ lớn tuổi dễ bị tổn thương hơn: đối mặt với phân biệt giới tính nhiều hơn; phụ thuộc nhiều hơn về mặt tài chính; có tỷ lệ bệnh tật và khuyết tật cao hơn...
Gửi ý kiến của bạn