Hôm nay,  

Bùng Nổ Thế Chiến 3?

15/01/201900:00:00(Xem: 7079)
Trần Khải

Có phải Thế Chiến thứ 3 sắp bùng nổ? Báo Anh quốc Express nêu ra các suy đoán qua bài viết có nhan đề “World War 3: China ‘drawing up plans for wars with US and India’, warns expert”... Tức là “Thế Chiến 3: Trung Quốc soạn kế hoạch chiến tranh đối với Mỹ và Ấn Độ”...

Có phải vì Biển Đông?

Bài báo nói rằng tập trung khả thể bùng nổ chiến tranh không phải Biển Đông, vì TQ lên kế hoạch có thể chiến tranh với Mỹ về Đài Loan, và có thể là chiến tranh với Ấn Độ.

Viện nghiên cứu có tên là Center for the National Interest (viết tắt: CNI), tức là Viện Nghiên Cứu Lợi Ích Quốc Gia, nói rằng Ủy Ban Trung Ương Đảng CSTQ (CCP) cho biết rằng có 5 kế hoạch chiến tranh hàng đầu của Quân đội Nhân dân TQ.

Đó là 5 phương án chiến tranh:

-- Liên Chiến dịch Hỏa lực Tấn công Đài Loan (Joint Firepower Strike Operations against Taiwan);

-- Liên Chiến dịch Phong tỏa Đài Loan (Joint Blockade Operations against Taiwan);

-- Liên Chiến dịch Tấn công Đài Loan (Joint Attack Operations against Taiwan);

-- Liên Chiến dịch Phòng Không (Joint Anti-Air Raid Operations);

-- Liên Chiến dịch Diện địa Biên giới (Joint Border Area Operations).

Nghĩa là, Đài Loan là điểm chính mà Trung quốc muốn gom về mảnh giang sơn thất lạc, nếu đúng là 5 kế hoạch chiến tranh này có thứ tự như thế.

Biển Đông là chuyện nhỏ?

Không chắc.

Bình luận gia Ian Easton nói rằng kịch bản đen tối nhất cho Quân đội TQ là nếu bùng nổ cả 5 mặt trận -- như thế là mặt trận chống Mỹ và Đài Loan ở phương Đông, và mặt trận chống Ấn Độ ở phương Nam.

Easton viết rằng nếu như thế, Quân đội TQ trước tiên là tấn công hỏa lực vào Đài Loan, kế tiếp dồn hỏa lực Hải-Lục-Không quân phong tỏa Đài Loan, khi thấy quân đội Đài Loan lộ sức yếu kém hơn, TQ sẽ tung ra chiến dịch tấn công toàn lực liên binh chủng và đổ bộ vào Đài Loan.

Theo kế hoạch bị lộ ra, Quân đội TQ sẽ chiếm một số bờ biển làm đầu cầu, rồi tung ra các trận đánh ở cả tác chiến thành phố và miền núi.

TQ tiên đoán là Mỹ sẽ can thiệp, sẽ phóng phi đạn hành trình từ biển, và đưa oanh tạc cơ dội bom vào quân TQ tại eo biển Đài Loan và dọc các bở biển Đài Loan.

Lúc đó là TQ sẽ mở ra chiến dịch phòng không.

Kịch bản TQ dự đoán là lúc đó, quân đội Ấn Độ và dân quân Tây Tạng có thể sẽ tấn công phía biên giới Hy Mã Lạp Sơn, như thế TQ sẽ tung ra chiến dịch biên giới.

Như thế, đó là kịch bản 5 phương án chiến tranh cùng lúc bùng nổ.

Có thể như thế chăng?

Chúng ta chưa biết, vì chưa có dấu hiệu gì TQ trong tương lai gần sẽ tấn công Đài Loan.

Trong khi đó, thực tế Biển Đông lúc nào cũng có chuyện.

Bản tin VOA hôm Thứ hai ghi rằng Quân đội Mỹ và Úc đang cùng tham gia vào một cuộc tập trận chống tàu ngầm hàng năm tập trung vào đảm bảo tự do hàng hải và ‘dòng thương mại tự do trong khu vực’.

Cuộc tập trận Rồng Biển 2019 khởi sự hôm 14/1 tại Căn cứ Không quân Andersen trên lãnh thổ cực tây của Mỹ là đảo Guam vốn được xem là một mục tiêu hấp dẫn đối với Trung Quốc và Triều Tiên trong trường hợp xảy ra xung đột. Dự trù sẽ diễn ra trong 11 ngày, cuộc tập trận này là ‘một cơ hội lý thú để… tập trung vào sự thuần thục trong chiến tranh chống hạm và tăng cường mức độ sát thương trong chiến đấu,” Đại úy Brian Erickson, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 72, được dẫn lời nói trong thông cáo báo chí của Hạm đội 7.

“Tập trận Rồng Biển cho thấy Hoa Kỳ và các đối tác của chúng tôi sẵn sàng bảo đảm tự do hàng hải và dòng lưu thông thương mại tự do ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép,” Hạm đội 7 nói.

Các chiến dịch tự do hàng hải là một điểm gây bất đồng chủ chốt ở Biển Đông. Phía Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ tiếp tục cho tàu và cho máy bay di chuyển ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.

Trung Quốc diễn giải luật quốc tế hoàn toàn khác. Họ gọi những sứ mạng như vậy là nguy hiểm và gây bất ổn và thường xuyên điều máy bay và tàu chiến ra đáp trả.

VOA ghi rằng:

“Các lực lượng của Không quân Hoàng gia Úc sẽ tham gia cùng các lực lượng Mỹ trong cuộc tập trận vừa kể.”

Trong khi đó, RFA ghi nhận rằng TQ liên tục ra sức ép ở Biển Đông.

Bản tin này nói rằng theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) hôm 11/1 cho biết căng thẳng ở Biển Đông sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam trong năm nay.

Trong tuyên bố mới đây, PetroVietnam cho biết công ty dự tính sẽ khai thác 12,37 tấn dầu thô trong năm nay, giảm 11,45% so với năm ngoái.

Thông báo của PetroVietnam cho biết những diễn biến phức tạp ở Biển Đông đã có ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động khai thác và phát triển của công ty.

Vào tháng 3 năm ngoái, căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã khiến công ty Repsol của Tây Ban Nha phải ngưng hoạt động khai thác theo hợp đồng đã ký với phía Việt Nam ở mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam. Việc ngưng khai thác được cho là vì sức ép từ phía Trung Quốc, nước đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Một số lô dầu khí của Việt Nam cũng bị rơi vào vùng đứt khúc 9 đoạn này.

PetroVietnam cho biết trong năm 2019, tập đoàn sẽ bắt đầu sản xuất thương mại tại hai mỏ mới là Cá Tầm thuộc lô 09 - 3/12 và BK-20 thuộc lô 09-1.

Trong khi đó, RFI nói lên sự thực nhức nhối: tàu cá TQ ở Biển Đông thực ra là lính...

Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng với việc nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, tăng cường bố trí các vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, đe dọa còn đến từ «dân quân biển», một lực lượng vốn ít được chú ý. Tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) vừa tiến hành một cuộc điều tra công phu, với kết quả ban đầu cho thấy lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đang hiện diện ngày càng đông đảo và là một mối đe dọa lớn đối với an ninh khu vực.

Hôm 09/01/2019, trong buổi khai trương dự án «Môi trường Đại dương và An Ninh Toàn cầu» của Trung Tâm CSIS, tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải đã trình bày về thực trạng «dân quân biển» ở Biển Đông, đặc biệt là dân quân biển Trung Quốc, dựa trên kết quả 6 tháng nghiên cứu trong năm 2018, với sự cộng tác của Vulcan’s Skylight Maritime Initiative. Nghiên cứu của AMTI được thực hiện với nhiều phương tiện như Bộ đo bức xạ hình ảnh hồng ngoại (Visible Infrared Imaging Radiometer Suite/VIIRS), Rađa khẩu độ tổng hợp (Synthetic Aperture Radar/SAR), Hệ thống nhận dạng tự động (Automatic Identification System/AIS).

Kết luận ban đầu được giám đốc AMTI Gregory Polling đưa ra là: các hoạt động của dân quân biển của Trung Quốc ở Biển Đông có quy mô quan trọng hơn nhiều so với những gì được biết. Sự hiện diện đông đảo của dân quân biển Trung Quốc, thường là các tàu cá vừa đánh bắt hải sản, vừa tham gia vào các hoạt động quân sự, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Trường Sa, làm tăng khả năng va chạm giữa các tàu thuyền và nguy cơ đụng độ giữa lực lượng vũ trang các nước ven Biển Đông.

Giám đốc AMTI cho biết cụ thể là ngày càng có nhiều tàu cá mang danh khai thác hải sản, nhưng chỉ dành một phần thời gian cho hoạt động này, và được sử dụng như một phương tiện của lực lượng dân quân biển chính thức của Trung Quốc. Lãnh đạo AMTI kêu gọi các nước quan tâm thích đáng hơn đến vấn đề dân quân biển tại Biển Đông.

RFI cũng ghi lời Nghị sĩ Philippines lên án Bắc Kinh.

Ngày 11/01/2019, một nghị sĩ đối lập Philippines, ông Gary Alejeno, dựa trên các kết quả nghiên cứu mới của AMTI, đã lên án việc ngư dân Trung Quốc gia tăng các hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển Tây Philippines (tức Biển Đông), thuộc chủ quyền của Philippines. Đối với nghị sĩ Gary Alejeno, đây là những hành động «trộm cướp», đồng thời ông nhấn mạnh đến mối nguy dân quân biển Trung Quốc, một phương tiện mà Bắc Kinh sử dụng để thực thi chiến lược lấn chiếm từng bước một, để tiến đến khẳng định chủ quyền tại khu vực này.

Gian nan cực kỳ vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.