Hôm nay,  

Gia Đình Suy Ngẫm: Cánh Cửa Tới Thành Công

12/01/201900:00:00(Xem: 2649)
Thành Lacey  

Nguồn: Steven K. Scott

 
- Nói làm sao để làm cho mọi người lắng nghe bạn – Ngụ ngôn: Cái lưỡi của người khôn làm cho kiến thức của mình đưa ra được chấp nhận còn miệng của kẻ ngông cuồng phát ra lời điên dại.

Đối với nhiều người, nói năng chỉ là để phát ra bất cứ điều gì mà họ thấy thích.  Họ nói ra những gì họ nghỉ hay cảm thấy bất kể xem chúng có giá trị và thích hợp hay không.  Khi ta có điều gì mà ta thực sự muốn người khác hiểu rõ ràng và chấp nhận , ta cần phải trao đổi lời nói của mình bằng cách nào cho chúng có thể được chấp mhận.  Một người  khôn ngoan sẽ làm mọi cách để làm cho lời của họ nói ra dễ được chấp nhận.

- Học nói làm sao để trở nên đầy thuyết phục.  Ngụ ngôn:  “ Trai tim của người khôn dạy họ và thêm tính thuyết phục vào môi của anh ta.”

Từ “dạy” ở đây mang nghĩa:  hướng dẫn  cặn kẻ, nói cách khác, hãy kiểm soát những gì mình nói.  Nên biết khi nào nên nói và khi nào không nên. Suy nghĩ kỹ trước khi nói. Lợi ích của việc nghe trưức khi nói là ta hiểu được rõ quan điểm của người nói hơn.  Nhiều người đồng nghĩa ‘ thuyết phục ’ với ‘  kèo néo bằng mọi cách làm cho người khác làm điều mà họ không thích.  Ngược lại, ‘thuyết phục’ là để cho ta trình bày quan điểm của mình một cách rõ ràng,  hợp lý để vận động người khác làm điều mà bạn tin rằng có lợi cho họ.

- Nghe trước khi nói. Bất cứ khi nào ta trả lời một người trước khi người đó trình bày quan điểm của họ thì đó là điều thiếu khôn ngoan và bất lịch sự. Khi ta có thói quen ‘ cướp lời’ của người khác ta dễ đi đến một kết luận sai.  Tại sao ta lại vấp phải lỗi lầm đó khi ta chỉ cần kiên nhẩn chờ cho ngưừi khác nói cạn ý của họ?

- Hãy  chậm nói và đắn đo lời mình nói ra.  Người ta thường nói là: “ Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, Khi một lời vuột ra khỏi môi ta thì ta khó mà thu hồi nó lại được.  Nhiều ngưừi chỉ vì bị lỡ lời mà sự nghiệp và nghề ngiệp bị tiêu tan.


- Đừng bao giờ hạ người khác xuống mà hãy nên xây dựng họ lên.  Thật là điều dễ dàng khi ta xúc phạm đến người khác dù là ta nói thẳng vào mặt họ hay nói đằng sau lưng họ. Người khôn ngoan dùng lời nói của mình để xây dựng người khác, làm lành vết thương của họ và củng cố lòng tự tin của họ.  Ta thường có khuynh hường nhập vào nhóm hay tán gẩu hay dùng lời nói giận dữ để tự vệ mình khi bị ai đó tấn công. Chúng ta hãy chống lại thói quen tiêu cực đó.  Hãy tránh gia nhập vào nhóm người tán gẩu và tránh những lời làm xúc phạm đến người khác. Khi nhóm đang tán gẩu nói xấu ai đó thì ta thay vì gia nhập vào, ta chỉ nói vài lời tích cực về người đó rồi lánh đi thì tốt hơn.

- Biết dừng lại khi đã nhiều lời.  Nhiều người một khi đã nói thì khó mà dừng lại.  Khi ta đã trình bày xong quan điểm của mình rồi thì ít ai biết dừng lại nhưng khi tiếp tục dông dài thêm ta dể bị lỡ lời cách có hại.  Nói ngắn quan điểm của mình rồi dừng lại ở đó thì hay hơn  Ngụ ngôn có viết rằng: “Ngay cả một kẻ ngu khi biết im lặng sẽ được coi là khôn ngoan.”

- Chia sẻ điều khôn ngoan.  Lời khuyên của người xưa cho ta là nên nói ít đi nhưng lại khuyên ta nên nói nhiều khi chia sẻ điều khôn ngoan với người hác.  Chia sẻ điều khôn ngoan với tất cả người chung quanh ta, ở nhà cũng như nơi ta làm việc là điều nên làm.

- Luôn luôn nói lên điều thật.  Nếu nói dối là điều ngu dại thì nói sự thật lại là điều khôn ngoan.  Nó làm nền tảng cho uy tín để ta có thể tạo dựng nên đời mình và danh tiếng của mình.  Nó chứng tỏ cho người bạn đời, con cái, bạn bè, chủ nhân, đồng nghiệp và khách hàng của ta là họ có thể tin cậy vào ta.

- Những gì ta nói, cách ta nói ra như thế nào có thể làm thay đổi cuộc đời của người khác.  Ở đây là chỉ về mọi mặt: về  sự trao đổi lời nói, gịong nói, cử chỉ và nét mặt, tính khí của ta lúc đó, sự đúng lúc và tất cả những biểu hiện không lời trong lời phát biểu của ta.

Thành Lacey

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.