Hôm nay,  

Biển Đông Năm 2019 Sóng Gió

02/01/201900:00:00(Xem: 2176)
BIỂN ĐÔNG -- Tình hình Biển Đông năm 2019 có vẻ sẽ có nhiều bất ngờ...

Báo Đất Việt nêu câu hỏi: Anh sẽ xây dựng căn cứ quân sự mới ở Biển Đông?

Bản tin nói, Singapore, Brunei cũng như Guyana hay Montserrat ở Caribbean có thể trở thành địa điểm lập các căn cứ quân sự mới của nước Anh.

Trả lời phỏng vấn tờ Telegraph, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Wiliamson cho biết, nước này dự định lập hai căn cứ mới ở Đông Nam Á và vùng Caribbean sau khi rời khỏi EU.

"Tôi cũng đang nghiên cứu kỹ vấn đề làm thế nào để tăng số lượng tài nguyên căn cứ tiền phương của chúng tôi, tạo ra yếu tố răn đe và đảm bảo sự hiện diện của Anh. Chúng tôi xem xét cơ hội như vậy không chỉ ở Viễn Đông, mà cả ở khu vực Caribbean", Bộ trưởng nói.

Telegraph dẫn nguồn từ giới thân cận với ông Williamson cho hay, Singapore hay Brunei ở Biển Đông, cũng như Guyana hay Montserrat ở Caribbean có thể trở thành địa điểm lập các căn cứ mới.

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận về Biển Đông: Dự thảo COC cho thấy Việt Nam cứng rắn với Trung Quốc.

Một văn bản dự thảo đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), vừa được Reuters loan báo, cho thấy Hà Nội không chấp nhận hàng loạt đòi hỏi về chủ quyền của Bắc Kinh tại vùng biển này. Giới quan sát dự đoán các đàm phán về COC giữa khối ASEAN và Trung Quốc trong năm tới sẽ rất khó khăn.

Reuters, ngày 31/12/2018, cho hay trong văn bản dự thảo COC được dùng để đàm phán, dài 19 trang, Việt Nam yêu cầu các nước tham gia COC khẳng định rõ các yêu sách chủ quyền tại Biển Đông - tuyến đường huyết mạch của giao thương quốc tế - phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Điều này cũng đồng nghĩa với việc Hà Nội phủ nhận đòi hỏi chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh trên Biển Đông, với đường 9 đoạn, thường gọi là đường « lưỡi bò ». Yêu sách vốn đã bị Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye bác bỏ năm 2016, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Trong văn bản nói trên, Việt Nam cũng yêu cầu đưa vào COC điều khoản cấm việc ban hành một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông (ADIZ). Trung Quốc đã từng đơn phương lập ra vùng ADIZ ở biển Hoa Đông, năm 2013, và không loại trừ khả năng lập ADIZ tại Biển Đông. Nếu vùng nhận dạng phòng không được lập ra, phi cơ bay qua vùng này phải thông báo trước vị trí cho chính quyền Trung Quốc. Nhật Bản và Hoa Kỳ không công nhận vùng ADIZ của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông.

Một đòi hỏi khác của Hà Nội là COC cần coi là phi pháp một loạt các hoạt động của Trung Quốc trong những năm gần đây ở Biển Đông, như việc bồi đắp đảo nhân tạo, triển khai vũ khí tấn công, trong đó có tên lửa.

RFI ghi rằng nhà nghiên cứu Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông, sống tại Singapore, nhận xét là có nhiều dấu hiệu, đặc biệt là văn bản nói trên, cho thấy trong thời gian sắp tới các đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ rất căng thẳng. Còn nhà nghiên cứu Úc Carl Thayer, chuyên gia về quốc phòng Việt Nam, dự báo Hà Nội chắc chắn sẽ là một bên thương thuyết «cứng rắn», nhưng Việt Nam phải có được sự hậu thuẫn của một số thành viên khác của ASEAN mới đủ để tạo một lập trường chung kiên quyết với Trung Quốc, trong đàm phán COC.

Hiện tại trong dự thảo COC, còn nhiều vấn đề quan trọng đang để ngỏ, như COC sẽ có tính cưỡng chế về mặt pháp lý hay không, hay các bất đồng cần được giải quyết như thế nào, và kể cả phạm vi địa lý chính xác.

Về phía Trung Quốc, trong văn bản nói trên, Bắc Kinh yêu cầu không cho phép các quốc gia bên ngoài tập trận tại Biển Đông, ngoại trừ nếu được tất cả các nước tham gia COC đồng ý. Bắc Kinh cũng muốn hạn chế các dự án khai thác chung giữa các nước ASEAN với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí. Giới chuyên gia cho rằng hai đòi hỏi này sẽ bị một số quốc gia Đông Nam Á phản đối mạnh.

Trong khi đó, trên báo Giáo Dục Việt Nam có bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục, tiên đoán rằng quan hệ Mỹ và Trung Quốc sẽ tác động tới sóng gió Biển Đông.

Chuyên gia họ Trần viết:

“...Quan hệ Mỹ - Trung đã trở thành yếu tố chủ đạo có tác động đến “nhiệt độ” Biển Đông.

Đánh giá về những diễn biến liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình Biển Đông năm 2018, giới quan sát và phân tích hầu như đều có chung một nhận xét:

Biển Đông “nóng” hay “nguội” chủ yếu phụ thuộc vào diễn biến của cuộc tranh chấp địa - chính trị, địa - chiến lược, địa - kinh tế, trên phạm vi toàn cầu mà trực tiếp là trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ....”

Đặc biệt, Tiến sĩ Trần Công Trục nói về một yếu tố làm Bắc Kinh nổi giận:

“Chính quyền Trump đã thông báo một gói bán vũ khí trị giá 1,4 tỷ USD cho Đài Loan vào tháng 6/2017 và sau đó vào tháng 12/2017, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng năm 2018 (và Trump đã ký thành luật)...

...Hiện nay, với việc thông qua Đạo luật đi lại Đài Loan và xét tới những thay đổi nhân sự gần đây, có một khả năng rất thực tế là ở một số thời điểm Trump có thể sử dụng lá bài Đài Loan để mặc cả và buộc Trung Quốc phải có những nhượng bộ trong bàn cờ chiến lược khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Như vậy, có thể thấy rằng, cạnh tranh một mất một còn diễn ra tại các điểm nóng như Biển Đông, biển Hoa Đông, vùng lãnh thổ Đài Loan và bán đảo Triều Tiên giữa Mỹ và Trung Quốc đều liên quan mật thiết với nhau trong tính toán thực hiện chiến lược mới của Mỹ nhằm vào Trung Quốc.

Và, phải chăng đó là yếu tố có tác động giữ cho “nhiệt độ” Biển Đông không quá “nóng” trong suốt một năm qua?”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.