Hôm nay,  

Bộ Tổng Tham Mưu Qlvnch Tuần Cuối Tháng 4/75

22/04/200000:00:00(Xem: 10334)
Sau khi Phan Rang thất thủ vào giữa tháng 4/1975, Cộng quân đã gia tăng áp lực tại mặt trận Long Khánh. Những trận kịch chiến đã diễn ra giữa lực lượng VNCH và CQ tại ngã ba Dầu Giây và thị xã Xuân Lộc. Trong lúc tình hình chiến sự đang sôi động trên nhiều mặt trận thì tại Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Sự ra đi của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH trong tuần lễ cuối cùng của cuộc chiến.
Thể theo lời yêu cầu của nhiều bạn đọc, trong số báo cuối tuần này, VB xin giới thiệu bài lược trình về tình hình tại Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, và một số sự kiện liên quan cuộc diện Việt Nam trong tuần lễ cuối cùng của tháng 4/1975. Phần này được biên soạn dựa theo các cuốn hồi ký của cựu trung tướng Trần Văn Đôn và cựu đại tướng Cao Văn Viên, tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, tài liệu riêng của VB.

* Đại tướng Cao Văn Viên sau ngày Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức
Sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/1975, đại tướng Cao Văn Viên không còn thiết tha với chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, trong khi đó, tân Tổng thống Trần Văn Hương lại muốn bổ nhiệm tướng Viên làm tổng tư lệnh Quân đội với đầy đủ quyền hạn, so với chức vụ Tổng tham mưu trưởng mà tướng Viên đã nắm giữ từ tháng 10/1965. Tướng Viên đã đề nghị với Tổng thống Trần Văn Hương người thay thế ông là trung tướng Đồng Văn Khuyên, lúc đó đang giữ chức Tham mưu trưởng Liên quân kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận. Tướng Khuyên xuất thân khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức năm 1952, được thăng cấp chuẩn tướng vào tháng 6/1968 khi vừa được bổ nhiệm làm tổng cục trưởng Tiếp vận, thăng thiếu tướng tháng 6/1970, thăng trung tướng tháng 11/1973, giữ chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân từ tháng 4/1974.
Trở lại với vấn đề chức vụ Tổng tham mưu trưởng, trong khi chưa tìm ra một người để giao trọng trách tổng chỉ huy Quân đội VNCH trong giai đoạn cam go nhất của lịch sử thì ngày 23 tháng 4/1975. nội các do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ tướng nộp đơn lên Tổng thống Trần Văn Hương xin từ chức. Tổng thống Trần Văn Hương đã yêu cầu Thủ tướng Cẩn và các thành viên nội các tiếp tục xử lý thường vụ cho đến khi có nội các mới được thành lập.

* Chức vụ Tổng tham mưu trưởng trong những ngày cuối cùng:
Để tìm một giải pháp ổn định trước những biến động thời cuộc, ngày 23 tháng 4/1975, một một số tướng lãnh và sĩ quan cao cấp do trung tướng Vĩnh Lộc, nguyên chỉ huy trưởng trường Cao đẳng Quốc phòng, trung tướng Nguyễn Bảo Trị, nguyên chỉ huy trưởng trường Chỉ huy Tham mưu hướng dẫn, đã đến tư dinh của cựu trung tướng Trần Văn Đôn (lúc đó, tướng Đôn là xử lý thường vụ Tổng trưởng bộ Quốc phòng vì nội các Nguyễn Bá Cẩn đã từ chức). Phái đoàn tướng lãnh đề nghị cựu tướng Đôn với chức danh là Tổng trưởng Quốc phòng chỉ định người thay thế đại tướng Cao Văn Viên trong chức vụ Tổng tham mưu trưởng vì theo các vị này, đại tướng Viên không còn thiết tha với quân đội nữa.
Trước đề nghị của một số tướng lãnh, cựu tướng Trần Văn Đôn nói: Tình thế sắp thay đổi, tôi không cần chỉ định ai, tự nhiên cũng có người thay thế. Khi đó, trung tướng Nguyễn Bảo Trị đề nghị: Thôi trung tướng làm Tổng trưởng Quốc phòng kiêm luôn Tổng tham mưu trưởng đi. Cựu tướng Đôn từ chối và nói: Tôi đã về hưu lâu rồi, lâu nay không còn mặc quân phục nữa, nhưng nếu cần tôi cũng có thể đảm nhận vai trò Tổng tham mưu trưởng lúc khó khăn này. Nhưng tôi thấy tình thế biến chuyển quá mau, chưa biết nó sẽ đi tới đâu. Cựu tướng Trần Văn Đôn hỏi lại trung tướng Trị: Vậy thì ai có thể thay thế đại tướng Viên" Trung tướng Trị trả lời: Trung tướng Nguyễn Đức Thắng, gần hai năm nay ông ấy không có làm việc.
Theo lời cựu trung tướng Đôn ghi lại trong hồi ký thì ông biết rõ khả năng của trung tướng Thắng và đã gợi ý nhưng tướng Thắng đã từ chối. Tướng Thắng xuất thân khóa 1 sĩ quan trừ bị Nam Định-Thủ Đức năm 1952, là một trong bốn tiểu đoàn trưởng đầu tiên của binh chủng Pháo binh VNCH. Từ 1960-1969, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng: đầu năm 1961, khi còn ở cấp trung tá, ông được bổ nhiệm giữ chức tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh và chỉ 1 tháng sau, được mang cấp đại tá giả định; đến tháng 10/1962, ông bàn giao chức vụ nói trên cho đại tá Nguyễn Văn Thiệu (1967 là Tổng thống VNCH) và về làm tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh, cuối năm 1962, ông được điều động về Bộ Tổng tham mưu, phụ trách về kế hoạch hành quân; được thăng chuẩn tướng vào tháng 8 năm 1964, thăng thiếu tướng tháng 11/1965 và giữ chức tổng trưởng bộ Xây dựng Nông thôn trong nội các của chính phủ Nguyễn Cao Kỳ (từ 1965-1967), Tổng tham mưu phó đặc trách Địa phương quân Nghĩa quân (tháng 10/1967); cuối tháng 1/1968 được bổ nhiệm làm tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4 (năm 1968), thăng trung tướng vào tháng 5/1968, một tháng sau ông xin thôi giữ chức tư lệnh Quân đoàn, trở lại Bộ Tổng tham mưu giữ chức phụ tá Kế hoạch của Tổng tham mưu trưởng (1969 đến 1972); năm 1973, ông xin nghỉ dài hạn không lương 5 năm để hoàn tất chương trình cử nhân và cao học toán (trước đó ông đã thi đỗ một số chứng chỉ Toán của đại học Khoa học với hạng ưu).


Tại cuộc gặp gỡ nói trên, một số tướng lãnh còn đề nghị với cựu tướng Đôn là nên bắt tất cả những người Mỹ còn lại làm con tin để Mỹ tiếp tục viện trợ giữ miền Nam. Cựu tướng Đôn trả lời với phái đoàn là chuyện đó đã có tin đồn rồi, thế nào Mỹ cũng biết và có kế hoạch đối phó. Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đang chờ ở ngoài khơi sẽ đổ bộ với lực lượng hùng hậu, chừng đó, theo tướng Đôn sẽ có đổ máu và tình thế sẽ rối rắm nguy ngập hơn nữa. Cựu tướng Đôn cũng phân tích là hơn một ngàn người Mỹ còn lại ở Việt Nam muốn nhập với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa để cùng chiến đấu đồng thời thúc đẩy, xoay chuyển dư luận Mỹ yểm trợ cho miền Nam. Cuối cùng cựu tướng Đôn khuyên mọi người là cần phân biệt chính quyền Mỹ và những người Mỹ ở Sài Gòn. Ông nói rằng chính quyền Mỹ ở Sài Gòn chỉ có ông đại sứ đại diện mà thôi, bỏ rơi Việt Nam là chính phủ Mỹ và Quốc hội Mỹ, chứ không phải là những người Mỹ đang ở Sài Gòn, nếu bắt một số người Mỹ ở Sài Gòn làm con tin thì tội nghiệp cho họ và chẳng có ích lợi gì.

* 15 sư đoàn Cộng quân đang bao vây Sài Gòn-Biên Hòa:
Để ổn định tình thế, 6 giờ chiều ngày 23/4/1975, với chức danh là Xử lý thường vụ Tổng trưởng Quốc phòng, cựu tướng Trần Văn Đôn đã họp các tướng lĩnh tại văn phòng Tổng tham mưu trưởng. Tại buổi họp này, cựu tướng Đôn nói: Dù có thương thuyết để đình chiến, chúng ta cũng cố giữ những gì chúng ta có. Cựu tướng Trần Văn Đôn yêu cầu đại tướng Viên, trung tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, sắp xếp lại tuyến phòng thủ để bảo vệ Sài Gòn và đoạn đường từ Sài Gòn.
Cũng tại cuộc họp này, đại tướng Viên đã báo cáo tình hình chiến sự và khả năng phòng ngự của Quân lực VNCH tại khu vực vòng đai thủ đô Sài Gòn và khu vực các tỉnh lân cận. Tướng Viên cho biết lực lượng Cộng quanh chung quanh Sài Gòn và Biên Hòa đã lên đến 15 sư đoàn, trong đó có 1 sư đoàn pháo binh, nhiều lữ đoàn thiết giáp và các đơn vị phòng không sử dụng hỏa tiễn SAM. Bản phân tích tình hình địch do phòng 2 bộ Tổng Tham Mưu trình cho tướng Viên đã đề cập đến khả năng của các sư đoàn chính quy hoạt động thường xuyên tại Vùng 3 (Quân khu 3) và một số sư đoàn ở Vùng 1 như Sư đoàn 324 B và 325, cùng với các sư đoàn ở Vùng 2: F 10, 968 đều nhắm hướng Nam tiến quân, đây là những sư đoàn chủ lực và là lực lượng chính của Cộng quân trong kế hoạch tấn công vào Sài Gòn.
Tính đến ngày 23/4/1975, ngoài các sư đoàn chính quy của CSBV, lực lượng CQ có có các sư đoàn 5, sư đoàn 7, sư đoàn 9 từ lâu là lực lượng trừ bị cũng đang có mặt quanh vòng đai Sài Gòn và Biên Hòa. Bộ tư lệnh Quân đoàn 3, phi trường Biên Hòa đều nằm trong tầm pháo của Cộng quân.

* Nhân sự lãnh đạo VNCH trong những ngày cuối của cuộc chiến:
Cùng với những diễn biến dồn dập về quân sự, những dị biệt và bất đồng về vấn đề nhân sự lãnh đạo miền Nam cũng đang được các nhà hoạt động chính trị bàn thảo ráo riết, trong đó có cả sự tham dự “nhiệt tình” của đại sứ quán Pháp. Một ngày sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, cố vấn chính trị của sứ quán Pháp là ông Brochard đã đến nhà cựu tướng Đôn và cho biết là Pháp có liên lạc với Hà Nội, Cộng sản Bắc Việt cho biết nếu có thương thuyết thì chỉ thương thuyết với ông Dương Văn Minh mà thôi. Ông Brochard nói với tướng Đôn là ông Minh cần sự hợp tác của ông Đôn. Cựu tướng Đôn thoái thác và nói từ lâu ông ta không gặp ông Minh và nếu ông Minh trở thành Quốc trưởng thì ông Đôn không phải là người tiếp xúc với ông Minh.
Trước khi ra về, ông Brochard hỏi cựu tướng Đôn: Ông Minh có thể gọi điện thoại cho ông được không. Cựu tướng Đôn gật đầu. Mười phút sau, ông Dương Văn Minh gọi điện thoại cho cựu tướng Đôn và xin một cuộc hẹn. Mười giờ tối ngày 22/4/1975, cựu tướng Đôn gặp ông Minh. Cựu tướng Đôn hỏi ông Minh:
- Anh có thể thương thuyết với bên kia được không"
- Được, nhưng phải thật lẹ, nếu không chúng ta không có hy vọng.
Ông Minh biết Cộng sản Hà Nội đang chờ ông nắm quyền rồi sẽ thương thuyết. Ông Minh chưa tiếp xúc với ông Hương vì ông Hương không thích ông Minh. Theo tướng Đôn, việc này rất bất lợi nhất là sau khi VNCH bỏ Xuân Lộc. Ông Minh đề nghị tướng Đôn đi gặp đại sứ Mỹ Martin để thuyết phục Tổng thống Trần Văn Hương. Rời nhà ông Minh, ngay trong đêm 22/4/1975, cựu trung tướng Trần Văn Đôn đã đến nhà đại sứ Mỹ Martin dù đã gần 12 giờ khuya. Tướng Đôn kể lại khi ông vừa ngồi xuống trong phòng khách thì sĩ quan tùy viên của đại sứ Hoa Kỳ đến nói nhỏ bên tai ông Martin. Vị đại sứ xin lỗi cựu tướng Đôn, bước vào phòng riêng, khi trở ra ông nói: Có một phi cơ xin phép đáp xuống phi trường Manila, vì bên đó Luật Tân nghi trên phi cơ có Tổng thống Thiệu nên họ điện thoại hỏi thử có đúng không. Hỏi lại thì biết ông ấy còn ở trong Dinh Độc Lập.

Cựu tướng Đôn xin lỗi ông Martin vì tình hình bắt buộc nên phải đến gặp vị đại sứ Hoa Kỳ trong giờ khuya. Sau đó, cựu tướng Đôn trao đổi với ông Marin về ý kiến của ông Dương Văn Minh và yêu cầu đại sứ Martin đề nghị Tổng thống Trần Văn Hương giao quyền cho ông Minh đứng ra thương thuyết với CSBV. Ông Martin hứa với tướng Đôn là sẽ cố thuyết phục Tổng thống Hương. Bấy giờ là 1 giờ sáng ngày 23/4/1975.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.